Quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bọc ống dầu khí việt nam (Trang 85)

9. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty

Căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thường niên của CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam năm 2015 thì:

Trong tương lai gần, các nhiệm vụ trọng tâm được công ty đặt ra là:

- Thứ nhất là: Đẩy mạnh công tác thu hồi vốn tại các dự án bọc ống đã hoàn thành và công tác quyết toán thu hồi vốn tại các dự án có vướng mắc tồn đọng đã lâu.

- Thứ hai là: Bám sát Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tổng công ty Khí Việt Nam để nắm bắt các kế hoạch, tiến độ triển khai tại các dự án lớn đang tạm hoãn để có phương án đề xuất cấp thẩm quyền cho phép được triển khai thi công bọc ống trước ngay khi các dự án có dấu hiệu hồi phục trở lại. Tiếp tục tham gia đấu thầu các dự án có phần việc thi công bọc ống trong và ngoài nước.

- Thứ ba là: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho các công nhân trong lĩnh vực bọc mối nối ống trên biển, bọc chống cháy, bọc bảo ôn giàn công nghệ để có đủ năng lực tham gia đấu thầu thi công các dự án sắp tới của các nhà thầu trong và ngoài nước, khi mà yêu cầu kỹ thuật ngày càng phức tạp.

- Thứ tư là: Tập trung vào công tác tìm kiếm công việc, tham gia chào giá/ đấu thầu tại mảng thi công bọc chống ăn mòn, bọc cách nhiệt, bọc chống cháy trên công trường tại các dự án: nhà máy lọc dầu, nhà máy nhiệt điện, tuyến ống cấp nước, các đường ống công nghệ trên các giàn khai thác của các đối tác. Đây là lĩnh vực mà công ty sẽ chú trọng phát triển trong thời gian sắp tới, để bù cho sản lượng, doanh thu bị giảm sút khi các dự án lớn bị tạm dừng và giãn tiến độ.

- Thứ năm là: Rà soát, sắp xếp lại nhân sự tại các bộ phận sản xuất, khối văn phòng và bố trí công việc phù hợp với năng lực, khả năng chuyên môn.

- Thứ sáu là: Xem xét tuyển các cán bộ có năng lực, chuyên môn cao đáp ứng được các yêu cầu công việc để bổ sung đội ngũ cán bộ chất lượng cho các đơn vị chức năng trong công ty.

- Thứ bảy là: Xây dựng kế hoạch tiền lương hợp lý nhằm đảm bảo thu nhập ổn định cho CBCNV yên tâm công tác.

Trong tương lai xa hơn, mục tiêu phát triển của công ty là:

Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ bọc ống để xây dựng công ty trở thành thương hiệu nhà thầu thi công bọc ống có uy tín trong nước và khu vực Đông Nam Á, làm tiền đề cho việc vươn ra đấu thầu các dự án bọc ống quốc tế.

3.1.2. Những yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý và sử dụng vốn

Công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ngày càng được công ty chú trọng, đề cao, nhất là trong tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới còn nhiều biến động phức tạp. Một số nhiệm vụ chủ yếu được đặt ra cho công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn tại công ty đó là:

- Thứ nhất là: Xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch huy động và sử dụng vốn hợp lý.

- Thứ hai là: Khai thác và sử dụng nguồn vốn hợp lý, linh hoạt, quản lý chặt chẽ chi phí, tránh lãng phí, nhằm giảm thiểu tối đa các hao hụt, thất thoát để đảm bảo giá thành sản phẩm dịch vụ bọc ống có mức hợp lý.

- Thứ ba là: Đổi mới cơ chế quản trị tài chính, nâng cao trình độ quản lý và sử dụng vốn của đội ngũ cán bộ quản trị tài chính.

- Thứ tư là: Có biện pháp phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

- Thứ năm là: Tăng cường công tác quản lý công nợ phải thu,tập trung vào công tác thu hồi tại các dự án đã hoàn thành cũng như các dự án đang bị tồn đọng để tái đầu tư và phục vụ sản xuất các dự án tiếp theo, tránh bị chiếm dụng vốn.

- Thứ sáu là: Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho.

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CTCP BỌC ỐNG DẦU KHÍ VIỆT NAM BỌC ỐNG DẦU KHÍ VIỆT NAM

Trên cơ sở những hạn chế cũng như những nguyên nhân đẫn đến hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam chưa cao trong thời gian qua, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng vốn phục vụ cho mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới cần thực hiện các nhóm giải pháp sau:

3.2.1.Nhóm giải pháp chung

3.2.1.1. Thường xuyên xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch huy động và sử dụng vốn

Trong những năm gần đây, dưới sự kiểm soát của Tổng Công ty, Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo, công ty cũng thường xuyên xây dựng các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Song công tác xây dựng kế hoạch còn chưa sát với thực tế diễn biến thị trường, cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Vì vậy, xây dựng kế hoạch kinh doanh phải căn cứ vào thực tế thực hiện, phân tích và dự báo được những biến động của thị trường dầu thô, khí đốt thế giới và thị trường trong nước, nắm bắt và cập nhật kịp thời tình hình các dự án mới triển khai.

Công tác lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn là biện pháp tài chính cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trên thực tế, kế hoạch huy động và sử dụng vốn được lập chưa cụ thể, chưa chi

tiết theo từng hạng mục ứng với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Kế hoạch huy động và sử dụng vốn trong năm phải được xây dựng trên cơ sở thực tế, bám sát theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm tiếp theo, do đó phải thật chính xác, cụ thể để tạo tiền đề cho công tác sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất. Để đảm bảo các yêu cầu như vậy, khi tiến hành lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn, công ty cần chú ý một số điểm sau:

Trước tiên, cần phải xác định thật chính xác nhu cầu về vốn tối thiểu đáp ứng được mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, theo đúng kế hoạch, không bị gián đoạn. Tuy nhiên, cần nắm bắt diễn biến của thị trường, dự báo nhu cầu tăng đột biến trong những thời điểm thuận lợi của giá dầu trên thị trường. Từ đó có biện pháp huy động vốn phù hợp nhằm đảm bảo đủ vốn, kịp thời, đảm bảo không bị thiếu vốn nhưng cũng tránh dư thừa, đọng vốn gây lãng phí vốn không cần thiết.

Trên cơ sở nhu cầu vốn đã xác định được, công ty cần xây dựng kế hoạch cụ thể về việc huy động vốn, xác định khả năng vốn hiện có, số vốn còn thiếu, tìm phương thức huy động phù hợp với chi phí vốn thấp nhất, đưa ra cơ cấu vốn linh hoạt và tối ưu. Công ty phải chú trọng khai thác triệt để mọi nguồn vốn hiện có, vì nguồn vốn từ bên trong doanh nghiệp luôn có chi phí sử dụng vốn thấp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất, có thể kể đến nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận để lại và quỹ khấu hao tài sản cố định nhằm tái đầu tư. Bên cạnh đó, công ty cũng có thể huy động một số nguồn vốn ngắn hạn cho các nhu cầu trước mắt về vốn lưu động, tận dụng các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán, như: Các khoản tín dụng thương mại (phải trả người bán) chưa đến hạn trả, phải trả người lao động, thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước chưa đến hạn nộp…Các phương thức này sẽ làm giảm đáng kể chi phí huy động vốn, nhưng chỉ mang tính chất tạm thời và công ty cần lưu ý cân bằng giữa nguồn vốn chiếm dụng được và các khoản bị khách hàng chiếm dụng sao cho không bị mất cân đối bất lợi cho phía công ty và có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất kinh

doanh. Ngoài những nguồn vốn ngắn hạn, công ty cần quan tâm đến tìm các nguồn vốn dài hạn, ổn định và lâu dài đảm bảo cho sự tăng trưởng vốn. Trong năm tiếp theo, công ty hiện tạm ngừng xây dựng cơ sở vật chất và đầu tư máy móc thiết bị do các dự án bọc ống của ngành bị giãn tiến độ, nên cần chú trọng bảo toàn nguồn vốn dài hạn, trong trường hợp có phát sinh.

Sau khi lập kế hoạch huy động vốn, công ty cần chủ động sử dụng số vốn đã được lập kế hoạch huy động sao cho đem lại hiệu quả cao nhất. Căn cứ trên kế hoạch kinh doanh và dự báo những biến động của thị trường cũng như dựa vào hoạt động kinh doanh những năm trước và khả năng năm tiếp theo, công ty phải lập kế hoạch phân bổ vốn về mặt số lượng và thời gian một cách cụ thể, chi tiết, sát với thực tế.

Công tác lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn là một công việc phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố chủ quan từ phía Ban lãnh đạo công ty, tình hình biến động thị trường giá dầu, nhu cầu sản xuất của đối tác…Trên thực tế, nhu cầu vốn luôn có những sự biến động, khi thực hiện theo kế hoạch đề ra cũng cần căn cứ vào tình hình thực tế để điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi bất ngờ, nhằm đảm bảo vốn luôn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kết luận lại, việc lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là công tác cần thiết đối với việc quản lý tài chính cũng như công tác quản lý, sử dụng vốn.

3.2.1.2. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Công ty cần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tăng cường tìm kiếm các dự án mới, tham gia đấu thầu các gói thầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại mảng thi công bọc chống ăn mòn, bọc cách nhiệt, bọc chống cháy trên công trường tại các dự án: nhà máy lọc dầu, nhà máy nhiệt điện, tuyến ống cấp nước, các đường ống công nghệ trên các giàn khai thác…Trong thời điểm nền kinh tế còn nhiều khó khăn, giá dầu

thô giảm mạnh so với thời điểm những năm trước, ngoài thế mạnh bọc ống dẫn dầu và dẫn khí đốt cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, việc tích cực tìm kiếm nguồn công việc khác với các đối tác bên ngoài Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam để bù cho phần giá trị sản lượng doanh thu sụt giảm do hầu hết các dự án lớn phải tạm dừng và giãn tiến độ là điều thiết yếu.

Ngoài ra, công ty cũng có thể xem xét để đầu tư vào mảng cho thuê kho bãi, cho thuê thiết bị, phun sơn,…để nhằm tìm kiếm cơ hội, đa dạng hoá dịch vụ. Hoạt động sản xuất kinh doanh có diễn ra liên tục thì đồng vốn mới được tham gia vào quá trình này liên tục, hiệu quả sử dụng vốn mới được nâng cao.

3.2.1.3. Khai thác và sử dụng nguồn vốn hợp lý, quản lý chặt chẽ chi phí

Quản lý chi phí chặt chẽ, sử dụng nguồn vốn hợp lý là điều kiện quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, do đồng vốn là điều kiện đầu tiên của quá trình sản xuất kinh doanh, và trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn phát sinh rất nhiều khoản chi phí. Để quản lý chi phí và sử dụng vốn có hiệu quả, công ty cần quan tâm đến một số vấn đề: Lập dự toán chi phí hằng năm, tính toán trước mọi chi phí phát sinh cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, xây dựng các định mức chi phí cho từng hạng mục một cách chi tiết và phù hợp làm cơ sở cho việc lập dự toán. Trong quá trình lập dự toán và thực hiện cần tiến hành loại bỏ các chi phí không hợp lệ, các chi phí không thật cần thiết, đảm bảo tiết kiệm chi phí, hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao.

3.2.1.4. Đổi mới cơ chế quản trị tài chính, nâng cao trình độ quản lý và sử dụng vốn của đội ngũ cán bộ - công nhân viên công ty

Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, công tác quản lý và tổ chức có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Tình hình tài chính của công ty phụ thuộc rất lớn vào khả năng quản trị tài chính., quản trị tài chính có nhiệm vụ quan trọng là xem xét và lựa chọn cơ cấu vốn tối

ưu sao cho giá trị doanh nghiệp cao nhất và chi phí vốn thấp nhất. Nhiệm vụ của bộ phận quản trị tài chính phức tạp hơn nhiều so với bộ phận kế toán. Hiện nay, theo cơ cấu của CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam, nhiệm vụ quản trị tài chính được giao cho bộ phận kế toán của công ty thực hiện chung trong phòng Tài chính – Kế toán, do một số nghiệp vụ có thể tương đồng, nhưng cần có sự phân biệt rõ nhiệm vụ giữa hai bộ phận này. Nhiệm vụ chính của bộ phận quản trị tài chính bao gồm: dự báo các báo cáo tài chính, giúp Ban lãnh đạo đưa ra các quyết định về chính sách đầu tư, chính sách nguồn vốn, mục tiêu là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Bộ phận kế toán và quản trị tài chính tại công ty hiện tại chưa cần quy mô lớn hơn, nhưng cần phân biệt rõ giữa kế toán quản trị và các phần hành kế toán khác, giúp chuyên môn hoá công việc nhằm đưa lại hiệu quả công việc cao hơn. Bộ phận quản trị tài chính cần phải thực sự am hiểu về lĩnh vực quản trị tài chính cũng như am hiểu thực trạng của công ty để giúp Ban lãnh đạo đưa ra các quyết định tài chính phù hợp với khả năng và định hướng phát triển của công ty. Bên cạnh đó, công ty có thể bồi dưỡng thêm nghiệp vụ quản trị tài chính cho bộ phận kế toán sẵn có tại công ty, nhằm xây dựng được cơ cấu vốn phù hợp với từng thời kỳ kinh doanh và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính.

Ngoài nhu cầu chấn chỉnh cơ cấu quản trị tài chính, công ty cần nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ quản lý cũng như nâng cao trình độ sử dụng vốn của đội ngũ cán bộ. Có những chính sách tuyển dụng công bằng, công khai nhằm thu hút người tài; có những chính sách đãi ngộ nhằm khuyến khích công nhân viên làm việc nhiệt tình và tích cực hơn; đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại, tăng cường công tác đào tạo nội bộ. Đội ngũ nhân viên có nhận thức cao, làm việc hiệu quả thì các phương án sử dụng vốn của Công ty mới phát huy hiệu quả cao nhất.

3.2.1.5. Có biện pháp phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra

Trong hoạt động kinh doanh, có rất nhiều rủi ro không lường trước được, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ví dụ như: nền kinh tế lạm phát, giá cả thị trường tăng cao, lãi suất - tỷ giá biến động….Vì vậy, công ty cần luôn sẵn sàng đối phó với mọi sự biến

động có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm hạn chế những tổn thất xảy ra. Công ty cần có biện pháp phòng ngừa để khi nguồn vốn nói chung và nguồn vốn lưu động nói riêng bị giảm sút cần có ngay nguồn bù đắp để hoạt động sản xuất không bị gián đoạn. Một đề xuất được đưa ra là công ty có thể tham gia bảo hiểm, để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bọc ống dầu khí việt nam (Trang 85)