.4Tại NHTMCP Kỹ Thương – Techcombank

Một phần của tài liệu Vận dụng công cụ phái sinh quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM CP Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 57 - 58)

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) được thành lập ngày 27/09/1993, trụ sở đặt tại Hà Nội. Techcombank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên được xếp hạng tín nhiệm bởi Moody’s. Từ 2008, đối tác chiến lược HSBC đã tăng tỉ lệ sở hữu từ 15% lên 20% tại ngân hàng này. Do đó trong quá trình hoạt động và quản lý, Techcombank cũng ảnh hưởng khá nhiều từ HSBC.

Từ năm 2003, Techcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên áp dụng thành công hệ thống quản trị rủi ro thị trường. Năm 2006, phòng quản trị rủi ro hội sở được thành lập. Năm 2007, trên cơ sở tư vấn của HSBC khối tín dụng và khối quản trị rủi ro được thành lập. Chính sách quản trị rủi ro lãi suất với báo cáo khe hở nhạy cảm được tiến hành từ năm 2006, giúp Techcombank duy trì khe hở lãi suất trong hạn mức an toàn cho phép. Mô hình tiên tiến hơn là các kỹ thuật về khe hở kỳ hạn được nghiên cứu và đưa vào vận dụng trong năm 2008.

Bên cạnh đó, Techcombank cũng đang triển khai các sản phẩm phái sinh cung cấp cho khách hàng. Điều này được lý giải từ việc tiếp cận các phương thức hoạt động của HSBC. HSBC là một trong những ngân hàng hoạt động mạnh về sản phẩm phái sinh trên thế giới. Tại Techcombank, hợp đồng hoán đổi lãi suất và hợp đồng kỳ hạn lãi suất được triển khai cho khách hàng phòng ngừa rủi ro lãi suất. Hợp đồng hoán đổi lãi suất tối thiểu là 100 triệu đồng và 10.000

USD quy đổi đối với các ngoại tệ khác. Sản phẩm này sẽ giúp khách hàng tránh được những rủi ro về lãi suất và thay đổi mức rủi ro theo nhu cầu của khách hàng. Song song đó, hợp đồng kỳ hạn lãi suất cũng đưa vào vận dụng. Theo đó, hai bên thoả thuận cố định lãi suất cho một khoản tiền vay hoặc tiền gửi trong tương lai. Trước sự biến động tăng của lãi suất thì việc xác định mức lãi suất cố định sẽ có lợi cho khách hàng vay và ngược lại có lợi cho người gửi tiền.

Tuy nhiên, thực tế các sản phẩm phái sinh này còn hạn chế, các doanh nghiệp thật sự chưa sẵn sàng tiếp cận trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất cho chính mình.

Một phần của tài liệu Vận dụng công cụ phái sinh quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM CP Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 57 - 58)