2.3.2 .5Tại NHTM Ngoại Thương – Vietcombank
3.2 Các giải pháp vận dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro lã
suất
3.2.1 Các điều kiện cần thiết để phát triển các công cụ tài chính phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất tại Việt Nam. trong quản trị rủi ro lãi suất tại Việt Nam.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tế nghiệp vụ phái sinh tại các nước trên thế giới cho thấy để hình thành và phát sinh các nghiệp vụ phái sinh cần tập trung hoàn thiện các vấn đề sau:
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tế nghiệp vụ phái sinh tại các nước trên thế giới cho thấy để hình thành và phát sinh các nghiệp vụ phái sinh cần tập trung hoàn thiện các vấn đề sau: cần thiết có nhu cầu phòng ngừa rủi ro, đó cũng chính là điều kiện đầu tiên cho việc vận dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTMCP Việt Nam. Một thời gian dài NHNN Việt Nam can thiệp trực tiếp vào lãi suất, lãi suất chưa thật sự phản ánh cung, cầu thị trường với lí do bình ổn kinh tế vĩ mô. Trong tương lai gần, lãi suất sẽ tiến sát hơn với thị trường và biến động. Cơ cấu tài trợ của các NHTMCP Việt Nam hiện tại mất cân đối. Lãi suất huy động ngắn hạn thì thay đổi theo từng thời điểm cung và cầu về vốn trên thị trường trong khi lãi suất cho vay trung, dài hạn ít thay đổi hoặc thay đổi rất ít so với sự thay đổi của lãi suất huy động. Sự thay đổi lãi suất này gây nên những rủi ro không nhỏ cho hoạt động ngân hàng. Thời điểm năm 2008, tỉ lệ lạm phát gia tăng cùng sự thắt chặt tín dụng của NHNN đã khiến lãi suất trên thị trường gia tăng, mức trần lãi suất cho vay lên đến 21%năm trong khi lãi suất huy động ở mức cao nhằm thu hút lượng vốn nhàn rỗi đảm bảo khả năng thanh khoản. Trong trường hợp này, cái giá phải trả cho việc huy động vốn ở mức cao trong khi lãi vay nhận được từ các hợp đồng ký kết trước đó thường cố định và ở mức thấp hơn. Hiện tại, sau một năm mở rộng tín dụng, kích thích tăng trưởng kinh tế của NHNN, các NHTMCP tái diễn cuộc chạy đua gia tăng lãi suất huy động nhằm cân đối thanh khoản cũng như đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn trong nền kinh tế. Với mức lãi suất cho vay 12%năm không trang trãi đủ chi phí huy động vốn 10,5% năm cũng như chi phí hoạt động của ngân hàng. Nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất, các NHTMCP “lách Luật” đưa ra một tỉ lệ phí (phí quản lý tài sản) cộng thêm vào lãi suất cho vay. Tuy nhiên, khoản phí không dễ dàng thực hiện đối với các hợp đồng tín dụng đã ký kết trước đó. Rõ ràng, rủi ro lãi suất đang đến gần. Nhu cầu về phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các NHTMCP Việt Nam thật cấp thiết.