Cơ chế pháp lý cho hoạt động thị trường phái sinh phải được quy định một cách rõ ràng và khuyến khích sự hoạt động ổn định, cạnh tranh bình đẵng. Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng được thực thi khi có sự ban hành các văn bản pháp Luật. Hoạt động của các sản phẩm phái sinh phức tạp và gây ra những tác động rất lớn đến nền kinh tế nên cần được xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi ban hành các văn bản pháp lý. Ngoài ra, việc tham gia thực hiện các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất buộc các đối tác phải tìm hiểu và ký kết hợp đồng khung ISDA do hiệp hội quốc tế về hoán đổi và phái sinh đưa ra nhằm chuẩn hoá và hợp lý hoá các giao dịch phái sinh. Hợp đồng này bao gồm nhiều điều khoản chặt chẽ, nhằm giảm thiểu những tranh chấp pháp lý và rủi ro do biến động thị trường. Hợp đồng khung ISDA là một tiêu chí bắt buộc mà tất cả các bên phải ký kết trước khi tiến hành các giao dịch phái sinh, chuẩn hoá các giấy tờ pháp lý cho các giao dịch này. Điều này giúp các bên trong hợp
đồng phái sinh không cần nghiên cứu quá nhiều văn bản khi có giao dịch phái sinh phát sinh. Tại Việt Nam, các công ty và ngân hàng thường tiến hành giao dịch mà không ký ISDA do đó cả hai bên đều có nguy cơ về pháp lý khi xảy ra tranh chấp, mọi phán xét tuỳ thuộc vào quyết định cuối cùng của toàn án. Theo thông lệ quốc tế, để thực hiện các sản phẩm phái sinh, doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng ISDA (bao gồm hợp đồng khung và phụ lục hợp đồng) với ngân hàng. Hợp đồng khung là một văn bản khá phức tạp. Hiện tại NHNN cũng ban hành một số Thông tư, Quyết định cho phép các NHTM thực hiện các công cụ phái sinh lãi suất nhưng việc doanh nghiệp Việt Nam có thực hiện nghiệp vụ phái sinh này với ngân hàng nước ngoài không có hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hay không đến nay chưa có quy định cụ thể.