BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bọc ống dầu khí việt nam (Trang 41 - 45)

Hình 2.5 : Diễn biến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

9. Kết cấu của đề tài

1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

DỤNG VỐN TẠI CÁC QUỐC GIA

1.3.1. Kinh nghiệm tại Trung Quốc

Theo Võ Đại Lược – 1997, Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc so sánh với Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội:

Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn qua sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp tại Trung Quốc. Trung Quốc dựa trên những luận điểm của chủ nghĩa Mác để điều hành cổ phần hoá doanh nghiệp, coi công ty cổ phần là giải pháp nâng cao sức

Quốc tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp theo thứ tự doanh nghiệp nhỏ trước, quy mô lớn sau, gắn với hình thành tập đoàn công ty cổ phần. Trong khi sắp xếp lại các doanh nghiệp nhỏ, Trung Quốc coi trọng hình thức chuyển một phần sở hữu nhà nước thành kinh tế hợp tác sở hữu của tập thể công nhân viên chức. Trung Quốc coi trọng hình thức công ty cổ phần mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp lớn, ngành trụ cột.

1.3.2. Kinh nghiệm tại Singapore

Theo Hoàng Trần Hậu - 2012, Nghiên cứu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn Nhà nước trong các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam:

Chính phủ Singapore đã thành lập các công ty đầu tư tài chính nhà nước để thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu và quản lý phần vốn thuộc sở hữu của Chính phủ tại các doanh nghiệp như: Temasek Holding Limited, Health Corporation of Singapore….Temasek là tổ chức kinh doanh vốn đầu tư nhà nước hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp. Temasek được Chính phủ Singapore cấp vốn để đầu tư vào các doanh nghiệp khác. Việc cấp vốn cho hai doanh nghiệp này được thực hiện thông qua Bộ Tài chính trên cơ sở dự toán đầu tư vốn đã được Quốc hội phê chuẩn. Ngoài đặc điểm là tập đoàn do Nhà nước đầu tư vốn, Temasek hoạt động như một tập đoàn tư nhân và được khẳng định là một nhà đầu tư và một cổ đông năng động. Những ưu thế về thể chế pháp trị minh bạch, cơ chế thị trường hiện đại, cộng với tính kỹ trị và tính chuyên nghiệp cao, đã tạo điều kiện cho Temasek phát triển, uy tín ngày càng cao trong cộng đồng kinh doanh và tài chính, không chỉ trong nước mà còn vươn ra toàn cầu. Phương thức đầu tư của Temasek chủ yếu thông qua mua cổ phần các công ty kinh doanh dựa trên tầm nhìn, năng lực thẩm định và kỹ năng giao dịch đàm phán chuyên sâu. Tổng danh mục vốn đầu tư của Temasek liên tục tăng. 31% số vốn được đầu tư tại Singapore, 41% tại các nước châu Á (riêng Trung Quốc là 25%) và 28% là tại các khu vực khác trên toàn thế giới.

Từ kinh nghiệm trong huy động, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại các doanh nghiệp ở các nước nói trên, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

- Nhà nước đóng vai trò phát triển thị trường tài chính là tạo cơ hội cho doanh nghiệp có thêm sự lựa chọn, đa dạng hoá nguồn tài trợ, giảm thiểu rủi ro tài chính cho doanh nghiệp.

- Đẩy nhanh quá trình thoái vốn, giảm vốn Nhà nước trên cơ sở lộ trình hội nhập WTO, tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp và giảm sức ép về vốn cho ngân sách Nhà nước.

- Giảm dần sự can thiệp quá sâu của Chính phủ, tạo điều kiện hơn cho doanh nghiệp trong việc huy động và tái cơ cấu nguồn vốn.

- Về quản trị doanh nghiệp: Cần tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm giải trình của các thành viên trong hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, ban kiểm soát của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hoá các lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, trong chương này, luận văn đã trình bày các tiêu chí trong đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.

Về vốn của doanh nghiệp, mặc dù có nhiều quan điểm khi đề cập đến phạm trù này, tuy nhiên, với đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận văn xem xét vốn dưới hình thái tiền tệ, trên cơ sở đó, tiếp cận về các căn cứ trong phân loại, xem xét vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Về hiệu quả sử dụng vốn và tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, nghiên cứu đã xác định rõ nội dung về hiệu quả sử dụng vốn, qua đó, tổng hợp các nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn như: hiệu quả sử dụng tổng vốn, hiệu quản sử dụng vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn lưu động, mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng vốn và các chỉ tiêu tài chính. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra các nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Luận văn cũng đã nêu ra một số kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp quốc tế, rút ra bài học cho CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam.

Các nội dung được trình bày trong chương 1 là cơ sở lý luận cho những phân tích, đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam sẽ được thực hiện trong chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CTCP BỌC ỐNG DẦU KHÍ VIỆT NAM

Căn cứ vào lý thuyết đã hệ thống hóa ở chương 1, chương 2 tác giả sẽ nghiên cứu, phân tích cụ thể tình hình sử dụng vốn tại CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam, dựa trên dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Đầu tiên là giới thiệu về công ty, tiếp theo là phân tích tình hình vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty giai đoạn 2013 – 2015, cuối cùng là đánh giá chung, xác định nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bọc ống dầu khí việt nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)