2.3.2 .5Tại NHTM Ngoại Thương – Vietcombank
3.1 Bối cảnh vận dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro lã
3.1.2 Phân tích SWOT của các NHTMCP Việt Nam hiện nay trong việc
trận SWOT kết hợp với những nguyên nhân hạn chế sử dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất nhằm đưa ra những giải pháp khả thi trong việc quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTMCP Việt Nam. Phân tích “nội thân” các NHTMCP bên cạnh những thời cơ, thách thức cũng là cách để “biết mình” và không ngừng hoàn thiện, hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức.
3.1.2 Phân tích SWOT của các NHTMCP Việt Nam hiện nay trong việc vận dụng các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất. dụng các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất.
Bảng 3.1: Mô hình SWOT của các NHTMCP Việt Nam
Điểm mạnh (Strengths)
-Mạng lưới hoạt động rộng khắp, am hiểu văn hoá kinh doanh, thị phần rộng lớn (S1)
-Đội ngũ nhân viên tận tụy, ham học hỏi và khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức, kỹ thuật hiện đại (S2)
-Có sự quan tâm và hỗ trợ từ phía NHNN (S3)
Điểm yếu (Weaknesses)
-Năng lực quản lý, điều hành, quản trị rủi ro còn hạn chế so với yêu cầu của NHTM hiện đại. Chính sách xây dựng thương hiệu còn kém (W1).
-Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, chưa đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là hoạt động tín dụng, nợ quá hạn cao (W2).
- Khả năng sinh lời các NHTMCP thấp so các NHNNg. Công nghệ ngân hàng trong quản trị rủi ro chưa phát triển (W3)
Cơ hội (Opportunities)
-Cơ hội nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm. Quản trị rủi ro hiệu quả (O1).
-Thị trường tài chính phát triển nhanh, nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời (O2). -Nâng cao vị thế các NHTMCP Việt Nam trên trường quốc tế (O3).
Thách thức (Threats)
-Áp lực cạnh tranh, áp lực cải tiến không ngừng gia tăng trong việc tiến tới xây dựng mô hình ngân hàng hiện đại (T1).
-Rủi ro hệ thống ngân hàng gia tăng, thách thức về nguồn nhân lực (T2)
a/ Điểm mạnh
- Mạng lưới hoạt động rộng khắp, am hiểu văn hoá kinh doanh, thị phần rộng lớn
Thế mạnh lớn nhất của các NHTMCP Việt Nam là mạng lưới hoạt động rộng khắp các tỉnh, thành trong cả nước nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa, tiếp cận nhu cầu đa dạng của khách hàng. Sacombank với hơn 300 chi nhánh và phòng giao dịch khắp 45/63 tỉnh, thành trãi dài từ Bắc đến Nam. Ngoài ra, Sacombank còn vươn ra thị trường nước ngoài với 01 VPĐD tại Trung Quốc, 01 chi nhánh tại Lào và 01 chi nhánh tại Campuchia. Trong khi đó ACB đến cuối năm 2009 có khoảng 237 CN, PGD dịch tăng hơn 51 CN, PGD so với năm 2008. Hệ thống hoạt động của Techcombank cũng phủ khắp 24 tỉnh, thành trong cả nước. Eximbank cũng có hơn 140 CN, PGD. Nhìn chung, các NHTMCP Việt Nam nhận thức rõ xu thế toàn cầu hoá và đã có bước chuẩn bị trong mở rộng mạng lưới hoạt động của mình để có thể ảnh hưởng đến thị trường tài chính, tiền tệ Việt Nam.
Mỗi vùng, miền của đất nước có đặc thù, bản sắc văn hoá riêng biệt. Không ai hết chính người Việt Nam thấu hiểu văn hoá kinh doanh tại mỗi vùng, miền của chính đất nước mình. Điều này cũng được xem là một lợi thế ngay tại “sân nhà” của các NTMCP Việt Nam. Thấu hiểu phong tục, tập quán kinh doanh cũng là một trong những nhân tố quyết định thành công. Điểm mạnh này không phải bất kỳ một ngân hàng nào hoạt động tại Việt Nam đều có được.
Việc đi tắt, đón đầu cũng như am tường văn hoá kinh doanh đã nâng cao thị phần hoạt động bao gồm thị phần về tín dụng, huy động và dịch vụ của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Tính đến tháng 08/2008, tỉ trọng dư nợ của khối NHTMCP chiếm 39% tổng dư nợ, đứng sau khối NHQD (55% tổng dư nợ) trong khí đó nhóm NHNNg, liên doanh chỉ chiếm 4% tổng dư nợ. Tương tự, thị phần huy động vốn của nhóm ngân hàng trong nước cũng chiếm tỉ trọng cao hơn hẳn so với khối NHNNg.
Các lợi thế trên nếu được phát huy trong bối cảnh hội nhập tài chính, tiền tệ sẽ tạo động lực, niềm tin trong việc vận dụng các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các NHTMCP Việt Nam. Các sản phẩm phái sinh được vận dụng không chỉ nhằm mục đích quản trị rủi ro lãi suất cho chính các ngân hàng mà còn đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, phục vụ nhu cầu khách hàng trong nước bao gồm cả khách hàng cũ và khách hàng tiềm năng. Phạm vi khách hàng không thu hẹp tại các thành phố lớn mà vươn ra khắp các tỉnh, thành trên lãnh thổ Việt Nam. Điểm mạnh này khiến cho việc phổ biến những kiến thức về sản phẩm
phái sinh một cách rộng khắp và nhanh chóng. Khách hàng quan tâm và sử dụng tạo điều kiện để các NHTMCP Việt Nam vừa có thể thu phí dịch vụ vừa có thể tham gia giảm thiểu rủi ro lãi suất trước những biến động khó lường của lãi suất.
- Đội ngũ nhân viên tận tụy, ham học hỏi và khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức, kỹ thuật hiện đại
Sau gần 3 năm gia nhập WTO, hệ thống NHTMCP Việt Nam không ngừng mở rộng mạng lưới và lớn mạnh. Đội ngũ nhân viên cũng vì thế cũng tăng dần cả về số lượng và chất lượng. Thị trường nhân lực ngành tài chính, ngân hàng cũng vì thế “nóng” lên và phần lớn là nhân lực trẻ. Tố chất của người trẻ vừa năng động, nhiệt tình, tận tụy và khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức chuyên ngành cũng như vận dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng trong nước tiến hành liên kết với các trường đại học, cơ sở đào tạo nhằm cung ứng đầu vào cho các ngân hàng. Điểm mạnh này khiến cho việc tiếp thu những sản phẩm mới, khó một cách dễ dàng hơn và cũng chính điều này tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, đào tạo và triển khai các sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTMCP Việt Nam khả thi hơn. Việc tiếp cận nhanh các sản phẩm và ứng dụng tốt công nghệ ngân hàng của đội ngũ nhân lực trẻ tạo điều kiện cho việc các sản phẩm mới này.
- Có sự quan tâm và hỗ trợ từ phía NHNN
Sự quan tâm, hỗ trợ từ NHNN sẽ giảm dần theo tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng. Hiện tại, các ngân hàng trong nước nói chung và hệ thống NHTMCP nói chung được NHNN “bảo hộ” ở một mức độ nhất định. Trong những tình huống cần thiết, NHNN sẽ ra tay “cứu” để các NHTMCP không bị đổ vỡ dây chuyền và ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh bình đẵng, các NHTMCP không thể dựa vào NHNN mà hoàn toàn không xét đến các tính hiệu quả trong việc điều hành, quản lý. Điểm mạnh này chỉ thật sự có tác dụng khi hệ thống NHTMCP gặp khó khăn về tài chính. Trong điều kiện bình thường, các NHTMCP vẫn tự thân và thực hiện chiến lược kinh doanh riêng mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong việc phát triển các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất, NHNN có thể hỗ trợ các NHTMCP bước đầu về cơ sở pháp lý để thị trường đi vào hoạt động ổn định.
b/ Điểm yếu
- Năng lực quản lý, điều hành, quản trị rủi ro còn hạn chế so với yêu cầu của NHTM hiện đại. Chính sách xây dựng thương hiệu còn kém.
Hiện tại, hệ thống NHTMCP Việt Nam thiếu nguồn nhân lực quản lý ở trình độ cao. Năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ lãnh đạo còn nhiều hạn
chế, chưa bắt kịp với xu thế phát triển nhanh và mạnh của thị trường tài chính. Cơ cấu bộ máy quản lý còn cồng kềnh, chưa đánh giá đúng năng lực và sự đóng góp của từng nhân viên trong hoạt động ngân hàng. Ở nhiều ngân hàng, chỉ tiêu kinh doanh cho từng nhân viên chỉ mang tính trượng trưng, chưa đánh giá khả năng đóng góp của đội ngũ nhân lực. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng Việt Nam còn non trẻ nên thiếu kinh nghiệm trước việc ứng phó những tình huống phức tạp của thị trường.
Với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, sự phức tạp của thị trường tài chính, tiền tệ buộc các ngân hàng không chỉ tập trung kinh doanh các sản phẩm truyền thống mà phải xây dựng chương trình quản trị rủi ro nhằm tạo lợi thế so sánh, tối đa hoá lợi nhuận. Nhìn chung, công tác quản trị rủi ro tại các NHTMCP Việt Nam có được xem xét nhưng việc thực thi còn hạn chế, phần lớn dừng lại ở quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng. Việc quản trị rủi ro lãi suất cũng chưa thật sự hiệu quả và mang lại lợi ích mà mang tính chất đối phó tạm thời. Trước yêu cầu hội nhập, công tác quản trị trong mọi hoạt động ngân hàng cần được lưu tâm và thực hiện một cách đồng bộ, rộng khắp để các NHTMCP Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh so với các NHNNg.
Tại các NHTMCP Việt Nam, chính sách xây dựng thương hiệu chưa được chú trọng ngoại trừ những ngân hàng lớn như ACB, Sacombank. Hai ngân hàng này đang có chiến lược xây dựng thành những tập đoàn tài chính lớn mạnh và tạo được thương hiệu mạnh tại Việt Nam. Việc quảng bá thương hiệu còn hạn chế là do tiềm lực tài chính các ngân hàng chưa mạnh. Mặc dầu vốn điều lệ các NHTMCP có tăng dần theo thời gian nhưng so với các ngân hàng trong khu vực vẫn còn kém xa. Quy mô nhỏ, phát triển theo chiều rộng cũng chính là điểm yếu trong việc vận dụng các công cụ phái sinh tại các NHTMCP Việt Nam. Nguồn lực tài chính chưa đủ mạnh sẽ là nhân tố cản trở trong việc tiếp cận và áp dụng những sản phẩm hiện đại, phức tạp trong hoạt động của ngân hàng.
- Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, chưa đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là tín dụng, nợ quá hạn cao.
Đặc tính này được thể hiện thông qua thu nhập từ tín dụng chiếm phần lớn trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng. Theo số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính năm 2008, khối NHTMCP chiếm khoảng 50%-60% thu nhập từ lãi. Các sản phẩm dịch vụ còn tập trung nhiều vào sản phẩm truyền thống. Cơ cấu thu nhập tập trung nhiều vào mảng tín dụng sẽ gây ra rủi ro, không đảm bảo cho sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng. Hoạt động tín dụng vốn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, khi kinh tế ổn định, tín dụng tăng trưởng, gia tăng thu nhập
cho ngân hàng. Ngược lại khi kinh tế bất ổn, tín dụng thu hẹp làm sụt giảm thu nhập ngân hàng. Vì thế, theo xu hướng chung, các NHTMCP đang từng bước điều chỉnh lại cơ cấu thu nhập của mình hướng vào các mảng hoạt động khác, đặc biệt là mảng dịch vụ, đầu tư như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư vào trái phiếu…Việc vận dụng các công cụ phái sinh cũng là nhằm mục đích đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh của ngành ngân hàng giúp giảm thiểu rủi ro lãi suất cho chính khách hàng và ngân hàng. Sản phẩm dịch vụ được đa dạng cũng là phương thức gia tăng lợi nhuận ngân hàng trong trường hợp lãi suất trên thị trường có nhiều biến động ảnh hưởng đến thu nhập từ lãi vay.
Do nguồn thu nhập chính của các ngân hàng phát sinh từ tín dụng nên tỉ lệ nợ quá hạn luôn tồn tại ở các NHTMCP Việt Nam. Việc chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tất yếu dẫn đến việc kiểm soát các khoản vay thiếu chặt chẽ. Năm 2008, tỉ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng Việt Nam là 3,6% tổng dư nợ. Nguyên nhân này có thể lí giải do sự ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, không đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay; nguyên nhân xuất phát từ sự “đóng băng” của thị trường bất động sản. Trong tình huống, tín dụng thắt chặt trong năm 2008 và đầu năm 2010 ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận ngân hàng. Trong bối cảnh này, lãi suất huy động tăng cao trong khi thu nhập từ cho vay không trang trãi đủ các chi phí hoạt động, chi phí vận hành, đẩy mạnh tín dụng đồng nghĩa với việc giảm lợi nhuận ngân hàng. Chính khoảng thời gian này, các NHTMCP Việt Nam cần nhận thức gia tăng lợi nhuận từ việc cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá dịch vụ, phát triển các sản phẩm tài chính hiện đại.
- Khả năng sinh lời các NHTMCP thấp so các NHNNg. Công nghệ ngân hàng trong quản trị rủi ro chưa phát triển.
Do tỉ trọng thu nhập ngành ngân hàng Việt Nam tập trung quá nhiều vào sản phẩm tín dụng, tỉ lệ nợ quá hạn vì thế gia tăng. Khả năng quản trị, điều hành còn hạn chế góp phần gia tăng chi phí hoạt động, ảnh hưởng đến khả năng sinh lời các NHTMCP Việt Nam. Năm 2008, NIM của nhóm NHTMCP có thương hiệu của Việt Nam giao động từ 2% đến 3,5%. Trong khi đó, NIM của các NHNNg tại Việt Nam vượt trội. Nguyên nhân xuất phát từ việc quản trị rủi ro hiệu quả và thu nhập không tập trung chủ yếu vào tín dụng mà phân tán những mảng dịch vụ mà ngân hàng trong nước còn kém phát triển. Các sản phẩm phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất được triễn khai tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay và là thế mạnh của chi nhánh các NHNNg như HSBC, ANZ, Standard Chartered…Điều dễ hiểu là các NNNg này đến từ những quốc gia có thị trường
tài chính phát triển, sản phẩm dịch vụ đa dạng và khả năng tiếp cận sản phẩm mới, hiện đại một cách nhanh chóng.
Trong hội thảo Banking 2009, bà Dương Thu Hương nguyên phó thống đốc NHNN cho rằng “ Công nghệ hiện đại cho ngân hàng không phải là cái xa xôi, khó nhìn thấy gì cả, mà nó có thể đo được ngay, đếm được ngay. Nếu ngân hàng đưa ra được dịch vụ mới gì thì đó chính là ứng dụng công nghệ mới”. Theo quan điểm chung tại hội thảo, công nghệ ngân hàng Việt Nam cần thiên về công tác quản trị rủi ro. Nhìn chung, công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng còn nhiều yếu kém, sản phẩm chưa đa dạng. Các sản phẩm ngân hàng điện tử như phone banking, home banking, mobile banking internet banking chưa thật phổ biến rộng khắp và chỉ dừng lại ở việc xem thông tin tài khoản, liệt kê giao dịch.
Trong nhóm NHTMCP hàng đầu Việt Nam, ACB tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động của mình trong khi các ngân hàng khác công nghệ còn khá đơn điệu và chưa theo kịp. Tuy nhiên, trong công tác kinh doanh tiền tệ và quản trị rủi ro việc ứng dụng công nghệ chỉ dừng lại ở công tác nghiên cứu và thử nghiệm. Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng, là nhân tố không thể thiếu trong việc vận dụng các công cụ phái sinh, các sản phẩm tài chính hiện đại, phức tạp. Nhận thức tầm quan trọng này, các NHTMCP Việt Nam nổ lực cải tiến, đầu tư vào công nghệ ngân hàng nhằm bắt kịp với xu hướng toàn cầu hoá đang đến gần.
c/ Cơ hội
- Cơ hội nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm, quản trị rủi ro hiệu quả
Bước ra biển lớn, các NHTMCP Việt Nam đang đứng trước những thời cơ, vận hội mới trong thời mở cửa. Việc kinh doanh trong môi trường cạnh tranh bình đẵng trước những đối thủ mạnh trong ngành đặt các NHTMCP Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm. Các sản phẩm ngân hàng không chỉ dừng lại ở sản phẩm truyền thống. Theo tiến trình phát triển, các sản phẩm tài chính hiện đại phải được nghiên cứu và đưa vào hoạt động, gia tăng thu nhập cho ngân hàng. Song song cùng với sự phát triển các ngân hàng