Định hướng hội nhập trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ

Một phần của tài liệu Vận dụng công cụ phái sinh quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM CP Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 68)

2.3.2 .5Tại NHTM Ngoại Thương – Vietcombank

3.1 Bối cảnh vận dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro lã

3.1.1 Định hướng hội nhập trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng toàn cầu hoá ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng trong mọi lĩnh vực. Tài chính, tiền tệ là một trong những lĩnh vực vô cùng nhạy cảm và có tác động rất lớn đối với các lĩnh vực khác. Quá trình hội nhập trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ Việt Nam dần thực hiện thông qua việc tham gia khu mậu dịch tự do Asean (AFTA), diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), ký kết hiệp định thương mại Việt- Mỹ (BTA) và gần đây nhất là gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Theo đó, mọi hạn chế trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ dần được tháo bỏ, thực hiện bình đẵng giữa các quốc gia, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

Theo lộ trình được cam kết trong BTA, từ tháng 12/2010 các ngân hàng Mỹ được phép thành lập ngân hàng con 100% vốn Mỹ tại Việt Nam, liên doanh góp vốn với Hoa Kỳ không thấp hơn 30% và không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Trước thời điểm 12/2010 và sau 3 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng Mỹ có thể liên doanh với Việt Nam. Trong thời gian đầu, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh ngân hàng Mỹ tại Việt Nam nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các pháp nhân, thể chế. Sau một thời gian nhất định (từ 8 đến 10 năm), các quy định này được bãi bỏ. Những hạn chế về việc phát hành thẻ tín dụng, đặt máy rút tiền tự động dần dần cũng được tháo gỡ. Tiến trình tự do hoá trong lĩnh vực tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ dần được thực hiện.

Việt Nam chính thức gia nhập WTO năm 2007 đánh dấu một bước ngoặt, một sự kiện trọng đại trong hội nhập quốc tế. Các cam kết về lộ trình thực hiện trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng được thông qua, chia làm 11 phân ngành và ngành trong đó bao gồm các sản phẩm phái sinh. Với xu thế tự do hoá, việc tiếp cận thị trường là không hạn chế ngoại trừ quy định các tổ chức tín dụng nước

ngoài chỉ được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức sau:

- Đối với các ngân hàng thương mại nước ngoài: văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài, ngân hàng thương mại liên doanh trong đó phần góp vốn của bên nước ngoài không vượt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài và kể từ ngày 1/4/2007 được phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tháng 09/2008,Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thành lập Ngân hàng TNHH 1TV HSBC (Việt Nam) với vốn đăng ký ban đầu là 3,000 tỷ đồng. Ngân hàng TNHH 1TV ANZ (Việt Nam), Ngân hàng TNHH 1 TV Standard Chater (Việt Nam), Ngân hàng TNHH 1 TV Holong (Việt Nam) cũng được cấp giấy phép hoạt động với tư cách ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Đối với các công ty tài chính nước ngoài: văn phòng đại diện, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài.

- Đối với các công ty cho thuê tài chính nước ngoài: văn phòng đại diện, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Việt Nam cũng cam kết trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam hạn chế quyền của một chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo mức vốn mà ngân hàng mẹ cấp cho chi nhánh phù hợp với lộ trình cụ thể và bãi bỏ hoàn toàn vào năm 2011, đối xử quốc gia đầy đủ.

Gia nhập WTO, Việt Nam cũng cam kết tham gia góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần do các thể nhân và pháp nhân nước ngoài nắm giữ tại mỗi NHTMCP của Việt Nam không quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi Luật pháp Việt Nam có quy định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Lúc đầu, việc thành lập chi nhánh của ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam cũng được hạn chế bởi các điều kiện cụ thể về tổng tài sản có của ngân hàng mẹ. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép mở các điểm giao dịch khác ngoài trụ sở chi nhánh của mình.

Như vậy, theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO có những hạn chế nhất định trong việc hội nhập ngân hàng và các dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, xu hướng chung là vẫn hướng về tự do hoá, những rào cản dần được bãi bỏ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đối xử quốc gia đầy đủ. Vấn đề chỉ mang tính thời gian và tất yếu diễn ra.

Trong xu thế hội nhập tài chính, tiền tệ toàn cầu, lãi suất dần tiến sát về cung - cầu thị trường, thể hiện giá thị trường của việc mua bán vốn. Thực tế, việc điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không ngừng hoàn thiện theo hướng “tự do hoá lãi suất” một cách thận trọng, từng bước phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội, xu thế phát triển của thị trường tiền tệ, mức độ hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào thị trường tài chính khu vực và thế giới. Từ năm 2000, cơ chế lãi suất thoả thuận đã được đưa vào vận hành, gắn chặt với thị trường, thay thế cơ chế “trần lãi suất cho vay”. Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất cơ bản làm cơ sở định hướng cho lãi suất trên thị trường.

Tháng 6/2001, lãi suất cho vay ngoại tệ được tự do hoá, đánh dấu bước tiến quan trọng trong điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất cho vay ngoại tệ được xác định dựa trên nguồn cung và cầu về ngoại tệ trên thị trường.

Trong bối cảnh cung và cầu tiền tệ có nhiều biến động như hiện nay, NHNN can thiệp trực tiếp vào lãi suất đồng nội tệ bằng cách ấn định lãi suất cơ bản và quy định lãi suất cho vay đối với hoạt động sản xuất kinh doanh không vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, cách thức này chỉ tồn tại tạm thời nhằm bình ổn tiền tệ, điều tiết kinh tế vĩ mô và khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước phát triển. Khi tham gia vào sân chơi quốc tế và thị trường tài chính Việt Nam phát triển ở mức độ nhất định, lãi suất tất yếu phải do cung và cầu về vốn xác định. Điều này chắc chắn dẫn đến sự biến động của lãi suất. Với một tỉ lệ thay đổi trong lãi suất cũng đủ ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Phòng ngừa rủi ro lãi suất trong lúc này cần được nghiên cứu và xem xét một cách triệt để. Các NHTMCP Việt Nam cần làm gì và đón nhận như thế nào trước những biến động trong xu thế hội nhập toàn cầu nhằm tối đa hoá lợi ích luôn là câu hỏi cần lời giải đáp thấu đáo. Lúc này đây, các NHTMCP Việt Nam không thể cứ nhờ vào sự hỗ trợ từ NHNN mà phải tự mình “vận động” và có những cách thức quản trị hiệu quả nhất nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Từ những lý lẽ trên, xu thế toàn cầu hoá trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng Việt Nam đang đến gần. Các NHTMCP Việt Nam tham gia vào sân chơi này cần nhìn nhận lại mình một cách toàn diện, biết mình có những mặt mạnh, mặt yếu cũng như trong bối cảnh này mình có những cơ hội, thách thức như thế

Một phần của tài liệu Vận dụng công cụ phái sinh quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM CP Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)