.1Tại NHTMCP Á Châu – ACB

Một phần của tài liệu Vận dụng công cụ phái sinh quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM CP Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 55)

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới đất nước. Từ ngày 04/06/1993, ACB bắt đầu

đi vào hoạt động và là ngân hàng chuyên bán lẻ, tập trung phần lớn vào khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. ACB trong nhiều năm liền được bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

ACB không ngừng cải tiến, tiếp cận công nghệ cũng như phương thức quản lý hiện đại trong tiến trình phát triển của mình. Ngay từ đầu, ACB đã nhận thức việc biến động lãi suất trong lĩnh vực hoạt động cũng như những rủi ro của nó ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng.

Ngày 08/06/2002, Quyết định số 974/QĐ-VP-02 của chủ tịch hội đồng quản trị thành lập phòng quản lý rủi ro. Đến ngày 05/11/2008, phòng quản lý rủi ro đổi tên thành phòng quản lý rủi ro thị trường. Việc quản lý rủi ro lãi suất của toàn hệ thống ACB được quy định cụ thể trong Quyết định ngày 05/11/2008:

- Giám sát việc tuân thủ các chính sách, quy trình và hạn mức về rủi ro lãi suất.

- Xây dựng và đề xuất các công cụ đo lường rủi ro lãi suất phù hợp với hoạt động kinh doanh của ACB.

- Lập các báo cáo đo lường rủi ro lãi suất định kỳ.

- Phân tích ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đối với thu nhập và vốn của ngân hàng.

- Cảnh cáo và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa rủi ro lãi suất.

- Tham gia xây dựng, chỉnh sửa các chính sách, quy trình quản lý rủi ro lãi suất và các hạn mức quản lý rủi ro lãi suất.

Hiện tại, ACB chưa xây dựng quy trình quản trị rủi ro lãi suất và việc quản lý rủi ro lãi suất cho chính ACB được thực hiện qua các công cụ phân tích độ nhạy, kiểm soát khe hở nhạy cảm lãi suất và việc quản lý khe hở kỳ hạn của lãi suất từ đó mô phỏng phần trăm thay đổi của lãi suất ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Các số liệu này được tổng hợp từ phần mềm và kết xuất cho việc phân tích.

ACB quản lý rủi ro lãi suất theo nguyên tắc cẩn trọng. Hội đồng quản lý tài sản nợ-có (ALCO) sử dụng nhiều công cụ để giám sát và quản lý rủi ro lãi suất bao gồm: Biểu đồ lệch kỳ hạn tái định giá (repricing gap). Thời lượng của tài sản nợ và tài sản có (duration). Hệ số nhạy cảm (factor sensitivity).

Hàng ngày, bộ phận quản lý rủi ro lãi suất của phòng quản lý rủi ro thị trường chịu trách nhiệm thu thập và phân tích biến động của lãi suất, so sánh với hạn mức lỗ tối đa cho phép và báo cáo cho ban điều hành ngân quỹ, ban tổng giám đốc trước 9 giờ sáng mỗi ngày làm việc. Ban điều hành ngân quỹ và ban

tổng giám đốc sẽ xem xét và điều chỉnh kịp thời, tác động đến lãi suất nhằm gia tăng thu nhập cho ngân hàng.

Tại thời điểm này, ACB chưa vận dụng các công cụ phái sinh trong việc quản trị rủi ro lãi suất nhằm phòng ngừa rủi ro cho chính mình và kể cả phục vụ khách hàng.

Tóm lại, ngay từ khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng cơ chế lãi suất đồng nội tệ thỏa thuận, ACB đã ý thức việc quản trị rủi ro lãi suất là cần thiết. Tuy nhiên, các công cụ quản trị này chỉ dừng lại ở các công cụ truyền thống, các công cụ quản trị tương đối hiện đại như sản phẩm phái sinh chưa được vận dụng.

Một phần của tài liệu Vận dụng công cụ phái sinh quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM CP Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)