1.3.1 .2Tại Anh
2.2 Tổng quan về chính sách lãi suất của NHNN VN trong thời gian qua
2.2.2 Giai đoạn từ 1996 đến tháng 7/2000: áp dụng mức trần lãi suất cho
vay
Ngày 28/12/1995, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định 381/QĐ-NH1 chính thức bỏ mức sàn lãi suất cho vay mà chỉ quy định trần lãi suất cho vay. Tùy vào từng thời kỳ mà Ngân hàng Nhà nước quy định mức trần lãi suất cho vay và phụ thuộc vào chủ trương phát triển kinh tế ở các vùng, miền mà cũng có mức lãi suất khác nhau. Nhà nước ưu đãi mức lãi suất cho vay đối với vùng sâu, vùng xa, đối tượng là người nghèo. Nhìn chung, trần lãi suất cho vay áp dụng cho các hợp tác xã tín dụng và quỹ tín dụng nhân dân cao hơn so với các tổ chức tín dụng khác. Bên cạnh đó, quyết định này cũng quy định rõ tỷ lệ chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động vốn bình quân là 0,35%tháng (4,2%năm). Chính quy định này gián tiếp ấn định mức sàn lãi suất huy động vốn. Ngân hàng Nhà nước can thiệp trực tiếp vào lợi nhuận của các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế, đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay vốn.
Năm 1997, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng ra đời là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động ngân hàng cũng như cơ chế lãi suất của Việt Nam trong giai đoạn này.
Ngày 17/01/1998, quyết định số 39/1998/QĐ-NHNN1 của Ngân hàng Nhà nước quy định chênh lệch lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động vốn bình quân được xoá bỏ, trần lãi suất cho vay tiếp tục được duy trì. Quyết định này cũng quy định cụ thể mức lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ tại các tổ chức tín dụng.
Đặc biệt trong 2 năm 1998-1999 nhằm khắc phục ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á, Ngân hàng Nhà nước liên tục có những động thái “nới lỏng” kiểm soát lãi suất bằng cách điều chỉnh trần lãi suất cho vay theo hướng giảm. Lãi suất tái cấp vốn cũng được điều chỉnh bằng cách quy định cụ thể và giảm từ 1,1% tháng trong năm 1997 xuống còn 0,7%tháng trong năm 1999. Trong giai đoạn này, lãi suất giảm nhưng lượng tiền gửi tại ngân hàng vẫn ổn định. Tín dụng trong nước tăng không hoàn toàn do lãi suất giảm, đó là sự gia tăng do chỉ đạo thực hiện các chương trình phát triển từ phía các doanh nghiệp nhà nước. Gia tăng tín dụng nhưng tiền gửi không tăng buộc các ngân hàng thương mại giảm tỉ lệ dự trữ hoặc đẩy mạnh vay vốn từ phía Ngân hàng Nhà nước. Trước tình hình trên, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc từ 10%năm xuống 7%năm lượng tiền gửi ngắn hạn vào tháng 2/1999.
Bảng 2.3: Trần lãi suất cho vay từ 1998 đến năm 2000 (%năm).
Thời gian T6/1998- T12/1998 T2/1999- T6/1999 T9/1999- T10/1999 T11/1999- T7/2000
Trần lãi suất cho vay 14,4 13,8 11,4 10,2
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các quyết định của Ngân hàng Nhà nước
Dựa trên nền tảng Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá được triển khai. Lãi suất tái chiết khấu được quy định ở mức thấp hơn 0,05%tháng so với lãi suất tái cấp vốn. Từ tháng 7/2000, nghiệp vụ thị trường mở cũng được đưa vào áp dụng.
Việc điều chỉnh lãi suất như trên là phù hợp với lộ trình tự do hoá lãi suất và nó là công cụ điều tiết vĩ mô cho sự khuyến khích đầu tư và tiêu dùng. Mặc dầu trên thực tế lãi suất chưa phản ánh đúng cung-cầu về vốn nhưng với sự cải
tiến từng bước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đi đúng hướng với mục tiêu phát triển chung của nền kinh tế.