1.3.1 .2Tại Anh
1.4 Tính hai mặt của các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lã
- Mặt tích cực:
Việc vận dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất có một ý nghĩa to lớn. Theo thống kê của BIS, đến tháng 12/2008 giá trị ước tính chưa thanh toán là khoảng 684.000 tỉ USD trong đó 67% là hợp đồng lãi suất, 9% là hợp đồng ngoại hối, 2% là hợp đồng hàng hoá, 1% là hợp đồng chứng
khoán vốn, 21% là các loại khác. Như chúng ta thấy hợp đồng lãi suất được vận dụng chiếm tỉ trọng cao nhất trong các công cụ tài chính phái sinh bởi do những điều tích cực mà nó mang lại. Chính các công cụ tài chính hiện đại này giúp cho nhà đầu tư giảm thiểu được rủi ro, tăng thu nhập cũng như gia tăng tính thanh khoản của các tài sản cơ sở. Với bản chất phòng vệ rủi ro, công cụ này mang lại sự an tâm cho nhà đầu tư trước những biến động lãi suất của thị trường. Như đã nghiên cứu ở trên, các nước trên thế giới (Mỹ và Anh) nhờ vận dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất mà có thể giảm thiểu rủi ro và gia tăng thu nhập dự tính. Thế nên, các công cụ phái sinh là một trong những công cụ hữu ích cho việc phòng ngừa rủi ro biến động lãi suất.
- Mặt tiêu cực:
Công cụ phái sinh bao giờ cũng tồn tại mặt trái của nó bên cạnh những tác động tích cực. Công cụ này tiềm ẩn những rủi ro như là việc thua lỗ lớn từ đầu cơ biến động lãi suất thị trường, rủi ro thanh khoản do đối tác không thực hiện hợp đồng (đặc biệt là trong hợp đồng hoán đổi lãi suất), rủi ro đối với những nhà đầu tư nhỏ thiếu kinh nghiệm.
Rõ ràng từ bài học khủng hoảng tài chính-tiền tệ tại Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, các công cụ phái sinh nói chung đã tạo ra một giá trị ảo quá lớn so với giá trị thực của các tài sản cơ sở của nó. Khi khủng hoảng nổ ra, giá trị này không thể bù đắp được những tổn thất mà nền kinh tế phải gánh chịu. Đó là tác động tiêu cực xuất phát từ mục đích đầu cơ hoặc là kinh doanh hưởng chênh lệnh giá của nhà đầu tư.
Việc đầu cơ quá mức vào công cụ phái sinh cũng tạo ra đòn bẩy nợ trong nền kinh tế. Một tỉ lệ nợ cao là rủi ro trong việc thanh khoản các nghĩa vụ nợ. Khi nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống thì chính các công cụ tài chính hiện đại này là tác nhân đưa nền kinh tế đứng bên bờ vực suy thoái.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu khoa học trong và ngoài nước, tác giả tổng hợp và khái quát hoá những lý luận cơ bản về: những vấn đề chung về lãi suất, rủi ro và rủi ro lãi suất, tổng quan các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất, tình hình vận dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất của Mỹ, Anh.
Những lý luận chung trên đây là cơ sở tiền đề cho việc xem xét, phân tích thực trạng cơ chế lãi suất cũng như tình hình vận dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTMCP. Điều này tiếp tục được đề cập trong chương 2 của luận văn.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA