.2Vận dụng công cụ quyền chọn trong phòng ngừa rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Vận dụng công cụ phái sinh quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM CP Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 29)

Giả dụ, một công ty có khoản vay 5 năm theo lãi suất thả nổi, lãi suất đi vay là Libor 6 tháng, lãi suất hiện hành là 6%năm, lo ngại lãi suất Libor sẽ tăng lên. Công ty muốn mua bảo hiểm chống lại tình trạng lãi suất tăng lên vượt quá 7% năm. Công ty đã mua của một đơn vị tài chính mức trần lãi suất 7% trong 5 năm. Đơn vị tài chính đảm bảo rằng lãi suất thả nổi mà công ty phải trả không vượt quá 7%năm, mức vượt hơn 7% sẽ được đơn vị tài chính thanh toán. Mức 7% ở đây được hiểu là mức trần lãi suất.

Trong giao dịch trên, nếu lãi suất thị trường không tăng quá 7% thì công ty tài chính sẽ có lãi, số lãi này chính bằng phí bán quyền chọn. Nhưng ngược lại, cty tài chính sẽ lỗ. Còn đối với nhà đầu tư, nếu lãi suất thị trường biến động dưới 7%năm thì nhà đầu tư bị lỗ, mức lỗ tối đa bằng phí mua quyền chọn. Nếu lãi suất

tăng lên 7%năm thì nhà đầu tư sẽ có lãi, lãi suất càng tăng cao thì mức thu lợi của nhà đầu tư càng lớn.

Một minh họa khác về vận dụng quyền chọn lãi suất trần-sàn.

Một ngân hàng vừa nhận được một khoản tín dụng 100.000USD trên thị trường tiền tệ có thể ký hợp đồng quyền chọn lãi suất trần – sàn nằm trong khoảng 5-7%năm với một công ty tài chính. Nếu lãi suất thị trường vượt quá 7%năm thì công ty tài chính sẽ thanh toán cho khoản chi phí lãi tăng thêm. Nếu lãi suất giảm xuống dưới 5% năm thì ngân hàng thanh toán theo mức lãi suất tối thiểu 5%năm. Trong hợp đồng quyền chọn lãi suất trần-sàn, người mua quyền chọn sẽ phải trả trần phí, đồng thời nhận sàn phí.

Trong các giao dịch quyền chọn, khi người mua quyền chọn có lãi thì người bán quyền chọn sẽ bị lỗ và ngược lại. Lỗ trong giao dịch quyền chọn đối với người mua chỉ giới hạn ở mức phí mua quyền chọn, trong khi đối với người bán quyền chọn lỗ thì không có giới hạn.

1.2.4 Hoán đổi 1.2.4.1Khái niệm 1.2.4.1Khái niệm

Hoán đổi lãi suất là thỏa thuận giữa các bên trong đó mỗi bên cam kết thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi tính theo lãi suất cố định hay thả nổi trên cùng một khoản nợ gốc trong cùng một khoảng thời gian.

Theo khoản 2, điều 3 của quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng quy định: “Giao dịch hoán đổi lãi suất là việc các bên giao kết hợp đồng với nhau, theo đó mỗi bên cam kết thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi tính theo một loại lãi suất hoán đổi đã cam kết trên cùng một khoản vốn gốc nhất định trong cùng một khoản thời gian nhất định”.

Điều 4 của quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 của Ngân hàng Nhà nước cũng quy định các trường hợp hoán đổi lãi suất được phép thực hiện tại Việt Nam như:

- Hóan đổi lãi suất một đồng tiền (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ).

- Hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền hay hoán đổi lãi suất tiền tệ chéo, trong đó việc trao đổi vốn gốc đầu kỳ do các bên thỏa thuận thực hiện hoặc

không thực hiện, nhưng bắt buộc phải có trao đổi vốn gốc vào cuối kỳ theo tỷ giá được thỏa thuận từ ngày hợp đồng có hiệu lực.

- Hoán đổi lãi suất bắt đầu trong tương lai, trong đó các bên có thể thỏa thuận về thời điểm trong tương lai mà kể từ thời điểm đó giao dịch bắt đầu có hiệu lực thanh toán.

- Hoán đổi lãi suất cộng dồn, trong đó số lãi phải trả và được nhận được tính theo các mức lãi suất đã thỏa thuận có kèm theo các điều kiện dựa trên biến động tỷ giá và lãi suất của thị trường.

Hợp đồng hoán đổi lãi suất thường được các công ty sử dụng vào các mục đích chuyển đổi hình thức thanh toán lãi của tài sản, từ tài sản có lãi suất cố định sang lãi suất thả nổi hoặc ngược lại. Để hạn chế rủi ro về lãi suất các ngân hàng thương mại thường trực tiếp tham gia các hợp đồng hoán đổi lãi suất. Ngoài ra, ngân hàng còn làm trung gian cho các hợp đồng để phục vụ khách hàng và thu phí dịch vụ.

1.2.4.2 Vận dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất trong phòng ngừa rủi ro lãi suất

Một ngân hàng huy động vốn với lãi suất cố định nhưng lại cho vay với lãi suất thả nổi, ngược lại doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thả nổi. Nhằm hạn chế rủi ro lãi suất, ngân hàng và doanh nghiệp ký kết một hợp đồng hoán đổi lãi suất. Theo đó, ngân hàng đổi lãi suất cố định 5%năm của một số vốn huy động thành lãi suất thả nổi, doanh nghiệp đổi lãi suất thả nổi bằng libor+1% của khoản vay 100 triệu USD trong 3 năm thành lãi suất cố định. Hợp đồng hoán đổi lãi suất cũng quy định rõ mức lãi suất cố định và thả nổi áp dụng trong thanh toán là 4.5%năm và libor. Giả định các khoản thanh toán thực hiện 6 tháng/lần. Luồng tiền thực tế trong hóan đổi lãi suất được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.1:Luồng tiền trong giao dịch hoán đổi lãi suất Kỳ thanh toán Libor (%năm) Số lãi DN trả (Ngân hàng nhận) Số lãi DN nhận (Ngân hàng trả) Lãi ròng DN hưởng 1 4,2 2,25 2,1 -0,15 2 4,3 2,25 2,15 -0,1 3 4,46 2,25 2,23 -0,02 4 4,8 2,25 2,4 +0,15 5 4,9 2,25 2,45 +0,2 6 5,2 2,25 2,6 +0,35 Tổng 13,5 13,93 +0,43

Từ bảng trên cho thấy, trong ba kỳ thanh toán đầu tiên, lãi suất Libor giảm, thu nhập ngân hàng giảm, bù lại ngân hàng thu được 0,27 triệu USD từ hợp đồng hoán đổi lãi suất. Ngược lại trong ba kỳ thanh toán cuối cùng, doanh nghiệp cũng nhận được khoản lãi là 0,7 triệu USD từ hợp đồng hoán đổi lãi suất, khoản này cũng bù đắp cho sự tăng lên của chi phí vay vốn do lãi suất thị trường tăng. Sau khi thực hiện hợp đồng hoán đổi lãi suất, mỗi bên tham gia đều có ba dòng tiền như sau:

Phía ngân hàng:

Trả 5% cho nguồn vốn huy động

Nhận 4,5% từ hợp đồng hoán đổi lãi suất do doanh nghiệp trả Trả libor cho doanh nghiệp theo hợp đồng hoán đổi lãi suất.

Như vậy, mức lãi suất ròng mà ngân hàng phải trả cho nguồn vốn huy động là libor + 0,5%.

Phía doanh nghiệp:

Trả libor +1% cho khoản vay 100 triệu USD

Trả 4,5% cho ngân hàng theo hợp đồng hoán đổi lãi suất.

Như vậy, mức lãi suất ròng mà doanh nghiệp phải trả là 5,5%, với mức lãi suất này doanh nghiệp sẽ không bị rủi ro khi lãi suất thị trường tăng lên.

Tóm lại, thông qua giao dịch hoán đổi lãi suất ngân hàng đã chuyển đổi được các khoản huy động vốn với lãi suất cố định sang tài sản Nợ có lãi suất thả nổi. Trong khi đó, doanh nghiệp cũng chuyển được khoản đi vay với lãi suất thả nổi sang tài sản Nợ có lãi suất cố định.

1.3 Vận dụng các công cụ phái sinh vào quản trị phòng ngừa rủi ro lãi suất một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam suất một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

1.3.1 Vận dụng các công cụ phái sinh vào quản trị phòng ngừa rủi ro lãi suất suất

1.3.1.1 Tại Mỹ

Từ 1995-2003, các ngân hàng thương mại Mỹ trên thị trường NYSE và Amex đang giảm rủi ro lãi suất bằng các công cụ phái sinh. Tại Nasdaq, thị trường vẫn còn hoài nghi việc sử dụng các công cụ này.

Quản trị rủi ro lãi suất là không thể thiếu trong toàn bộ hoạt động của các ngân hàng nhằm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Quản trị rủi ro lải suất lúc đầu thực hiện từ những năm đầu thập niên 1980. Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất xuất phát từ những biến động trong giá cả xăng dầu trong thập niên 1970 đã làm cho lãi suất ở mức 9% trong T07/1978 tăng đến 20% trong T04/1980. T08/1980 giảm xuống 11% và tăng lại 21,5% vào cuối 1980. Từ những biến động về lãi suất đã đặt các ngân hàng trước việc tìm ra phương pháp quản trị rủi ro lãi suất. Từ thập niên 1980, các ngân hàng bắt đầu tính toán khe hở kỳ hạn. Khe hở kỳ hạn càng tiến gần đến 0 thì phòng vệ được rủi ro của nó. Việc tính toán này được trang bị bởi hệ thống máy tính. Cũng trong thập niên 1980, các công cụ phái sinhcũng được lưu tâm, xem xét cho việc quản trị rủi ro lãi suất trong các ngân hàng. Hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng tương lai, kỳ hạn, quyền chọn lãi suất trở thành những công cụ thiết yếu ở hầu hết các tổ chức tài chính. Các tổ chức tài chính và giá trị của sản phẩm phái sinh của thị trường gia tăng trong thời gian này. Banc One Corporation là một trong những nhà tiên phong vận dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất khiến tài sản của nó tăng từ 6 nghìn tỉ USD năm 1983 lên 74 nghìn tỉ USD năm 1993.

Việc sử dụng các công cụ phái sinh tỏ ra khá phức tạp, các hợp đồng phái sinh mang lại kết quả to lớn làm cho công cụ khe hở kỳ hạn thu hẹp.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ của Mỹ trong năm 2008- 2009 cũng mang nặng dấu ấn của các công cụ tài chính phái sinh. Xét về bản chất phòng vệ rủi ro thì công cụ này có giá trị hữu ích nhưng xét về mục đích đầu cơ thì nó lại có tác hại khôn lường. Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ bắt nguồn từ việc các NHTM cho vay dưới chuẩn vào lĩnh vực bất động sản. Sau đó, các ngân hàng này để phân tán rủi ro đã tiến hành phát hành các chứng khoán phái sinh dựa trên các hợp đồng vay dưới chuẩn rồi bán lại cho các nhà đầu tư trên thị trường. Các chứng khoán phái sinh này tạo ra một giá trị ảo vượt xa rất nhiều giá trị thực của nó. Khi người vay mất khả năng thanh toán, khủng hoảng bất động sản nổ ra. Bong bóng chứng khoán phái sinh xì hơi, thị trường tài chính đi vào ngõ cụt. Cuộc khủng hoảng này cũng rút ra kết luận: Công cụ phái sinh là một “điều tốt đẹp” nhưng quá nhiều điều tốt đẹp ắt sẽ là tai hại.

1.3.1.2 Tại Anh

Việc sử dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất cũng được thực thi tại Anh và giá trị thị trường của công cụ này gia tăng theo thời gian. Điều này được minh chứng qua đồ thị như sau:

Hình 1.1: Giá trị phái sinh lãi suất tại các ngân hàng Anh

ĐVT: Triệu GBP

Nguồn:www.bankofengland.co.uk

Nhìn vào đồ thị trên, chúng ta thấy rằng việc sử dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất ở Vương quốc Anh cũng có một ý nghĩa nhất định cũng như hiệu quả từ công cụ này.

Chính vì thế mà giá trị thị trường của các công cụ phái sinh đối với rủi ro lãi suất tăng dần từ quý 3/1998 đến quý 1/2009. Trong thời gian này cũng có biểu hiện sụt giảm nhưng không đáng kể. Đặc biệt trong năm 2008 và đầu năm 2009, những biến động về lãi suất khiến giá trị thị trường của các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất tăng “đột biến”.

Trong các công cụ tài chính phái sinh lãi suất, hoán đổi lãi suất là công cụ được sử dụng với tỉ trọng nhiều nhất. Cũng giống như ở Mỹ, việc lạm dụng các công cụ tài chính trong phòng ngừa rủi ro nói chung và lãi suất nói riêng gây những tác động không nhỏ. Cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ ở Mỹ trong năm 2008-2009 cũng khiến cho các NHTM Anh “chao đảo” do sử dụng quá mức các công cụ tài chính phái sinh.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Các công cụ phái sinh ra đời trên thế giới từ những năm thập niên 70 và phát triển mạnh trong những năm 90. Do những nhược điểm của quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất và khe hở kỳ hạn nên cần sự kết hợp vận dụng các công cụ phái sinh phần nào hạn chế những rủi ro lãi suất mà ngân hàng thường xuyên đối mặt.

Với xu hướng tự do hóa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng theo lộ trình WTO buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam cần thiết phải vận dụng các biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất mà vận dụng công cụ phái sinh là một trong những biện pháp đó. Có như thế, ngân hàng Việt Nam mới tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa thu nhập. Quản trị rủi ro tốt chính là lợi thế cạnh tranh và là một công cụ tạo ra giá trị, góp phần tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, kinh nghiệm quản trị từ các nước trên thế giới đặc biệt là Mỹ, Anh đặt ra cho Việt Nam chúng ta một bài học không nhỏ về vận dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất. Công cụ phái sinh là tốt nếu được sử dụng với mục đích là phòng ngừa rủi ro. Trong chừng mực nào đó, không nên lạm dụng quá nhiều vào mục đích đầu cơ. Chính điều này sẽ gây ra những hậu quả không thể lường trước được.

1.4 Tính hai mặt của các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất

- Mặt tích cực:

Việc vận dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất có một ý nghĩa to lớn. Theo thống kê của BIS, đến tháng 12/2008 giá trị ước tính chưa thanh toán là khoảng 684.000 tỉ USD trong đó 67% là hợp đồng lãi suất, 9% là hợp đồng ngoại hối, 2% là hợp đồng hàng hoá, 1% là hợp đồng chứng

khoán vốn, 21% là các loại khác. Như chúng ta thấy hợp đồng lãi suất được vận dụng chiếm tỉ trọng cao nhất trong các công cụ tài chính phái sinh bởi do những điều tích cực mà nó mang lại. Chính các công cụ tài chính hiện đại này giúp cho nhà đầu tư giảm thiểu được rủi ro, tăng thu nhập cũng như gia tăng tính thanh khoản của các tài sản cơ sở. Với bản chất phòng vệ rủi ro, công cụ này mang lại sự an tâm cho nhà đầu tư trước những biến động lãi suất của thị trường. Như đã nghiên cứu ở trên, các nước trên thế giới (Mỹ và Anh) nhờ vận dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất mà có thể giảm thiểu rủi ro và gia tăng thu nhập dự tính. Thế nên, các công cụ phái sinh là một trong những công cụ hữu ích cho việc phòng ngừa rủi ro biến động lãi suất.

- Mặt tiêu cực:

Công cụ phái sinh bao giờ cũng tồn tại mặt trái của nó bên cạnh những tác động tích cực. Công cụ này tiềm ẩn những rủi ro như là việc thua lỗ lớn từ đầu cơ biến động lãi suất thị trường, rủi ro thanh khoản do đối tác không thực hiện hợp đồng (đặc biệt là trong hợp đồng hoán đổi lãi suất), rủi ro đối với những nhà đầu tư nhỏ thiếu kinh nghiệm.

Rõ ràng từ bài học khủng hoảng tài chính-tiền tệ tại Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, các công cụ phái sinh nói chung đã tạo ra một giá trị ảo quá lớn so với giá trị thực của các tài sản cơ sở của nó. Khi khủng hoảng nổ ra, giá trị này không thể bù đắp được những tổn thất mà nền kinh tế phải gánh chịu. Đó là tác động tiêu cực xuất phát từ mục đích đầu cơ hoặc là kinh doanh hưởng chênh lệnh giá của nhà đầu tư.

Việc đầu cơ quá mức vào công cụ phái sinh cũng tạo ra đòn bẩy nợ trong nền kinh tế. Một tỉ lệ nợ cao là rủi ro trong việc thanh khoản các nghĩa vụ nợ. Khi nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống thì chính các công cụ tài chính hiện đại này là tác nhân đưa nền kinh tế đứng bên bờ vực suy thoái.

Một phần của tài liệu Vận dụng công cụ phái sinh quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM CP Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)