Giai đoạn từ tháng 6/2008 đến nay: cơ chế lãi suất cơ bản bên cạnh lã

Một phần của tài liệu Vận dụng công cụ phái sinh quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM CP Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 52)

1.3.1 .2Tại Anh

2.2 Tổng quan về chính sách lãi suất của NHNN VN trong thời gian qua

2.2.5 Giai đoạn từ tháng 6/2008 đến nay: cơ chế lãi suất cơ bản bên cạnh lã

nhiên, mức lãi suất thoả thuận này cũng được sự giám sát từ phía NHNN. Hàng tháng, các NHTM đều gửi báo cáo về tình hình lãi suất huy động và cho vay cho NHNN tham khảo. Trong chừng mực nào đó, lãi suất biến động quá lớn NHNN sẽ can thiệp kịp thời để điều chỉnh lãi suất trên thị trường. Do đó, mặc dầu trên tinh thần là lãi suất là giá cả thoả thuận giữa người mua và người bán nhưng mức độ biến động lãi suất cũng không nhiều. Rủi ro lãi suất tại các NHTM có tồn tại nhưng vẫn chưa thấy rõ những tác hại của rủi ro này.

Đến đầu năm 2008, cùng với các giải pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam trong thời này cũng như việc duy trì tính thanh khoản của các NHTM đã khiến các NHTM tham gia vào cuộc đua lãi suất. Lãi suất tăng một cách đột biến khiến cho tổn thất mang lại cho các NHTM là không nhỏ. Việc gia tăng chi phí huy động vốn một cách đột ngột và không thể tăng trưởng dư nợ tín dụng thật sự làm giảm thu nhập ròng của các NHTM. Bên cạnh đó, lãi suất huy động tăng cao nhưng lãi suất cho vay của những khoản vay đã giải ngân trước đó lại không thể điều chỉnh tăng. Rủi ro lãi suất là vô cùng lớn. Điều này khiến các NHTM đứng trước các khó khăn.

2.2.5 Giai đoạn từ tháng 6/2008 đến nay: cơ chế lãi suất cơ bản bên cạnh lãi suất thoả thuận. suất thoả thuận.

Về bản chất, cơ chế lãi suất cơ bản cùng với mức khống chế không vượt quá 150% lãi suất cơ bản cũng giống như trần lãi suất. Nó chỉ khác trần lãi suất ở chỗ việc xác định mức lãi suất cơ bản này còn tuỳ thuộc vào cung-cầu vốn trên thị trường, mặt bằng lãi suất chung của các ngân hàng lớn, mục tiêu chính sách

tiền tệ và cơ chế lãi suất cơ bản trên tương đối “thoáng” hơn trần lãi suất. Cũng phải nói thêm rằng, quyết định này ra đời làm cho lãi suất kinh doanh phù hợp với quy định trong bộ Luật dân sự, lãi suất do các bên thoả thuận không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định từng thời kỳ.

Ngày 30/05/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định số 1257/QĐ-NHNN quy định lãi suất cơ bản Đồng Việt Nam là 12%năm (tăng từ 8,75%năm lên 12%năm). Như vậy, mức trần lãi suất cho vay là 18%năm. Trong thời gian này, Ngân hàng Nhà nước cũng có quyết định gia tăng lãi suất tái cấp vốn (13%năm) và lãi suất chiết khấu (11%năm). Trong khoảng thời gian từ tháng 5/2008 đến tháng 9/2008, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nên hầu hết các công cụ điều hành nhằm thực thi cho chính sách này, lãi suất cũng là một công cụ để Ngân hàng Nhà nước tiến hành.

Bảng 2.4: Diễn biến các mức lãi suất điều hành của NHNN từ tháng 02/2008 đến tháng 12/2009. ĐVT: %/năm Thời điểm áp dụng Lãi suất cơ bản

Lãi suất cho vay tối đa

Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất chiết khấu 01/02/2008 8.75% 7.5% 6.0% 19/05/2008 12.0% 18.0% 13.0% 11.0% 11/06/2008 14.0% 21.0% 15.0% 13.0% 21/10/2008 13.0% 19.5% 14.0% 12.0% 05/11/2008 12.0% 18.0% 13.0% 11.0% 21/11/2008 11.0% 16.5% 12.0% 10.0% 05/12/2008 10.0% 15.0% 11.0% 9.0% 22/12/2008 8.5% 12.8% 9.5% 7.5% 01/02/2009 7.0% 10.5% 8.0% 6.0% 01/10/2009 7.0% 10.5% 7.0% 5.0% 01/12/2009 8.0% 12.0% 8.0% 6.0%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn)

Từ tháng 05/2008 đến tháng 10/2008, lãi suất căn bản tăng ở mức cao và cuối tháng 10/2008 lãi suất này bắt đầu giảm. Đến tháng 02/2009, lãi suất cơ bản ở mức 7%năm và khá ổn định suốt năm 2009.

Lãi suất tái cấp vốn cùng lãi suất chiết khấu cũng được điều chỉnh theo chính sách “thắt chặt” tiền tệ trong năm 2008.

Hình 2.2: Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu trong năm 2008-2009. ĐVT: %/năm

Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu có tương quan cùng chiều, đỉnh cao nhất là vào giữa năm 2008 và giảm dần cuối năm 2008 và trong ba quý đầu của 2009. Việc biến động các mức lãi suất trên đây nhằm thực hiện mục tiêu “thắt chặt”cũng như “nới lỏng” tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều đáng lưu ý, trong thời gian này khi có quy định trần là 150% lãi suất căn bản cuộc đua tăng lãi suất huy động của các ngân hàng lại tái diễn và đẩy lãi suất cho vay “đụng” trần. Cũng chính thời gian này xuất hiện lãi suất huy động kỳ hạn cực ngắn theo tuần, theo ngày và lãi suất huy động kỳ hạn ngắn lại cao hơn kỳ hạn dài.

Năm 2008 với nhiều biến động và ảnh hưởng suy thoái toàn cầu. Công cụ lãi suất là công cụ để Ngân hàng Nhà nước ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề, lạm phát năm 2008 ở mức khoảng 20%năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt như mục tiêu đề ra. Sang năm 2009, trước thực trạng suy thoái kinh tế trong nước, Chính Phủ liên tục đưa ra gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất (4%năm) cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giúp tăng trưởng kinh tế. Đối với các khoản vốn vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động thì việc hỗ trợ lãi suất kéo dài đến 31/12/2009 và đến 31/12/2011 đối với vốn vay trung, dài hạn mua sắm tài sản cố định.

Ngày 23/01/2009, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 01/2009/TT- NHNN hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của các tổ chức tín dụng, có hiệu lực từ ngày 01/02/2009. Theo Thông tư, “tổ chức tín dụng thực hiện lãi suất thoả thuận đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua các nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và trên cơ sở cung-cầu vốn thị trường, mức độ tín nhiệm của khách hàng vay”.

Từ đầu năm 2009, Việt Nam tồn tại đồng thời cơ chế lãi suất cơ bản áp dụng cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh và lãi suất thoả thuận áp dụng cho các mục đích vay vốn ngoài sản xuất, kinh doanh. Với cơ chế này nhằm hướng vào việc đầu tư, sản xuất kinh doanh hạn chế suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, cơ chế lãi suất thoả thuận này cũng mang lại nhiều rắc rối như việc áp dụng lãi suất cho vay ở mức cao của các tổ chức tín dụng, vượt quá giới hạn cho phép của quy định lãi suất thoả thuận trong bộ luật dân sự. Mục đích vay chưa phân định rõ ràng giữa sản xuất, kinh doanh và phi sản xuất, kinh doanh nhằm ấn định lãi suất

cho vay một cách đúng đắn. Chẳng hạn khách hàng cần vay tiền với mục đích sửa chữa nhà, một phần nhà để ở và một phần cho thuê. Ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay như thế nào là thoả đáng?. Trong năm 2009, lãi suất khá bình ổn so với năm trước đó. Lãi suất cơ bản được duy trì ổn định từ đầu năm đến 30/11/2009. Với xu hướng mở rộng tín dụng và kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua các gói kích cầu trong năm 2009, dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh ước tính trên 30% so với 2008. Nhằm gia tăng tính thanh khoản cũng như đáp ứng nguồn vốn nhu cầu cho vay của mình, các tổ chức tín dụng lại gia tăng lãi suất huy động nhằm hút nguồn vốn nhàn rỗi trong lưu thông. Trước diễn biến lãi suất, cung-cầu về vốn trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước gia tăng lãi suất cơ bản. Ngày 25/11/2009, quyết định 2665/QĐ-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/12/2009 quy định mức lãi suất cơ bản áp dụng trong thời gian này là 8%năm, trần lãi suất kinh doanh là 12%năm. Với mức lãi suất cơ bản này, lãi suất huy động đến giữa tháng 12/2009 dao động ở mức 10,5%năm cho kỳ hạn 12 tháng.

Tóm lại, cơ chế lãi suất Việt Nam dần dần tiến về tự do hoá, gắn với thị trường. Trong giai đoạn khó khăn tạm thời của kinh tế, sự tồn tại của bàn tay hữu hình là vô cùng cần thiết nhằm bình ổn lãi suất thị trường, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế vững bền.

Từ giữa năm 2008, lãi suất cơ bản không ngừng biến động. Một tháng có đến hai lần thay đổi lãi suất cơ bản. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thu nhập của các NHTM. Với sự tăng giảm lãi suất cơ bản khiến lãi suất huy động và cho vay cũng biến động theo. Từ tháng 6/2008 rủi ro lãi suất được nhìn nhận một cách rõ ràng nhất và tác động của nó đến các NHTM là rất lớn. Các NHTM phải liên tục điều chỉnh giảm chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận trong năm. Nhiều hợp đồng cho vay không mang lại lợi nhuận nhưng cũng phải duy trì. Làm gì để đối phó và phòng ngừa rủi ro trước sự biến động của lãi suất luôn là câu hỏi mà lãnh đạo NHTM cần được giải quyết một cách thấu đáo.

Bước qua năm 2009, lãi suất tương đối ổn định hơn nhưng những hợp đồng đã ký kết cho vay từ trước đó với mức lãi suất thấp hơn trong năm 2009 cũng không thể điều chỉnh hoặc tất toán trước hạn. Tuy nhiên, với chính sách kích cầu của Chính phủ trong năm 2009 nên lãi suất được duy trì tương đối ổn định và ở mức vừa phải nhằm kích thích tăng trưởng, gia tăng sản xuất.

Nhìn chung, trong giai đoạn này biến động lãi suất là khó dự đoán và những tổn thất do lãi suất mang lại cho các NHTM là không phải nhỏ. Rủi ro lãi suất hiện hữu và buộc các NHTM phải tìm những phương cách đối phó kịp thời.Việc phòng ngừa rủi ro do những biến động lãi suất gây ra ngày càng trở nên cấp thiết.

Một phần của tài liệu Vận dụng công cụ phái sinh quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM CP Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)