9. Kết cấu của đề tài
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn
Theo PGS.TS. Vũ Duy Hào – PGS.TS. Đàm Văn Huệ (2009, Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Giao thông vận tải): Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời tối đa với chi phí thấp nhất.
Hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, cơ cấu vốn, vòng quay VLĐ…Nó phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thực hiện sản xuất kinh doanh, kết quả thu được càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu khách quan để tăng thêm lợi nhuận, cũng chính là để bảo toàn và phát triển vốn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn đề cao tính an toàn tài chính, đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động vốn, khả năng thanh toán, đảm bảo doanh nghiệp có đủ tiềm lực khắc phục những khó khăn, rủi ro trong kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị
trường: đáp ứng nhu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm,…Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp tăng giá trị tài sản chủ sở hữu và đạt các mục tiêu khác như nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của CBCNV, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, tạo sự phát triển cho doanh nghiệp và các nhanh liên quan đồng thời tăng khoản đóng góp cho nhà nước. Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không những mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và xã hội. Do đó, các doanh nghiệp cần có biện pháp chủ động khai thác triệt để tài sản hiện có, thu hồi nhanh vốn đầu tư tài sản, tăng vòng quay vốn nhằm sử dụng tiết kiệm vốn, tăng doanh thu để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Việc nâng cao hoạt động sử dụng vốn phải đảm bảo các điều kiện sau:
Phải khai thác các nguồn lực một cách triệt để, không để nguồn vốn nhàn rỗi, lãng phí.
Sử dụng vốn tiết kiệm, tránh lãng phí, xác định thời điểm, quy mô sử dụng vốn nhằm đem lại hiệu quả cao nhất và chi phí thấp nhất.
Không sử dụng vốn sai mục đích, thất thoát do buông lỏng quản lý.
Doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục khuyết điểm và phát huy ưu điểm; phải có chiến lược sản xuất kinh doanh, có kế hoạch phân bổ sử dụng vốn hợp lý và luôn huy động thêm vốn dể mở rộng quy mô sản xuất và lĩnh vực hoạt động.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn
Hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ tiêu đo lường sau:
Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (Return On Investment - ROI): Chỉ tiêu tỷ suất hoàn
nghiệp, không phân biệt vốn đầu tư hình thành từ nguồn nào, cho thấy một đồng vốn đầu tư vào tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
ROI = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Tổng vốn bình quân
ROI là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn khách quan và có thể được dùng để so sánh khả năng sinh lời của vốn đầu tư ở các doanh nghiệp khác nhau.
ROI = EBIT
Doanh thu x Tổng vốn bình quânDoanh thu
EBIT / Doanh thu: phản ánh hiệu quả tiết kiệm chi phí hoạt động của doanh nghiệp, chịu ảnh hưởng bởi đòn bẩy hoạt động của doanh nghiệp. Ở mức doanh thu càng cao, khả năng gia tăng lợi nhuận hoạt động càng cao, bởi vì lúc này phần doanh thu tăng lên chỉ dùng để bù đắp phần chi phí biến đổi gia tăng tương ứng và phần còn lại là lợi nhuận tăng thêm. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên doanh thu cao có nghĩa là doanh nghiệp có tỷ lệ tăng chi phí thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu hoặc tỷ lệ giảm chi phí lớn hơn tỷ lệ giảm doanh thu. Tuy nhiên, khi phân tích tỷ suất này cần cẩn trọng, vì sự gia tăng tỷ số này có thể mang lại từ những chính sách không tốt, như giảm chi phí khấu hao do giảm đầu tư máy móc hoặc giảm tỷ lệ khấu hao, giảm chi phí quảng cáo có khả năng ảnh hưởng đến doanh thu tương lai.
Hệ số vòng quay vốn = Doanh thu / Tổng vốn bình quân: cho thấy hiệu quả của việc tiết kiệm vốn. Hệ số vòng quay vốn cao thể hiện doanh nghiệp có thể tạo ra được nhiều doanh thu hơn trên một đồng vốn đầu tư.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return On Assets – ROA): Chỉ tiêu ROA đo
lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn (tài sản) để tạo ralợi nhuận sau khi đã trừ thuế, không phân biệt vốn chủ sở hữu hay vốn vay.
ROA= Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu ROA phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng để những người đi vay hoặc cho vay cân nhắc liệu xem doanh nghiệp có thể tạo ra mức sinh lời cao hơn chi phí sử dụng nợ không, là cơ sở để chủ sở hữu đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và ra quyết định huy động vốn. ROA có ý nghĩa tương tự ROI nhưng là suất sinh lời trên tổng vốn sau thuế, còn ROI là suất sinh lời trên tổng vốn trước thuế.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (Return On Equity – ROE): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu vào doanh nghiệp đem lại cho chủ sở hữu bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
ROE có liên quan đến chi phí lãi vay, liên quan đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, vì vậy nó là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của chủ sở hữu dưới tác động của đòn bẩy tài chính.
1.2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Tỷ suất sinh lợi vốn lưu động
Tỷ suất sinh lợi VLĐ =Lợi nhuận sau thuế VLĐ bình quân
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi VLĐ cho biết mỗi đồng VLĐ của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Số vòng quay VLĐ (Hiệu suất sử dụng VLĐ)
Số vòng quay VLĐ = Doanh thu VLĐ bình quân
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VLĐ hay số vòng quay VLĐ cho biết VLĐ quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Tốc độ luân chuyển VLĐ càng nhanh, nhu cầu về vốn càng được giải quyết nhanh, hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao.
Hàm lượng vốn lưu động
Hàm lượng VLĐ= VLĐ bình quân Tổng doanh thu
Hàm lượng VLĐ cho biết để có một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng VLĐ. Hệ số này càng nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Chỉ tiêu này cao hay thấp cũng được đánh giá ở các ngành khác nhau. Đối với ngành công nghiệp nhẹ thì hàm lượng VLĐ rất cao, đối với ngành công nghiệp nặng thì hàm lượng VLĐ thấp.
Thời gian một vòng quay vốn lưu động
Thời gian một vòng quay VLĐ= Số ngày trong năm Số vòng quay VLĐ
Chỉ tiêu này cho biết thời gian bình quân của một vòng quay VLĐ trong kỳ. Thời gian của một vòng quay VLĐ càng nhỏ càng tốt, chứng tỏ tốc độ luân chuyển VLĐ của doanh nghiệp nhanh, thời gian luân chuyển được rút ngắn, hiệu quả sử dụng vốn cao.
1.2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Tỷ suất sinh lợi vốn cố định
Tỷ suất sinh lợi VCĐ = Lợi nhuận sau thuế VCĐ bình quân
Chỉ tiêu này cho thấy mỗi đồng VCĐ của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu VCĐ bình quân
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ phản ảnh mỗi đồng VCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Hàm lượng VCĐ = VCĐ bình quân Doanh thu
Chỉ tiêu hàm lượng VCĐ cho biết để có một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng VCĐ. Hệ số này càng nhỏ, số VCĐ tiết kiệm được càng nhiều, hiệu quả sử dụng VCĐ càng cao.
1.2.3.4. Một số chỉ tiêu khác
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành =Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán hiện hành phải lớn hơn 1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành càng cao thông thường khả năng thanh toán sẽ được đảm bảo tốt nhưng đồng thời thể hiện khả năng linh hoạt về nguồn vốn của doanh nghiệp bị hạn chế. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 thể hiện công ty bị mất cân bằng trong cơ cấu tài chính, rủi ro thanh toán cao, công ty đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư tài sản dài hạn. Những biện pháp cơ bản để cải thiện chỉ tiêu này phải nhằm vào việc gia tăng nguồn vốn ổn định (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) thay cho các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán hiện hành chỉ phản ánh một cách khái quát khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Vì có thể tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn nợ ngắn hạn nhưng không thể đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn nếu tài sản này luân chuyển chậm hoặc không luân chuyển, ví dụ như tồn kho không tiêu thụ được hoặc các khoản phải thu không thu được tiền.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
TSLĐ−Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn = Tiền+Đầu tư ngắn hạn+Khoản phải thuNợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng doanh nghiệp có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn đến mức độ nào căn cứ vào những tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hoá thành tiền nhanh nhất. Ở Việt Nam hiện nay, khi xác định chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nhanh chỉ tính ở phần tử số bao gồm tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, không bao gồm các khoản phải thu vì tính thanh khoản của các khoản phải thu ở Việt Nam rất thấp, do nghiệp vụ mua bán nợ và chiết khấu thương phiếu chưa phát triển.
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân = Bình quân các khoản phải thu Doanh thu bình quân một ngày
Kỳ thu tiền bình quân là thời gian trung bình để doanh nghiệp thu được tiền bán hàng được xác định trên toàn bộ doanh thu, còn được gọi là số ngày thu tiền bán hàng trung bình trong kỳ phân tích. Kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp chưa thể có kết luận chính xác là khả năng thu tiền của doanh nghiệp tốt hay chưa tốt mà còn phải xem lại mục tiêu chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp nhằm mở rộng thị trường và gia tăng doanh thu. Thời gian thu tiền bán hàng nhanh, thời gian luân chuyển vốn lưu động sẽ được rút ngắn, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được vốn, vốn luân chuyển nhanh, khả năng chuyển hoá thành tiền tốt sẽ đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán.
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện thông qua chỉ tiêu hệ số vòng quay hàng tồn kho hoặc số ngày luân chuyển hàng tồn kho (số ngày tồn đọng hàng tồn kho).
Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Tồn kho bình quân
Thời gian luân chuyển hàng tồn kho = Tồn kho bình quân
Giá vốn hàng bán bình quân một ngày Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng thể hiện doanh nghiệp hoạt động tốt, gia tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Lượng hàng hoá tồn kho được giải phóng nhanh sẽ rút ngắn thời gian luân chuyển vốn và tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn (đòn bẩy tài chính)
Đòn bẩy tài chính thể hiện qua cơ cấu nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho tài sản. Đòn bẩy tài chính được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau, thông thường là các chỉ tiêu sau:
Tỷ số nợ
Tỷ số nợ = Tổng nợ Tổng vốn
Chỉ tiêu này cho thấy nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn của doanh nghiệp.
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu nàycho thấy nợ bằng bao nhiêu lần so với vốn chủ sở hữu.
Hệ số đòn bẩy tài chính
Hệ số đòn bẩy tài chính = Tổng vốn Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho thấy tổng vốn doanh nghiệp đang sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh bằng bao nhiêu lần so với vốn chủ sở hữu.Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính: Dựa vào các chỉ tiêu của đòn bẩy tài chính, cho thấy đòn bẩy tài chính đo lường sự đóng góp vốn của chủ sở hữu so với tổng vốn mà doanh nghiệp sử dụng.
1.2.3.5. Mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng vốn và các chỉ tiêu tài chính
Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại một doanh nghiệp, ngoài việc xem xét riêng biệt diễn biến từng chỉ tiêu, chúng ta còn phân tích mối liên hệ giữa hiệu quả sử
dụng vốn và các chỉ tiêu tài chính bằng phương pháp Dupont. Đây là công cụ đơn giản nhưng có hiệu quả khái quát được toàn bộ các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp.
Để phân tích những yếu tố tác động đến ROA, thường tách ROA làm hai thành phần như sau:
Đẳng thức Dupont thứ nhất:
ROA = Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân= Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần x Tổng tài sản bình quânDoanh thu thuần ROA = Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) x Vòng quay tổng tài sản.
Theo đẳng thức Dupont thứ nhất,ROA phụ thuộc vào ROS và vòng quay tổng tài sản. Để tăng ROA có thể tăng ROS hoặc tăng vòng quay tổng tài sản. Để tăng ROS phải tăng lợi nhuận bằng cách gia tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu, cắt giảm chi phí một cách hợp lý. Để tăng vòng quay tổng tài sản cần phải tăng hiệu quả sử dụng từng tài sản, tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán và xúc tiến bán hàng, tạo nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có.
Đẳng thức Dupont thứ hai:
ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân ROE = Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân x Tổng tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân ROE = ROA x Hệ số đòn bẩy tài chính
Theo đẳng thức Dupont thứ hai, ROE phụ thuộc vào ROA và hệ số đòn bẩy tài chính. Để tăng ROE, có thể sử dụng biện pháp tăng ROA hoặc tăng hệ số đòn bẩy tài chính. Để tăng ROA, có thể sử dụng như đẳng thức Dupont thứ nhất. Để hệ số đòn bẩy