Căn cứ vào nguồn hình thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bọc ống dầu khí việt nam (Trang 28)

9. Kết cấu của đề tài

1.1.2.2. Căn cứ vào nguồn hình thành

Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn được chia thành vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, bao gồm: vốn điều lệ, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận và các quỹ của doanh nghiệp, vốn tài trợ của Nhà nước, trong đó: (1) Vốn điều lệ, là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp. (2) Vốn tự bổ sung, là vốn do doanh nghiệp tự bổ sung từ nội bộ doanh nghiệp, chủ yếu được lấy từ lợi nhuận để lại của doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức lấy một phần từ quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khấu hao…Vốn chủ sở hữu rất quan trọng, có tính ổn định cao, thể hiện quyền tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn, sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Nợ phải trả: Là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế, bao gồm: (1) Vốn vay, là vốn mà doanh nghiệp có thể vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, các cá nhân hay các đơn vị kinh tế độc lập nhằm tạo lập và tăng thêm nguồn vốn. (2) Vốn chiếm dụng hợp pháp, trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có mối quan hệ thanh toán với các chủ thể kinh tế khác nhau như: Nhà nước, CBCNV, khách hàng, người bán…, từ đó phát sinh tình trạng vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bọc ống dầu khí việt nam (Trang 28)