Kết quả sản xuất kinh doanh của PetroVietnam 2013 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bọc ống dầu khí việt nam (Trang 81)

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Doanh thu hợp nhất (nghìn tỷ đồng) 390 366 311 Đóng góp của PetroVietnam trong GDP quốc gia (%) 24.3 9.3 7.4 Đóng góp của PetroVietnam trong ngân sách (%) 24.1 23.3 13 Đóng góp của thu từ dầu thô trong thu ngân sách (%) 12.1 12.1 7.1 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dầu thô quốc gia (%) 7.21 4.79 2.34

Xét trong giai đoạn 2013 – 2015, càng về giai đoạn sau, các chi phí đầu vào của doanh nghiệp càng tăng cao, do chủ yếu các nguyên liệu chính đều được nhập về từ nước ngoài, tình hình tỷ giá lại biến động không ngừng, kéo theo sự gia tăng chi phí sản xuất, lợi nhuận bị kém đi.

Điều này làm tốc độ tăng hiệu quả sử dụng vốn bị giảm xuống. Nhưng do năm 2015, công ty vẫn còn tiếp tục sản xuất những dự án trước nên doanh thu vẫn có tốc độ tăng trưởng lớn hơn sự sụt giảm của lợi nhuận, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn tuy có bị ảnh hưởng nhưng vẫn tăng. Một số số liệu thực tế tại công ty, đơn giá một số nguyên vật liệu chính:

Bảng 2.24: Giá tham khảo một số nguyên vật liệu bọc ống chính

Nguyên vật liệu chính (nhập khẩu)

(USD/kg) 2013 2014

2015

Polyethylene Adhesive LE851P 3.5 3.9 4.2

Valspar Pipeclad 2000 Slowgel 5.9 6.5 6.8

Valspar Pipeclad Hot 120 12.7 13.1 13.3

Nguồn: CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam

2.5.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan gây nên một số hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn là năng lực quản trị của công ty tuy đã được cải thiện nhiều theo hướng tích cực hơn nhưng vẫn còn một số điểm hạn chế:

- Công ty quá chú trọng đội ngũ cán bộ công nhận kỹ thuật mà chưa phát huy hết vai trò của đội ngũ kế toán và quản trị tài chính, chưa có một bộ phận quản trị tài chính riêng biệt, thật sự am hiểu các kiến thức tài chính và thực tiễn tại công ty.

- Các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch huy động vốn tuy có được lập nhưng vẫn còn sơ sài, còn mang tính chất đối phó, chưa giúp ích nhiều cho công tác quản trị.

- Kiểm soát chi phí còn chưa chặt chẽ, khiến cho doanh thu và lợi nhuận không tương xứng.

- Công tác quản lý các khoản nợ phải thu còn chưa hiệu quả. Các đối tác của công ty tuy là các công ty trong cùng ngành, cùng Tập đoàn, chính sách tín dụng thương mại của công ty còn chưa hợp lý, quá lỏng lẻo. Công ty chưa có những động thái linh hoạt, mềm dẻo kết hợp với những động thái dứt khoát trong công tác thu hồi công nợ. Công ty đã thực hiện phân loại nợ để theo dõi và quản lý nhưng chưa có những biện pháp rõ ràng để giải quyết triệt để công nợ.

- Công tác quản lý hàng tồn kho cũng còn nhiều vấn đề đáng lưu tâm, hàng tồn kho là nguyên vật liệu quá lớn, dư thừa mà công ty chưa đặt ra những biện pháp xử lý. Hạn chế này là do khi lập kế hoạch nguyên vật liệu cho từng dự án, công ty chưa bám sát vào thực tế, chưa có tính toán cụ thể và chi tiết, chưa quản lý được công tác mua sắm hàng hoá, chưa có biện pháp bảo quản nguyên vật liệu dư thừa còn dùng được cho dự án khác và thanh lý các nguyên vật liệu hư hỏng.

- Các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động huy động và sử dụng vốn còn chưa được chú trọng.

- Dịch vụ của công ty chưa thật sự đa dạng, công ty chưa tìm được hướng đi mới, tận dụng được thế mạnh của mình như tiến hành bọc ống cho các nhà máy điện, nhà máy nước, các dịch vụ thí nghiệm liên quan đến ngành chính, cung cấp vật tư sơn phun….

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2013 -2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những mặt tích cực trong hiệu quả sử dụng vốn tại công ty bao gồm: Công ty đã sử dụng vốn tương đối hiệu quả, giữ sản lượng và doanh thu ở mức chấp nhận được, tình hình sản xuất kinh doanh có thể nói là ổn định, lợi nhuận tương đối cao, quản lý chi phí tương đối hiệu quả mặc dù tình hình kinh tế chung gặp rất nhiều khó khăn; vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng qua các năm phản ánh được hiệu quả huy động vốn của công ty cũng có xu hướng tốt lên qua các năm; công ty đã có những biện pháp tận dụng triệt để nguồn vốn, tăng hiệu quả sử dụng tổng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định, cải thiện được các chỉ số thanh toán Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiệu quả sử dụng vốn tại công ty còn tồn tại những hạn chế, yếu kém như: Công tác thu hồi công nợ còn yếu, công tác quản lý hàng tồn kho chưa thực sự hiệu quả, nguy cơ sụt giảm ROS….

Về nguyên nhân, qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong giai đoạn 2013 – 2015 cùng với kết quả khảo sát cho thấy các nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong thời gian quachưa cao bao gồm: Ngoài yếu tố nền kinh tế chung gặp nhiều khó khăn thì còn có một số yếu tố chủ quan như: đội ngũ kế toán và quản trị tài chính chưa thật sự chuyên nghiệp, chưa có một bộ phận quản trị tài chính riêng biệt; các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch huy động chưa giúp ích nhiều cho công tác quản trị; kiểm soát chi phí còn chưa chặt chẽ; các biện pháp thu hồi công nợ chưa đem lại hiệu quả; hàng tồn kho là nguyên vật liệu quá lớn, dư thừa chưa có những biện pháp xử lý; các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động huy động và sử dụng vốn còn chưa được chú trọng.

Đây là những cơ sở để luận văn xây dựng các nhóm giải pháp và khuyến nghị chính sách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam trong chương 3.

CHƯƠNG 3:

NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CTCP BỌC ỐNG DẦU KHÍ VIỆT NAM

Nhìn từ thực trạng sử dụng vốn tại CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam, đến chương 3, tác giả đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tác giả đi từ quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty đến các kiến nghị nhằm giải quyết những hạn chế còn tồn tại, phát huy những điểm đã đạt được.

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CTCP BỌC ỐNG DẦU KHÍ VIỆT NAM (2016 - 2020) CTCP BỌC ỐNG DẦU KHÍ VIỆT NAM (2016 - 2020)

3.1.1. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty

Căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thường niên của CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam năm 2015 thì:

Trong tương lai gần, các nhiệm vụ trọng tâm được công ty đặt ra là:

- Thứ nhất là: Đẩy mạnh công tác thu hồi vốn tại các dự án bọc ống đã hoàn thành và công tác quyết toán thu hồi vốn tại các dự án có vướng mắc tồn đọng đã lâu.

- Thứ hai là: Bám sát Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tổng công ty Khí Việt Nam để nắm bắt các kế hoạch, tiến độ triển khai tại các dự án lớn đang tạm hoãn để có phương án đề xuất cấp thẩm quyền cho phép được triển khai thi công bọc ống trước ngay khi các dự án có dấu hiệu hồi phục trở lại. Tiếp tục tham gia đấu thầu các dự án có phần việc thi công bọc ống trong và ngoài nước.

- Thứ ba là: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho các công nhân trong lĩnh vực bọc mối nối ống trên biển, bọc chống cháy, bọc bảo ôn giàn công nghệ để có đủ năng lực tham gia đấu thầu thi công các dự án sắp tới của các nhà thầu trong và ngoài nước, khi mà yêu cầu kỹ thuật ngày càng phức tạp.

- Thứ tư là: Tập trung vào công tác tìm kiếm công việc, tham gia chào giá/ đấu thầu tại mảng thi công bọc chống ăn mòn, bọc cách nhiệt, bọc chống cháy trên công trường tại các dự án: nhà máy lọc dầu, nhà máy nhiệt điện, tuyến ống cấp nước, các đường ống công nghệ trên các giàn khai thác của các đối tác. Đây là lĩnh vực mà công ty sẽ chú trọng phát triển trong thời gian sắp tới, để bù cho sản lượng, doanh thu bị giảm sút khi các dự án lớn bị tạm dừng và giãn tiến độ.

- Thứ năm là: Rà soát, sắp xếp lại nhân sự tại các bộ phận sản xuất, khối văn phòng và bố trí công việc phù hợp với năng lực, khả năng chuyên môn.

- Thứ sáu là: Xem xét tuyển các cán bộ có năng lực, chuyên môn cao đáp ứng được các yêu cầu công việc để bổ sung đội ngũ cán bộ chất lượng cho các đơn vị chức năng trong công ty.

- Thứ bảy là: Xây dựng kế hoạch tiền lương hợp lý nhằm đảm bảo thu nhập ổn định cho CBCNV yên tâm công tác.

Trong tương lai xa hơn, mục tiêu phát triển của công ty là:

Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ bọc ống để xây dựng công ty trở thành thương hiệu nhà thầu thi công bọc ống có uy tín trong nước và khu vực Đông Nam Á, làm tiền đề cho việc vươn ra đấu thầu các dự án bọc ống quốc tế.

3.1.2. Những yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý và sử dụng vốn

Công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ngày càng được công ty chú trọng, đề cao, nhất là trong tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới còn nhiều biến động phức tạp. Một số nhiệm vụ chủ yếu được đặt ra cho công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn tại công ty đó là:

- Thứ nhất là: Xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch huy động và sử dụng vốn hợp lý.

- Thứ hai là: Khai thác và sử dụng nguồn vốn hợp lý, linh hoạt, quản lý chặt chẽ chi phí, tránh lãng phí, nhằm giảm thiểu tối đa các hao hụt, thất thoát để đảm bảo giá thành sản phẩm dịch vụ bọc ống có mức hợp lý.

- Thứ ba là: Đổi mới cơ chế quản trị tài chính, nâng cao trình độ quản lý và sử dụng vốn của đội ngũ cán bộ quản trị tài chính.

- Thứ tư là: Có biện pháp phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

- Thứ năm là: Tăng cường công tác quản lý công nợ phải thu,tập trung vào công tác thu hồi tại các dự án đã hoàn thành cũng như các dự án đang bị tồn đọng để tái đầu tư và phục vụ sản xuất các dự án tiếp theo, tránh bị chiếm dụng vốn.

- Thứ sáu là: Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho.

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CTCP BỌC ỐNG DẦU KHÍ VIỆT NAM BỌC ỐNG DẦU KHÍ VIỆT NAM

Trên cơ sở những hạn chế cũng như những nguyên nhân đẫn đến hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam chưa cao trong thời gian qua, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng vốn phục vụ cho mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới cần thực hiện các nhóm giải pháp sau:

3.2.1.Nhóm giải pháp chung

3.2.1.1. Thường xuyên xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch huy động và sử dụng vốn

Trong những năm gần đây, dưới sự kiểm soát của Tổng Công ty, Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo, công ty cũng thường xuyên xây dựng các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Song công tác xây dựng kế hoạch còn chưa sát với thực tế diễn biến thị trường, cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Vì vậy, xây dựng kế hoạch kinh doanh phải căn cứ vào thực tế thực hiện, phân tích và dự báo được những biến động của thị trường dầu thô, khí đốt thế giới và thị trường trong nước, nắm bắt và cập nhật kịp thời tình hình các dự án mới triển khai.

Công tác lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn là biện pháp tài chính cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trên thực tế, kế hoạch huy động và sử dụng vốn được lập chưa cụ thể, chưa chi

tiết theo từng hạng mục ứng với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Kế hoạch huy động và sử dụng vốn trong năm phải được xây dựng trên cơ sở thực tế, bám sát theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm tiếp theo, do đó phải thật chính xác, cụ thể để tạo tiền đề cho công tác sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất. Để đảm bảo các yêu cầu như vậy, khi tiến hành lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn, công ty cần chú ý một số điểm sau:

Trước tiên, cần phải xác định thật chính xác nhu cầu về vốn tối thiểu đáp ứng được mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, theo đúng kế hoạch, không bị gián đoạn. Tuy nhiên, cần nắm bắt diễn biến của thị trường, dự báo nhu cầu tăng đột biến trong những thời điểm thuận lợi của giá dầu trên thị trường. Từ đó có biện pháp huy động vốn phù hợp nhằm đảm bảo đủ vốn, kịp thời, đảm bảo không bị thiếu vốn nhưng cũng tránh dư thừa, đọng vốn gây lãng phí vốn không cần thiết.

Trên cơ sở nhu cầu vốn đã xác định được, công ty cần xây dựng kế hoạch cụ thể về việc huy động vốn, xác định khả năng vốn hiện có, số vốn còn thiếu, tìm phương thức huy động phù hợp với chi phí vốn thấp nhất, đưa ra cơ cấu vốn linh hoạt và tối ưu. Công ty phải chú trọng khai thác triệt để mọi nguồn vốn hiện có, vì nguồn vốn từ bên trong doanh nghiệp luôn có chi phí sử dụng vốn thấp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất, có thể kể đến nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận để lại và quỹ khấu hao tài sản cố định nhằm tái đầu tư. Bên cạnh đó, công ty cũng có thể huy động một số nguồn vốn ngắn hạn cho các nhu cầu trước mắt về vốn lưu động, tận dụng các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán, như: Các khoản tín dụng thương mại (phải trả người bán) chưa đến hạn trả, phải trả người lao động, thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước chưa đến hạn nộp…Các phương thức này sẽ làm giảm đáng kể chi phí huy động vốn, nhưng chỉ mang tính chất tạm thời và công ty cần lưu ý cân bằng giữa nguồn vốn chiếm dụng được và các khoản bị khách hàng chiếm dụng sao cho không bị mất cân đối bất lợi cho phía công ty và có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất kinh

doanh. Ngoài những nguồn vốn ngắn hạn, công ty cần quan tâm đến tìm các nguồn vốn dài hạn, ổn định và lâu dài đảm bảo cho sự tăng trưởng vốn. Trong năm tiếp theo, công ty hiện tạm ngừng xây dựng cơ sở vật chất và đầu tư máy móc thiết bị do các dự án bọc ống của ngành bị giãn tiến độ, nên cần chú trọng bảo toàn nguồn vốn dài hạn, trong trường hợp có phát sinh.

Sau khi lập kế hoạch huy động vốn, công ty cần chủ động sử dụng số vốn đã được lập kế hoạch huy động sao cho đem lại hiệu quả cao nhất. Căn cứ trên kế hoạch kinh doanh và dự báo những biến động của thị trường cũng như dựa vào hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bọc ống dầu khí việt nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)