Tốc độ tăng hiệu quả sử dụng vốn và cải thiện chỉ số thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bọc ống dầu khí việt nam (Trang 78)

Chỉ tiêu 2013 2015 Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2013 - 2015 Hiệu quả sử dụng vốn 75,43% 138,31% 83,36% Tỷ suất sinh lời VLĐ 0,161 0,220 36,65% Tỷ suất sinh lời VCĐ 0,171 0,998 483,63% Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 1,708 4,501 163,52% Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,982 3,718 278,62%

Nguồn: Số liệu được tính toán từ Báo cáo tài chính 2013 - 2015

2.5.2. Những hạn chế tồn tại

Mặc dù trong giai đoạn 2013 – 2015, công ty đã đạt được một số kết quả tích cực nhất định trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn, song vẫn còn một số điểm hạn chế, ít được chú trọng. Cụ thể là:

2.5.2.1. Công tác thu hồi công nợ chưa thực sự hiệu quả

Qua các năm từ 2013 -2015, các khoản nợ phải thu tăng cao trong năm 2014 và giảm nhẹ năm 2015, tuy nhiên giá trị các khoản phải thu còn quá lớn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tỷ trọng các khoản công nợ phải thu khách hàng trên tổng vốn lưu động năm 2013 -2015 lần lượt là 35,23%; 48,32% và 66,40%. Diễn biến cùng chiều với giá trị các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân cũng tăng cao trong năm 2014 và giảm nhẹ năm 2015, song kỳ thu tiền bình quân vẫn còn quá dài. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động và chứng tỏ công tác quản lý nợ phải thu chưa thật sự hiệu quả.

Bảng 2.21: Đánh giá khả năng thu hồi công nợ giai đoạn 2013 -2015

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Vốn lưu động 363.790 917.695 573.151

Các khoản phải thu ngắn hạn 128.166 443.448 380.552 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 86,563 158,835 141,579

Nguồn: Bảng số liệu được tính toán từ Báo cáo tài chính năm 2013 -2015

2.5.2.2. Công tác quản lý hàng tồn kho chưa hiệu quả

Đến năm 2015, khi công ty thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, khối lượng hàng tồn kho – chủ yếu là nguyên vật liệu vẫn còn giá trị rất lớn, điều này chứng tỏ công tác quản lý hàng tồn kho của công ty còn nhiều vấn đề. Năm 2014, công ty đang trên đà sản xuất một số dự án lớn có trị giá hàng nghìn Đô la Mỹ, kéo dài sang năm 2015. Khi kết thúc năm 2015, công ty đã hoàn thành hết các dự án dang dở và kế hoạch năm 2016 thu hẹp sản xuất kinh doanh do tình hình kinh tế thế giới biến động, giá dầu thô sụt giảm nghiêm trọng, nhưng nhìn vào bảng 2.22 bên dưới ta thấy giá trị hàng tồn kho là nguyên vật liệu còn lại quá lớn. Điều này cho thấy công tác kế hoạch, dự toán, mua sắm nguyên vật liệu cho các dự án còn chưa sát sao, quá lãng phí, dẫn tới hàng tồn kho quá lớn, vốn dư thừa bị ứ đọng, mặc dù thời gian luân chuyển hàng tồn kho giai đoạn này đã được cải thiện đáng kể.

Bảng 2.22: Chi tiết hàng tồn kho giai đoạn 2013 -2015

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Hàng đang đi đường 28.783 22.488

Nguyên vật liệu 71.784 71.531 93.281

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 12.094 193.943

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (2.533) (2.710) (7.331) Giá trị thuần có thể thực hiện của hàng

tồn kho

117.375 292.925 97.588

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013 -2015

2.5.2.3. Nguy cơ sụt giảm ROS, ROA

Năm 2015, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, doanh thu và lợi nhuận Công ty giảm sút. Năm 2016 và một vài năm sau, dự báo thị trường dầu khí sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nữa, doanh thu và lợi nhuận có thể sẽ tiếp tục giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh dự báo sẽ bị ngưng trệ trong một vài năm gần kề.

Qua phân tích Dupont, có thể thấy một trong những nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm ROE năm 2015 của công ty là sự sụt giảm của ROS. ROS được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu thuần. Năm 2015, lợi nhuận sau thuế giảm 35,76%, lớn hơn gấp nhiều lần so với mức giảm doanh thu là 3,72%. Điều này cho thấy chi phí năm 2015 giảm không tương xứng với mức giảm doanh thu, chi phí năm 2015 lớn và các nguồn vốn chưa được sử dụng tiết kiệm. Nếu ROS tiếp tục có sự sụt giảm ở các năm tiếp theo sẽ kéo theo sự sụt giảm tiếp tục của ROE, thậm chí là cả ROA. Doanh nghiệp cần hết sức lưu ý đến vấn đề này.

2.5.2.4. Chưa tận dụng được đòn bẩy tài chính

Trong năm 2014 và 2015, vay nợ ngân hàng của công ty có xu hướng giảm, mặc dù lãi suất giải ngân trong giai đoạn này rất hợp lý, công ty nên cân nhắc để tận dụng nguồn vốn này hơn nữa.

2.5.3. Nguyên nhân

2.5.3.1 Nguyên nhân khách quan

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - chính trị thế giới bất ổn, chiến tranh khu vực Trung Đông, Mỹ gây sức ép lên các nước xuất khẩu dầu thô trên thế giới

bằng cách bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô vào những ngày cuối năm 2014, giá dầu thế giới liên tục giảm, gây ảnh hưởng rất lớn đến giá dầu Việt Nam. Nhiều dự án trong ngành dầu khí bị dừng và giãn tiến độ. Các đối tác của công ty, như Liên doanh dầu khí Việt Nga – Vietsovpetro, cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình hình kinh tế bất ổn kéo theo khó khăn chung cho toàn ngành, điều này đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị giảm sút về cả mặt sản lượng, doanh thu cũng như lợi nhuận. Dự báo tình hình sẽ xấu đi nhiều trong những năm 2016 -2017. Bên cạnh nhiều khó khăn, thách thức như vậy, công ty còn chịu sự cạnh tranh rất lớn của các nhà thầu nước ngoài từ Malaysia, Trung Quốc...

Kể từ khi hình thành thị trường, giá dầu thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn biến động. Từ giữa năm 2014, giá dầu thô sụt giảm mạnh xuống dưới ngưỡng 50 USD/ thùng sau 3 năm ổn định ở mức 90-110 USD/ thùng. Các phiên giao dịch cuối năm 2014 và trong năm 2015, giá dầu thô xuống dưới mức 40 USD/ thùng.

Giá dầu thô thế giới giảm đã làm ảnh hưởng đến sản lượng, doanh thu và lợi nhuận của ngành dầu khí Việt Nam nói chung, tiêu biểu là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam), đơn vị chủ quản của công ty. Tình hình sản xuất kinh doanh của tập đoàn giai đoạn 2013 – 2015 được thể hiện tóm tắt trong bảng 2.23 dưới đây:

Bảng 2.23: Kết quả sản xuất kinh doanh của PetroVietNam 2013 - 2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Doanh thu hợp nhất (nghìn tỷ đồng) 390 366 311 Đóng góp của PetroVietnam trong GDP quốc gia (%) 24.3 9.3 7.4 Đóng góp của PetroVietnam trong ngân sách (%) 24.1 23.3 13 Đóng góp của thu từ dầu thô trong thu ngân sách (%) 12.1 12.1 7.1 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dầu thô quốc gia (%) 7.21 4.79 2.34

Xét trong giai đoạn 2013 – 2015, càng về giai đoạn sau, các chi phí đầu vào của doanh nghiệp càng tăng cao, do chủ yếu các nguyên liệu chính đều được nhập về từ nước ngoài, tình hình tỷ giá lại biến động không ngừng, kéo theo sự gia tăng chi phí sản xuất, lợi nhuận bị kém đi.

Điều này làm tốc độ tăng hiệu quả sử dụng vốn bị giảm xuống. Nhưng do năm 2015, công ty vẫn còn tiếp tục sản xuất những dự án trước nên doanh thu vẫn có tốc độ tăng trưởng lớn hơn sự sụt giảm của lợi nhuận, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn tuy có bị ảnh hưởng nhưng vẫn tăng. Một số số liệu thực tế tại công ty, đơn giá một số nguyên vật liệu chính:

Bảng 2.24: Giá tham khảo một số nguyên vật liệu bọc ống chính

Nguyên vật liệu chính (nhập khẩu)

(USD/kg) 2013 2014

2015

Polyethylene Adhesive LE851P 3.5 3.9 4.2

Valspar Pipeclad 2000 Slowgel 5.9 6.5 6.8

Valspar Pipeclad Hot 120 12.7 13.1 13.3

Nguồn: CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam

2.5.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan gây nên một số hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn là năng lực quản trị của công ty tuy đã được cải thiện nhiều theo hướng tích cực hơn nhưng vẫn còn một số điểm hạn chế:

- Công ty quá chú trọng đội ngũ cán bộ công nhận kỹ thuật mà chưa phát huy hết vai trò của đội ngũ kế toán và quản trị tài chính, chưa có một bộ phận quản trị tài chính riêng biệt, thật sự am hiểu các kiến thức tài chính và thực tiễn tại công ty.

- Các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch huy động vốn tuy có được lập nhưng vẫn còn sơ sài, còn mang tính chất đối phó, chưa giúp ích nhiều cho công tác quản trị.

- Kiểm soát chi phí còn chưa chặt chẽ, khiến cho doanh thu và lợi nhuận không tương xứng.

- Công tác quản lý các khoản nợ phải thu còn chưa hiệu quả. Các đối tác của công ty tuy là các công ty trong cùng ngành, cùng Tập đoàn, chính sách tín dụng thương mại của công ty còn chưa hợp lý, quá lỏng lẻo. Công ty chưa có những động thái linh hoạt, mềm dẻo kết hợp với những động thái dứt khoát trong công tác thu hồi công nợ. Công ty đã thực hiện phân loại nợ để theo dõi và quản lý nhưng chưa có những biện pháp rõ ràng để giải quyết triệt để công nợ.

- Công tác quản lý hàng tồn kho cũng còn nhiều vấn đề đáng lưu tâm, hàng tồn kho là nguyên vật liệu quá lớn, dư thừa mà công ty chưa đặt ra những biện pháp xử lý. Hạn chế này là do khi lập kế hoạch nguyên vật liệu cho từng dự án, công ty chưa bám sát vào thực tế, chưa có tính toán cụ thể và chi tiết, chưa quản lý được công tác mua sắm hàng hoá, chưa có biện pháp bảo quản nguyên vật liệu dư thừa còn dùng được cho dự án khác và thanh lý các nguyên vật liệu hư hỏng.

- Các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động huy động và sử dụng vốn còn chưa được chú trọng.

- Dịch vụ của công ty chưa thật sự đa dạng, công ty chưa tìm được hướng đi mới, tận dụng được thế mạnh của mình như tiến hành bọc ống cho các nhà máy điện, nhà máy nước, các dịch vụ thí nghiệm liên quan đến ngành chính, cung cấp vật tư sơn phun….

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2013 -2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những mặt tích cực trong hiệu quả sử dụng vốn tại công ty bao gồm: Công ty đã sử dụng vốn tương đối hiệu quả, giữ sản lượng và doanh thu ở mức chấp nhận được, tình hình sản xuất kinh doanh có thể nói là ổn định, lợi nhuận tương đối cao, quản lý chi phí tương đối hiệu quả mặc dù tình hình kinh tế chung gặp rất nhiều khó khăn; vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng qua các năm phản ánh được hiệu quả huy động vốn của công ty cũng có xu hướng tốt lên qua các năm; công ty đã có những biện pháp tận dụng triệt để nguồn vốn, tăng hiệu quả sử dụng tổng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định, cải thiện được các chỉ số thanh toán Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiệu quả sử dụng vốn tại công ty còn tồn tại những hạn chế, yếu kém như: Công tác thu hồi công nợ còn yếu, công tác quản lý hàng tồn kho chưa thực sự hiệu quả, nguy cơ sụt giảm ROS….

Về nguyên nhân, qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong giai đoạn 2013 – 2015 cùng với kết quả khảo sát cho thấy các nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong thời gian quachưa cao bao gồm: Ngoài yếu tố nền kinh tế chung gặp nhiều khó khăn thì còn có một số yếu tố chủ quan như: đội ngũ kế toán và quản trị tài chính chưa thật sự chuyên nghiệp, chưa có một bộ phận quản trị tài chính riêng biệt; các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch huy động chưa giúp ích nhiều cho công tác quản trị; kiểm soát chi phí còn chưa chặt chẽ; các biện pháp thu hồi công nợ chưa đem lại hiệu quả; hàng tồn kho là nguyên vật liệu quá lớn, dư thừa chưa có những biện pháp xử lý; các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động huy động và sử dụng vốn còn chưa được chú trọng.

Đây là những cơ sở để luận văn xây dựng các nhóm giải pháp và khuyến nghị chính sách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam trong chương 3.

CHƯƠNG 3:

NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CTCP BỌC ỐNG DẦU KHÍ VIỆT NAM

Nhìn từ thực trạng sử dụng vốn tại CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam, đến chương 3, tác giả đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tác giả đi từ quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty đến các kiến nghị nhằm giải quyết những hạn chế còn tồn tại, phát huy những điểm đã đạt được.

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CTCP BỌC ỐNG DẦU KHÍ VIỆT NAM (2016 - 2020) CTCP BỌC ỐNG DẦU KHÍ VIỆT NAM (2016 - 2020)

3.1.1. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty

Căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thường niên của CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam năm 2015 thì:

Trong tương lai gần, các nhiệm vụ trọng tâm được công ty đặt ra là:

- Thứ nhất là: Đẩy mạnh công tác thu hồi vốn tại các dự án bọc ống đã hoàn thành và công tác quyết toán thu hồi vốn tại các dự án có vướng mắc tồn đọng đã lâu.

- Thứ hai là: Bám sát Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tổng công ty Khí Việt Nam để nắm bắt các kế hoạch, tiến độ triển khai tại các dự án lớn đang tạm hoãn để có phương án đề xuất cấp thẩm quyền cho phép được triển khai thi công bọc ống trước ngay khi các dự án có dấu hiệu hồi phục trở lại. Tiếp tục tham gia đấu thầu các dự án có phần việc thi công bọc ống trong và ngoài nước.

- Thứ ba là: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho các công nhân trong lĩnh vực bọc mối nối ống trên biển, bọc chống cháy, bọc bảo ôn giàn công nghệ để có đủ năng lực tham gia đấu thầu thi công các dự án sắp tới của các nhà thầu trong và ngoài nước, khi mà yêu cầu kỹ thuật ngày càng phức tạp.

- Thứ tư là: Tập trung vào công tác tìm kiếm công việc, tham gia chào giá/ đấu thầu tại mảng thi công bọc chống ăn mòn, bọc cách nhiệt, bọc chống cháy trên công trường tại các dự án: nhà máy lọc dầu, nhà máy nhiệt điện, tuyến ống cấp nước, các đường ống công nghệ trên các giàn khai thác của các đối tác. Đây là lĩnh vực mà công ty sẽ chú trọng phát triển trong thời gian sắp tới, để bù cho sản lượng, doanh thu bị giảm sút khi các dự án lớn bị tạm dừng và giãn tiến độ.

- Thứ năm là: Rà soát, sắp xếp lại nhân sự tại các bộ phận sản xuất, khối văn phòng và bố trí công việc phù hợp với năng lực, khả năng chuyên môn.

- Thứ sáu là: Xem xét tuyển các cán bộ có năng lực, chuyên môn cao đáp ứng được các yêu cầu công việc để bổ sung đội ngũ cán bộ chất lượng cho các đơn vị chức năng trong công ty.

- Thứ bảy là: Xây dựng kế hoạch tiền lương hợp lý nhằm đảm bảo thu nhập ổn định cho CBCNV yên tâm công tác.

Trong tương lai xa hơn, mục tiêu phát triển của công ty là:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bọc ống dầu khí việt nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)