Giai đoạn từ tháng 6/2002 đến tháng 5/2008: cơ chế lãi suất thỏa

Một phần của tài liệu Vận dụng công cụ phái sinh quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM CP Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 47)

1.3.1 .2Tại Anh

2.2 Tổng quan về chính sách lãi suất của NHNN VN trong thời gian qua

2.2.4 Giai đoạn từ tháng 6/2002 đến tháng 5/2008: cơ chế lãi suất thỏa

thuận

Ngày 30/05/2002, Ngân hàng Nhà nước thông qua quyết định 546/2002/QĐ-NHNN về việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận cho vay bằng nội tệ, có hiệu lực kể từ 01/06/2002. Quyết định này nêu rõ bên cạnh lãi suất thoả thuận, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục công bố lãi suất cơ bản mang tính chất tham khảo và định hướng lãi suất thị trường và cũng khẳng định chủ động áp dụng các biện pháp kiểm soát biến động lãi suất của thị trường. Như vậy, đây chính là bước tiến không nhỏ trong lộ trình tự do hoá lãi suất. Từ đây, lãi suất cho vay Việt Nam Đồng sẽ dựa trên sự gặp gỡ giữa cung và cầu về vốn. Các tổ chức tín dụng tự chủ và có kế hoạch kinh doanh phù hợp hơn trước. Tuy nhiên, lãi suất trên thị trường cũng được kiểm soát bởi Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp cần thiết. Quá trình tự do hoá lãi suất trên thực tế chưa hoàn toàn vận hành theo cung và cầu trên thị trường.

Cơ chế lãi suất thoả thuận tồn tại từ năm 2002 và ổn định đến năm 2006. Lãi suất cơ bản trong thời kỳ này thay đổi không nhiều, biến động từ 7,5%năm trong năm 2004 và lên 8,75%năm trong giữa năm 2008.

Với sự phát triển và “nóng dần” của thị trường chứng khoán Việt Nam cuối năm 2006 và đỉnh cao là trong năm 2007 gây nên hiệu ứng dây chuyền cho thị trường tiền tệ Việt Nam. Chỉ số VN-Index có thời điểm tăng mạnh và đạt kỷ lục trên 1.000 điểm trong đầu năm 2007. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường và người người, nhà nhà làm giàu qua con đường kinh doanh chứng khoán, đây là kênh đầu tư mang lại tỷ suất lợi nhuận cao vào thời điểm này. Lợi nhuận đạt được từ việc kinh doanh chứng khoán được đẩy vào thị trường bất động sản. Ở đâu có tỷ suất sinh lợi cao thì ở đó thu hút những nhà đầu tư, đầu cơ. Trong bối cảnh hiện tại, nhà đầu cơ chứng khoán “nở rộ”. Nhằm gia tăng vốn cho việc kinh doanh chứng khoán, một lượng vốn được đẩy vào thị trường chứng khoán thông qua kênh tín dụng của ngân hàng. Việc cấp tín dụng thông thoáng hơn và nhiều khách hàng đã “lách” vay vốn phục vụ nhu cầu kinh doanh chứng khoán, bất động sản. Điều này làm dư nợ tín dụng trong năm 2007 tăng trưởng mạnh (tăng 53,8%so với năm trước đó). Nhằm “giảm nhiệt” cho thị trường chứng khoán, ngày 28/05/2009, Ngân hàng Nhà nước ban hành chỉ thị 03/2007/CT-NHNN nhằm kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, khống chế mức dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán là 3%tổng dư nợ tín dụng của tổ chức tín dụng.

Với sự tăng trưởng dư nợ tín dụng trong năm 2007, Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tín dụng, gia tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc đã đẩy các ngân hàng thương mại vào cuộc chạy đua lãi suất nhằm duy trì khả năng thanh khoản. Trước tiên, cuộc chạy đua diễn ra đối với các ngân hàng quy mô nhỏ, vừa. Sau đó, các ngân hàng lớn không thể đứng ngoài cuộc và tham gia chạy đua lãi suất nhằm duy trì lượng vốn huy động.

Việc gia tăng lãi suất huy động khởi xướng từ tháng 2/2008 (sau Tết nguyên đán) và gia tăng lên gần 10%năm. “Nổ pháo” đầu tiên là ngân hàng An Bình, tiếp đến là Đông Á, Eximbank, ngân hàng Phương Đông…Việc gia tăng chi phí đầu vào của các tổ chức tín dụng đã đẩy lãi suất cho vay ngày một tăng cao.

Với việc hạn chế gia tăng tỉ lệ lạm phát những tháng đầu năm 2008, ngày 13/02/2008 Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định số 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc mua đối với các tổ chức tín dụng với tổng giá trị phát hành là 20.300 tỷ đồng, ngày phát hành là ngày 17/03/2008. Động thái này càng khiến khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng bị hạn chế và cuộc chạy đua lãi suất càng quyết liệt hơn. Cũng trong tháng 2/2008, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại có lúc gia tăng lên đến trên 14%năm, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lên đến trên 30%năm. Ngày 26/02/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành công điện 02/CĐ-NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất huy động vốn không quá 12%năm và yêu cầu các ngân hàng thương mại tích cực tham gia các nghiệp vụ trên thị trường mở và các kênh tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước. Đây là biện pháp “hành chính” nhằm ổn định thị trường tiền tệ, hạn chế dòng tiền chuyển dịch giữa các ngân hàng thương mại. Nhằm bình ổn lãi suất thị trường, ngày 28/04/2008 Hiệp hội ngân hàng Việt Nam cũng có văn bản gửi các hội viên về việc đồng thuận lãi suất huy động tiền đồng ở mức tối đa là 12%năm cho các kỳ hạn trên 6 tháng.

Sự thực thi các biện pháp “hành chính” như trên không thể kéo dài. Tại cuộc họp với hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia ngày 15/05/2008, thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo phải để lãi suất trở về vận hành theo cơ chế thị trường. Ngày 16/05/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về việc điều hành lãi suất cơ bản đồng Việt Nam. Theo đó, lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam là lãi suất cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Mức lãi suất này không vượt quá 150%của lãi

suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố để áp dụng trong từng thời kỳ. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 19/05/2009 và thay thế quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/05/2002 về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng Đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng. Cơ chế điều hành lãi suất Việt Nam được sang trang.

Nhìn chung, giai đoạn trước tháng 6/2002 với cơ chế lãi suất cố định theo sự điều chỉnh của NHNN. Các NHTM ít chịu tác động của rủi ro lãi suất có chăng là rủi ro xuất hiện giữa các kỳ điều chỉnh lãi suất của NHNN. Mức độ rủi ro này chưa ở mức trầm trọng. Ngoài ra, trong giai đoạn này lãi suất chưa chịu tác động của diễn biến cung, cầu về vốn trên thị trường. Mức giá cả mua bán vốn trên thị trường với sự ấn định và điều tiết từ phía NHNN.

Một phần của tài liệu Vận dụng công cụ phái sinh quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM CP Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)