Giai đoạn trước tháng 6/1992: lãi suất thực âm

Một phần của tài liệu Vận dụng công cụ phái sinh quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM CP Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 42)

1.3.1 .2Tại Anh

2.2 Tổng quan về chính sách lãi suất của NHNN VN trong thời gian qua

2.2.1.1 Giai đoạn trước tháng 6/1992: lãi suất thực âm

Giai đoạn trước thời kỳ đổi mới, đường lối kinh tế vận hành theo cơ chế tập trung, bao cấp, thực thi theo chỉ tiêu và mệnh lệnh hành chính. Chính sách tiền tệ, tài chính của Việt Nam cũng bị chi phối bởi tư duy kinh tế trong thời gian này. Việc ấn định mức lãi suất cố định chỉ mang tính “tượng trưng”, “hành chính” và không vận động theo bất kỳ quy Luật nào của kinh tế thị trường.

Trong thời gian này, lãi suất được điều chỉnh cụ thể bởi các văn pháp luật. Nghị định 165/HĐBT được ban hành ngày 23/09/1982 nhằm đưa ra biểu lãi suất huy động và cho vay của Ngân hàng Nhà nước và các hợp tác xã tín dụng. Theo Nghị định này mức lãi suất tiền gửi thay đổi tùy theo đối tượng, theo kỳ hạn. Mức cụ thể từ 1,8%-3%năm đối với các tổ chức kinh tế quốc doanh, từ 3%-5% đối với các tổ chức kinh tế tập thể, từ 6%-9% đối với tiền gửi của tư nhân. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cũng thay đổi theo kỳ hạn 1 năm, 3 năm, 5 năm. Lãi suất cho vay được phân chia thành lãi suất cho vay bổ sung vốn lưu động và lãi suất cho vay vốn cố định. Điều đáng nói ở đây ngoài việc quy định một mức lãi suất cụ thể cho từng loại hình, đối tượng, lãi suất cho vay đối với các tổ chức kinh tế quốc doanh thấp hơn hẳn so với các đối tượng khác (tổ chức kinh tế tập thể và tư nhân) từ 0,6%-7%năm; lãi suất cho vay vốn cố định thấp hơn lãi suất cho vay vốn lưu động từ 1,4%-3%năm. Lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Lãi suất cho vay khu vực doanh nghiệp nhà nước thấp nhằm đáp ứng nhu cầu cho đại bộ phận kinh tế quốc doanh. Điều này không phù hợp với cơ chế thị trường và mang nặng tính bao cấp, tập trung và hành chính.

Trước tình hình bất ổn của kinh tế vĩ mô và gia tăng tỉ lệ lạm phát, ngày 04/10/1986 Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 119/HĐBT nêu rõ việc gia tăng tỉ lệ lãi suất (cả huy động và cho vay) nhằm ứng phó với lạm phát. Thế nhưng, biện pháp hành chính này cũng không mang lại kết quả khả quan, tình trạng siêu lạm phát vẫn tồn tại. Trong một thời gian Việt Nam duy trì cơ chế lãi suất thực âm.

Bảng 2.1: Lãi suất giai đoạn trước 1992 (%tháng, cuối mỗi giai đoạn)

Năm 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992

Tỉ lệ lạm phát 64,5 26,9 32,8 2,7 7,7 4,8 1,1 Lãi suất thực tiền

gửi tiết kiệm 3

tháng (*) 4,30 (3,70) (1,30) 0,90

Tiền gửi không kỳ

hạn (cá nhân) 5 2,4 2,1 1

Tiền gửi tiết kiệm

3 tháng 7 4 3,5 2

Lãi suất cho vay

Nông nghiệp 3,7 2,4 3,3 2,5

Công nghiệp và

giao thông vận tải 3,8 2,7 3 2

Thương mại và du

lịch 3,9 2,9 3,7 2,7

Vốn cố định 0,8 0,8 1,8

Vốn lưu động 2,7

Chênh lệch lãi suất

(**) -3,3 -1,6 -0,2 0,5

Nguồn: Ngân hàng thế giới, “Vietnam Financial Sector Review”, 1995.

Tổng cục thống kê Việt Nam, niên giám thống kê, các năm từ 1997-2001 (*): Lãi suất thực tính bằng lãi suất danh nghĩa vào cuối mỗi quý trừ tỉ lệ lạm phát bình quân tháng trong quý.

(**): Chênh lệch lãi suất giữa cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp và lãi suất tiết kiệm 3 tháng.

Từ 1986 đến 1988, tỉ lệ lạm phát trung bình trong khoảng 27%-65%tháng, điều này chắc chắn dẫn đến lãi suất thực của tiền gửi trong nền kinh tế âm. Mặc dầu tỉ lệ lạm phát có giảm trong ba năm từ 1989 đến 1991 nhưng lãi suất thực vẫn âm. Từ năm 1992, lãi suất thực bắt đầu dương và lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất huy động vốn. Bảng trên cũng cho thấy các mức lãi suất khác nhau đối với các đối tượng khách hàng khác nhau.

Hội đồng Bộ trưởng tiếp tục có những động thái tác động đến lãi suất nhằm phát triển kinh tế. Ngày 29/06/1987, Nghị định số 99/HĐBT quy định mức lãi suất tiền gửi và cho vay, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/07/1987. Kể từ đây, Ngân hàng Nhà nước áp dụng một mức lãi suất cho vay chung giữa loại hình kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh và việc ấn định lãi suất trần và sàn. Mức lãi suất cho vay vốn lưu động trong hạn mức tín dụng trong khung từ 2,4%- 6%tháng. Mức lãi suất cho vay vốn cố định trong khoảng 2,1%-5,4%tháng. Điều nghịch lý là lãi suất cho vay vốn cố định thấp hơn vốn lưu động vẫn còn tồn tại nhưng cơ chế lãi suất dần dần được nới lỏng.

Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành đánh dấu việc chuyển đổi từ ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp. Đây là một bước chuyển mình của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi và điều hành cơ chế lãi suất. Cơ sở pháp lý cho việc đổi mới này tiếp tục được khẳng định thông qua Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, có hiệu lực từ ngày 1/10/1990. Việc ấn định lãi suất của Ngân hàng Nhà nước không phải “phục vụ” cho chính Ngân hàng Nhà nước mà tách bạch chức năng điều hành, quản lý và chức năng kinh doanh giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, tách bạch bộ phận quản lý quỹ ngân sách ra khỏi ngân hàng nhà nước hình thành nên hệ thống kho bạc nhà nước. Các nghiệp vụ tái cấp vốn, chiết khấu, tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn, chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá cũng được quy định rõ trong các pháp lệnh về ngân hàng.

Đến giữa năm 1992, lạm phát dần đẩy lùi. Lãi suất thực dương và thị trường tài chính Việt Nam dần dần bình ổn.

2.2.1.2 Giai đoạn từ tháng 6/1992-1995: chuyển từ cơ chế lãi suất thực âm sang lãi suất thực dương.

Giữa cuối năm 1992, lạm phát được kiểm soát, lãi suất thực dương thay thế cho lãi suất thực âm trước đó. Với cơ chế này, người dân gửi tiền và ngân hàng là người cho vay đều có lợi.

Bảng 2.2: Lãi suất thực giai đoạn từ 1992 đến 1995

Năm 1992 1993 1994 1995

Lãi suất thực

(%/tháng) (*) 0,9 1,1 0 1,3

Nguồn: Vietnam: Selected Interest rates, 1992-1997, IMF staff Country Report No. 98/30.

(*) Lãi suất tiền gửi tiết kiệm 3 tháng. Mức lãi suất này đo lường trên cơ sở lãi suất danh nghĩa vào cuối mỗi quý và mức lạm phát trung bình tháng trong suốt quý đó.

Lạm phát trong thời gian này thấp hơn lãi suất danh nghĩa khiến mức lãi suất thực dương.

Giai đoạn này tiếp tục thực thi các cơ sở pháp lý về lãi suất trước đó một cách sâu rộng. Khung lãi suất, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu cũng được quy định trong từng thời kỳ đảm bảo nhu cầu vốn cho sự phát triển. Năm 1993, thị trường liên ngân hàng được định hình và để Ngân hàng Nhà nước có thể dựa vào đó định các mức lãi suất. Cơ chế lãi suất dần dần vận hành theo cơ chế thị trường và công cụ lãi suất được Ngân hàng Nhà nước sử dụng để điều hành chính sách tiền tệ.

Một phần của tài liệu Vận dụng công cụ phái sinh quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM CP Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)