.2Tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tí n Sacombank

Một phần của tài liệu Vận dụng công cụ phái sinh quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM CP Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 56)

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập theo giấy phép số 0006/NH-GP ngày 05/12/1991 và bắt đầu hoạt động từ ngày 21/12/1991. Sacombank là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam. Sau 18 năm hoạt động, Sacombank có hơn 300 chi nhánh và phòng giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 văn phòng đại diện tại Trung Quốc, 1 chi nhánh tại Lào và 1 chi nhánh tại Campuchia.

Cũng tương tự các ngân hàng TMCP có thương hiệu tại Việt Nam, Sacombank trong giai đoạn đầu cũng nhận thức sự cần thiết trong công tác quản trị rủi ro lãi suất. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn IFC, ngân hàng ANZ và tổ chức CIDA của Canada, Sacombank đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro cho mình từ năm 2005 và dần hoàn thiện vào các năm sau này. Sacombank đã thành lập Ủy ban quản lý tài sản nợ-có (ALCO) nhằm phân tích biến động và mức độ tăng trưởng trên bảng cân đối kế toán, nhất là đối với các tài sản có nhạy cảm và các tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất. Trên cơ sở đó, ALCO tác động đến lãi suất giúp giảm thiểu rủi ro kịp thời cho ngân hàng.

Từ năm 2005, Sacombank đã tiến hành đo lường rủi ro lãi suất bằng các báo cáo chênh lệch thời gian đáo hạn và xác định lại lãi suất phân bổ theo các phân đoạn thời gian khác nhau như dưới 1 tháng, từ 1-3 tháng, từ 3-6 tháng, từ 6- 12 tháng, 1- 5năm, trên 5 năm. Căn cứ trên các báo cáo này cùng với việc nhận định xu hướng, diễn biến biến động lãi suất trên thị trường ALCO sẽ quyết định duy trì các mức chênh lệch thích hợp nhằm định hướng cho hoạt động ngân hàng trên toàn hệ thống.

Trước sự diễn biến phức tạp của lãi suất hiện nay, lãi suất cho vay của ngân hàng được điều chỉnh theo lãi suất huy động và cộng biên độ dao động. Đó là phương thức phổ biến nhằm hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động ngân hàng hiện nay.

Ở trạng thái VND, Sacombank đang sử dụng vốn huy động ngắn hạn để đầu tư tài sản dài hạn tức là nguồn vốn nhạy cảm lãi suất hơn là tài sản nhạy cảm lãi suất. Vì thế, lãi suất thị trường tăng dẫn đến giảm thu nhập lãi suất và ngược lại. Trong ngắn hạn, thu nhập ròng của ngân hàng sẽ giảm trong trường hợp lãi suất VND tăng.

Hiện tại, Sacombank đã xây dựng được hệ thống báo cáo điều hành và quản lý một cách xuyên suốt, khoa học từ cấp quản lý, cấp điều hành trên toàn hệ thống. Do đó, mỗi biến động lãi suất trên thị trường đều được Sacombank tiếp nhận và xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, Sacombank cũng đã triển khai “Chính sách lãi suất linh hoạt” cho từng địa bàn có chi nhánh trực thuộc, nhằm phát huy khả năng cạnh tranh và phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của từng khu vực. Ngoài ra, phòng nghiệp vụ ngân hàng đã từng bước phát triển và hoàn chỉnh hệ thống điều hành lãi suất cho toàn hệ thống, sử dụng tốt nhất các nguồn vốn huy động, xây dựng các mô hình, chỉ số quản lý rủi ro nhằm phát hiện và cảnh báo kịp thời những rủi ro lãi suất tiềm tàng.

Trong giai đoạn này, Sacombank cũng đang nghiên cứu đưa các sản phẩm phái sinh về lãi suất trong quản trị rủi ro tại ngân hàng như hoán đổi lãi suất, kỳ hạn lãi suất. Hiện tại, các sản phẩm này vẫn chưa được đưa vào áp dụng tại Sacombank.

Tóm lại, cũng giống như các ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam, công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Sacombank chỉ dừng lại ở việc sử dụng các công cụ như đo lường độ nhạy cảm và phân tích kỳ hạn lãi suất. Từ đó, chính sách lãi suất được điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế rủi ro lãi suất cho ngân hàng. Các công cụ phái sinh vẫn chưa được vận dụng cho việc quản trị rủi ro lãi suất tại Sacombank.

Một phần của tài liệu Vận dụng công cụ phái sinh quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM CP Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)