(2013 -2015) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Giá trị sản lượng (tỷ đồng) 432,69 1.138,90 910,50 260% 70% Tổng doanh thu (tỷ đồng) 533,02 1.005,08 967,65 189% 96%
Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)
58,68 196,54 126,25 335% 64%
Trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước giai đoạn 2013 -2015, tình hình sản xuất kinh doanh của CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam khá ổn định, lợi nhuận sau thuế đạt mức khá cao và ổn định.
2.2. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN TẠI CTCP BỌC ỐNG DẦU KHÍ VIỆT NAM ỐNG DẦU KHÍ VIỆT NAM
2.2.1. Tổng nguồn vốn kinh doanh
So với năm 2013, tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty có diễn biến tăng trong năm 2014, từ hơn 706 nghìn tỷ đồng lên hơn1,120 nghìn tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 58,51%. Nguyên nhân của sự tăng này là do trong năm 2014, cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty đều có mức gia tăng đáng kể; nợ phải trả tăng 70,25% từ 395,953 triệu đồng năm 2013 lên 674,124 triệu đồng; vốn chủ sở hữu tăng 43,55% từ 310,706 triệu đồng năm 2013 lên 446,030 triệu đồng.
Năm 2015, nguồn vốn kinh doanh của công ty lại giảm đi so với năm 2014, từ 1,120,154 triệu đồng xuống còn 699,629 triệu đồng, tương ứng với mức giản 37,54%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do năm 2015, mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu của công ty vẫn tăng 16,14% từ 446,030 triệu đồng lên 518,000 triệu đồng, nhưng do công ty giảm mạnh các khoản nợ phải trả từ 674,124 triệu đồng năm 2014 còn 181,629 triệu đồng năm 2015, tương ứng với mức giảm 73,06%.
Như vậy, có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty diễn biến tăng khá ổn định nhưng các khoản nợ phải trả lại biến động mạnh dẫn đến tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty cũng biến động mạnh. Tuy đến năm 2015, tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn giảm mạnh so với năm 2014 và 2013 nhưng mức biến động của nợ phải trả quá lớn nên vẫn làm cho tổng nguồn vốn biến động mạnh trong giai đoạn này. Trong giai đoạn 2013 - 2015, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất hoặc thậm chí phá sản do bối cảnh kinh tế khó khăn, sự sụt giảm tổng vốn ở năm 2015 so với các năm trước là hiện tượng bình thường, tình trạng phát triển có thu hẹp nhưng chưa đáng lo
ngại. Diễn biến tăng trưởng nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2013 -2015 được thể hiện trong hình 2.1.
Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2013 – 2015 của CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam
Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (2013 – 2015)
Chi tiết số liệu về tình hình nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2013 -2015 được thể hiện trong bảng 2.2:
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của Công ty năm 2013 -2015
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Mức tăng/giảm 2014 so với 2013 Mức tăng/ giảm 2015 so với 2014 1. Nợ phải trả 395.953 674.124 181.629 70,25% -73,06% Vay và nợ ngắn hạn 80.751 100.602 24.868 24,58% -75,28% Phải trả người bán 52.047 89.149 14.948 71,29% -83,23% Người mua trả tiền trước 60.066 287.096 377,97% -100%
706,659 1,120,154 699,629 395,953 674,124 181,629 310,706 446,030 518,000 - 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
4.478 12.029 2.606 168,62% -78,34%
Phải trả người lao động 3.533 7.911 10.663 123,92% 34,79% Chi phí phải trả 5.782 19.049 7.074 229,45% -62,86% Các khoản phải trả, phải
nộp ngắn hạn khác
5.702 19.138 10.718 235,64% -44,00%
Quỹ khen thưởng, phúc lợi 643 9.607 3.301 -98,51% -65,64% Dự phòng phải trả ngắn hạn 41.382 53.165 28,47% Vay và nợ dài hạn 100.870 29.751 5.627 -70,51% -81,09% Dự phòng phải trả dài hạn 82.081 58.410 48.659 -28,84% -16,69% 2. Vốn chủ sở hữu 310.706 446.030 518.000 43,55% 16,14% Vốn điều lệ 216.000 216.000 216.000 0% 0% Thặng dư vốn cổ phần 9.850 9.850 9.850 0% 0% Quỹ đầu tư phát triển 750 16.882 42.133 -97,75% 149,57% Quỹ dự phòng tài chính 5.946
Lợi nhuận chưa phân phối 78.160 203.298 250.017 160,10% 22,98%
3. Tổng nguồn vốn 706.659 1.120.154 699.629 58,51% --37,54%
4. Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn
56,03% 60,18% 25,96% 7,41% -56,86%
phải trả
6. Nợ dài hạn / Nợ phải trả
46,21% 13,08% 29,89% -71,70% 128,55%
Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (2013 – 2015)
2.2.2. Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
Từ bảng 2.2, có thể thấy, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng ngày càng tăng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Năm 2013, vốn chủ sở hữu của công ty chiếm khoảng 43,97%; năm 2014 tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 39,82%; năm 2015 tỷ lệ này là 74,04% tổng nguồn vốn. Giá trị vốn chủ sở hữu cũng tăng qua các năm: Năm 2013, vốn chủ sở hữu là 310,706 triệu đồng; năm 2014 là 446,030 triệu đồng và năm 2015 là 518,000 triệu đồng. Nợ phải trả của công ty lại có sự biến động mạnh: Năm 2013, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn là 56,03%, năm 2014 là 60,18%, đến năm 2015 tỷ lệ này chỉ còn 25,96%. Giá trị nợ phải trả cũng biến động mạnh: năm 2013 nợ phải trả là 395,953 triệu đồng; năm 2014 nợ phải trả tăng 70,25% lên đến 674,124 triệu đồng; đến năm 2015 nợ phải trả giảm 73,06% còn 181,629 triệu đồng. Điều này cho thấy xu hướng của công ty là gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm các khoản nợ phải trả.
Nợ phải trả của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn. Năm 2013, nợ ngắn hạn chiếm 53,79% tổng nợ phải trả; năm 2014 tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nợ phải trả là 86,92%; đến năm 2015 tỷ lệ này là 70,11%. Tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ phải trả có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Qua các năm, vay và nợ ngắn hạn và phải trả người bán vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nợ ngắn hạn. Năm 2013 và 2014, giá trị người mua trả tiền trước lớn và chiếm chủ yếu trong nợ ngắn hạn. Nhưng đến năm 2015, bối cảnh kinh tế khó khăn, công ty gia tăng khoản dự phòng phải trả ngắn hạn, lên đến hơn 41,75% nợ ngắn hạn. Công ty có xu hướng giảm tỷ trọng nợ dài hạn qua các năm. Năm 2013, nợ dài hạn chiếm 46,21% tổng nợ phải trả; năm 2014 tỷ trọng nợ dài hạn trên
tổng nợ phải trả là 13,08%; đến năm 2015 tỷ lệ này là 29,89%. Trong nợ dài hạn, năm 2013, vay và nợ dài hạn chiếm chủ yếu với giá trị là 100,870 triệu đồng; nhưng sang đến các năm 2014 và 2015, giá trị vay và nợ dài hạn giảm xuống còn 29,751 triệu đồng năm 2014 và 5,627 năm 2015; bên cạnh đó, dự phòng phải trả dài hạn giảm từ 82,081 triệu đồng năm 2013 lên 58,410 triệu đồng năm 2014 và giảm còn 48,658 triệu đồng năm 2015. Điều này có thể giải thích là do bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, giá dầu thô giảm không phanh, nên Công ty tập trung trả bớt nợ vay dài hạn ngân hàng mà không vay thêm để giảm bớt áp lực tài chính, bên cạnh đó giữ giá trị dự phòng dài hạn ở một mức ổn định, đảm bảo tài chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn trước mắt.
Cơ cấu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong tổng vốn của Công ty giai đoạn 2013 -2015 được thể hiện trong hình 2.2, 2.3 và 2.4.
Hình 2.2: Tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên tổng vốn năm 2013
Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (2013 – 2015)
56.03% 43.97%
Hình 2.3: Tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên tổng vốn năm 2014
Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (2013 – 2015)
Hình 2.4: Tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên tổng vốn năm 2015
Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (2013 – 2015)
60.18% 39.82% Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu 25.96% 74.04% Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
2.2.3. Các hình thức huy động vốn
Về hình thức huy động vốn, từ bảng 2.2, có thể thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn cổ phần, công ty huy động chủ yếu thông qua hình thức phát hành cổ phiếu với 21,599,998 cổ phiếu niêm yết đang lưu hành. Công ty bắt đầu niêm yết cổ phiếu trên sàn Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội vào ngày 24/12/2013 với mã chứng khoán PVB. Tính đến 31/12/2015, cổ phần của công ty có 52,94% là do Tổng công ty Khí Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nắm giữ; 47,06% là cổ phần do các cổ đông khác nắm giữ.
Nguồn huy động vốn thứ hai của công ty là vay nợ. Trong giai đoạn 2013 – 2015, công ty không chủ trương mở rộng các khoản vay dài hạn mà chỉ trả dần, giảm khoản nợ dài hạn từ 100,870 triệu đồng (năm 2013) xuống 29,751 triệu đồng (năm 2014) và 5,627 triệu đồng (năm 2015). Các khoản vay và nợ ngắn hạn thường được giải ngân để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, nợ vay ngắn hạn tăng từ 80,751 triệu đồng (năm 2013) lên 100,602 triệu đồng (năm 2014) để phục vụ sản xuất gia tăng và giảm còn 24,868 triệu đồng (năm 2015) do bối cảnh kinh tế chung toàn ngành khó khăn, phải thu hẹp sản xuất.
Nguồn huy động vốn thứ ba của công ty là sử dụng các khoản nợ không mất chi phí, hay còn gọi là các khoản chiếm dụng vốn hợp lý như: các khoản phải trả người bán chưa đến hạn trả, người mua trả tiền trước,…Trong năm 2013 và 2014, công ty tận dụng được khoản người mua trả tiền trước khá lớn ( năm 2013 là 60,066 triệu đồng và 2014 là 287,096 triệu đồng), đến năm 2015, công ty lại chủ yếu tận dụng khoản phải trả người bán (14,948 triệu đồng). Tận dụng được các nguồn vốn không mất chi phí này giúp công ty giảm gánh nặng chi phí nhưng nếu công ty không sử dụng một cách thận trọng thì có thể gây mất khả năng thanh toán.
2.2.4. Cơ cấu nguồn vốn
Vốn lưu động của công ty có diễn biến tăng trong năm 2014 và giảm trong năm 2015. Năm 2014, vốn lưu động tăng từ 363,790 triệu đồng lên 917,695 triệu đồng,
tương ứng với mức tăng 152,26% so với năm 2013. Năm 2015, vốn lưu động giảm từ 917,695 triệu đồng xuống 573,151 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 37,54%. Vốn lưu động có diễn biến cùng chiều với tổng nguồn vốn qua các năm trong giai đoạn 2013 -2015, điều này có thể lý giải do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mở rộng trong năm 2014 và giảm nhẹ trong năm 2013 nên nhu cầu vốn lưu động cũng vì thế mà tăng trong năm 2014 và giảm trong năm 2015.
Giai đoạn 2013 -2015, trong vốn lưu động của công ty, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất và tỷ trọng này tăng dần qua các năm: chiếm 35,23% vào năm 2013; chiếm 48,32% vào năm 2014; chiếm 66,40% vào năm 2015. Chiếm tỷ trọng lớn tiếp theo là hàng tồn kho, tỷ trọng giảm dần là 32,26% năm 2013; 31,62% năm 2014 và 15,75% năm 2015. Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn thứ ba và cũng có xu hướng giảm dần qua các năm: 22,28% năm 2013; 19,67% năm 2014 và 16,22% năm 2015.
Tỷ trọng vốn lưu động trên tổng nguồn vốn tăng vào năm 2014 và giữ ở mức ổn định trong năm 2015. Năm 2013, vốn lưu động chiểm 51,48% trên tổng nguồn vốn; năm 2014, tỷ trọng này tăng 59,14% lên thành 81,93% và giữ ổn định ở năm 2015. Điều này là do năm 2014 so với 2013, mức tăng vốn lưu động quá cao so với mức tăng của tổng nguồn vốn dẫn đến tỷ trọng vốn lưu động trong tổng nguồn vốn cũng tăng cao. Sang đến năm 2015, mức giảm của vốn lưu động bằng với mức giảm của tổng nguồn vốn, dẫn tới tỷ trọng vốn lưu động giữ ở mức ổn định, hầu như không xê dịch.
Các số liệu thể hiện vốn lưu động tại công ty trong giai đoạn 2013 – 2015 được trình bày ở bảng 2.3.
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn lưu động công ty giai đoạn 2013 -2015 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Mức tăng/ giảm 2014 so với 2013 Mức tăng/ giảm 2015 so với 2014 Tổng nguồn vốn 706.659 1.120.154 699.629 58,51% -37,54% Tài sản ngắn hạn 363.790 917.695 573.151 152,26% -37,54% Tiền và các khoản
tương đương tiền 81.068 180.535 92.946 122,70% -48,52% Các khoản phải thu
ngắn hạn 128.166 443.448 380.552 246,00% -14,18% Hàng tồn kho 117.375 290.215 90.258 147,25% -68,90% Tài sản ngắn hạn
khác 37.181 3.497 9.395 -90,59% 168,66%
Tỷ trọng VLĐ 51,48% 81,93% 81,92% 59,14% 0,00%
Nguồn: Bảng số liệu được tính toán từ Báo cáo tài chính năm 2013 -2015
Xét về vốn cố định, các số liệu thể hiện vốn cố định tại công ty trong giai đoạn 2013 – 2015 được minh họa ở bảng 2.4.
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn cố định công ty giai đoạn 2013 -2015 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Mức tăng/ giảm 2014 so với 2013 Mức tăng/ giảm 2015 so với 2014 Tài sản dài hạn 342.869 202.459 126.479 -40,95% -37,53% TSCĐ 338.505 193.897 118.377 -42,72% -38,95% TSCĐ hữu hình 338.505 193.897 117.431 -42,72% -39,44% Nguyên giá 570.371 585.135 592.628 2,59% 1,28%
Giá trị hao mòn luỹ kế (231.866) (391.238) (475.197) 68,73% 21,46%
TSCĐ vô hình 0 0 946
Nguyên giá 269 269 1485 0,00% 452,04%
Giá trị hao mòn luỹ kế (269) (269) (539) 0,00% 100,37%
Chi phí xây dựng cơ
bản dở dang 0 0 5.944
Tài sản dài hạn khác 4.363 8.562 2.158 96,24% -74,80%
Chi phí trả trước dài
hạn 4.363 6.586 2.158 50,95% -67,23%
Tài sản thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại 0 1.976 0
Tổng nguồn vốn 706.659 1.120.154 699.629 58,51% -37,54% Tỷ trọng vốn cố định 48,52% 18,07% 18,08% -62,75% 0,02%
Nguồn: Bảng số liệu được tính toán từ Báo cáo tài chính năm 2013 -2015
Vốn cố định của công ty có xu hướng giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2013 – 2015. Năm 2014, vốn cố định giảm từ 342,869 triệu đồng năm 2013 xuống
202,459 triệu đồng năm 2014 với mức giảm 40,95%. Năm 2015, vốn cố định tiếp tục giảm xuống còn 126,479 triệu đồng, tương đương 37,53% so với năm 2014. Nguyên nhân dẫn đến giảm vốn cố định là do tài sản cố định giảm đều qua các năm; mà tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn cố định, chiếm 98,73% năm 2013, 95,77% năm 2014 và 93,59% năm 2015.
Tỷ trọng vốn cố định trên tổng nguồn vốn đang có xu hướng giảm dần. Năm 2013, tỷ trọng này là 48,52% thì sang năm 2014, tỷ trọng này là 18,07% và giữ ổn định ở mức 18,08% năm 2015. Nguyên nhân của sự giảm tỷ trọng vốn cố định là trong năm 2014, vốn cố định giảm trong khi tổng nguồn vốn tăng; đến năm 2015, vốn cố định giảm với mức giảm xấp xỉ mức giảm của tổng nguồn vốn. Điều này có thể cho thấy, công ty không chủ trương mở rộng xây dựng cơ sở hạ tầng và trang bị thêm máy móc thiết bị, không chủ trương gia tăng nguồn vốn cố định trong giai đoạn 2013 – 2015.
2.2.5. Khả năng thanh toán
Trải qua các lần tăng vốn, vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng lên nhiều so với giai đoạn mới thành lập, khó khăn về tài chính đã được khắc phục. Cùng với hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định, vốn chủ sở hữu tăng đi kèm với giảm vốn vay, tỷ số nợ của công ty đã giảm đáng kể, cuối năm 2015, tỷ số nợ được giữ ở mức thấp trong khi khả năng thanh toán giữ ơ mức cao. Tỷ số nợ năm 2013 là 25,70%; năm 2014 là 11,64% và năm 2015 là 4,36%. Hệ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh đều ở mức tương đối chấp nhận được và tăng cao năm 2015: năm 2013 lần lượt là 1,708 và