Tình hình kinh tế xã hội từ năm 1986 đến nay

Một phần của tài liệu Vận dụng công cụ phái sinh quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM CP Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 39)

1.3.1 .2Tại Anh

2.1 Tình hình kinh tế xã hội từ năm 1986 đến nay

Giai đoạn từ sau năm 1986 đánh dấu bước ngoặt thay đổi trong tư duy phát triển kinh tế của Việt Nam. Tại đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, từ tư duy kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp chuyển sang quá độ phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo kinh tế thị trường nhưng kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. Đây là bước chuyển tiếp, quá độ trong suốt thời kỳ phát triển kinh tế Việt Nam về sau. Trong giai đoạn này, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở rộng giao thương, hội nhập quốc tế cũng được thông qua.

Có thể nói giai đoạn từ sau năm 1986 đến nay là một bước tiến vượt bậc trong tư duy kinh tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhất là trong thời gian đầu. Cơ sở pháp lý cho nền kinh tế thị trường dần dần được hình thành. Sự ra đời các văn bản pháp Luật như Luật đầu tư nước ngoài (1987), Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty (1991), sửa đổi hiến pháp Việt Nam (1992), Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật phá sản…Cơ chế thị trường cũng dần hình thành tạo tiền đề cho quá trình quá độ của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đó là sự ra đời và phát triển của thị trường lao động, thị trường tài chính-tiền tệ, thị trường bất động sản…Giá cả hàng hoá, dịch vụ do cung và cầu trên thị trường quyết định, không còn mang tính chất hành chính, mệnh lệnh như thời bao cấp. Mở rộng, gia tăng sức sản xuất tăng nguồn cung ứng đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của thị trường. Phát triển giáo dục, dân trí, gia tăng chất lượng cuộc sống cho người dân.

Song song đó, đường lối kinh tế đối ngoại dần thay đổi theo hướng mở, phát triển mối quan hệ kinh tế song phương, đa phương dựa trên nền tảng hợp tác bình đẳng và cùng có lợi.

Tóm lại, với sự thay đổi trong giai đoạn từ năm 1986 và không ngừng cải tiến, hoàn thiện liên tục cho mỗi giai đoạn đã thật sự mở ra một trang mới cho nền kinh tế Việt Nam. Sự đột phá này có thể cụ thể hoá qua những thành tựu đạt được trong mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế.

Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc từ 1995 đến 2007.

ĐVT: %

Nguồn: Tổng cục thống kê.

So với các quốc gia trong khu vực Châu Á, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam tương đối cao và ổn định. Mặc dầu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 1997-1998, các nước trong khu vực Đông Nam Á rơi vào trạng thái suy thoái kinh tế, tốc độ tăng trưởng âm nhưng kinh tế Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc khủng khoảng. Điều này có thể lí giải một phần do “độ mở” kinh tế Việt Nam còn hạn chế và phần khác là do những thành tựu đạt được trong giai đoạn trước đó đã tạo nền tảng cho sự bền vững của nền kinh tế.

Sự phát triển vững chắc của nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước là nền tảng để phát triển đa dạng, đầy đủ các loại thị trường trên con đường hội nhập, phát triển.

Như vậy, những thành tựu đạt được sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế Việt Nam là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, so với các quốc gia trong khu vực Việt Nam còn tiếp tục phấn đấu không ngừng. Thành tựu này là minh chứng cho đường lối phát triển đúng hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống, dân trí nâng cao, hội nhập kinh tế toàn cầu mở rộng là nền móng cho sự phát triển xa hơn, sâu hơn các loại thị trường vận hành theo cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu Vận dụng công cụ phái sinh quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM CP Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 39)