1.3.1 .2Tại Anh
2.3 Thực trạng vận dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro lã
suất tại các NHTMCP Việt Nam trong thời gian qua.
2.3.1 Thực trạng phát triển hệ thống NHTMCP Việt Nam trong thời gian qua qua
Dựa trên nền tảng Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng cũng như cam kết trong lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam, ngành ngân hàng dần hình thành và phát triển với đa dạng nhiều loại hình. Ngân hàng Việt Nam không những tăng về số lượng mà còn cải thiện về chất lượng. Trước năm 2006, ngành ngân hàng khá là trầm lắng. Trong khoảng thời gian 2006-2008, nhiều ngân hàng được thành lập đánh dấu bước ngoặt phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nguyên nhân của sự ra đời một cách ồ ạt này là tỉ suất sinh lợi ngành ngân hàng cao, sự phát triển quá nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2007 và không loại trừ nguyên nhân thành lập ngân hàng để tiến hành “mua bán giấy phép” cho các công ty trong và ngoài nước.
“Hàng loạt các ngân hàng cổ phần nông thôn trước đây tưởng như đã giải thể, nay đã được các tập đoàn kinh tế lớn đổ vốn và nâng cấp thành ngân hàng đô thị, mở rộng quy mô, mạng lưới hoạt động”.
“Không chỉ thành lập ngân hàng mới, mà nhiều ngân hàng hiện có đang đua nhau phát hành thêm cổ phiếu, tăng vốn điều lệ, điều mà chính nhiều người trong ngành cũng tỏ ra lo ngại”
Nguồn: Hà Phan, Đua nhau thành lập ngân hàng, 26/03/2007, báo Tiền Phong.
Việc ra đời hàng loạt ngân hàng kết hợp sự mở rộng mạng lưới hoạt động của các ngân hàng hiện tại đã khiến thị trường tài chính sôi động hẳn lên. Các phố ngân hàng hình thành và mật độ ngày càng dày đặc, bước ra ngõ gặp ngân hàng là cách khắc hoạ rõ nét nhất mạng lưới hoạt động. Cùng với việc gia tăng ồ ạt, chất lượng dịch vụ cũng được nâng cao, đa dạng dịch vụ, phục vụ khách hàng tận tâm.
Bảng 2.5: Số lượng các tổ chức tài chính tại Việt Nam Thời gian Thời gian Loại hình Đến 31/12/2008 Đến 31/12/2009 Tăng(+) / Giảm (-) NHTM Nhà nước 6 5 -1 NHTMCP đô thị 35 39 +4 NHTMCP nông thôn 1 0 -1 CNNH nước ngoài 37 40 +3 NH liên doanh 5 5 0 NH 100% vốn nước ngoài 0 5 +5 VPĐD ngân hàng nước ngoài 54 53 -1
Cty cho thuê tài chính 13 13 0
Cty tài chính 12 17 +5
Tổng 163 177 +14
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn)
Bảng số liệu trên cho thấy bên cạnh sự gia tăng số lượng ngân hàng trong nước (tăng 2) đó là sự ra đời các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (tăng 12).
Tóm lại, ngành ngân hàng Việt Nam thật sự chuyển mình và phát triển cùng xu hướng hiện đại của các nước trên thế giới. Việc tự do hoá thị trường tài chính vừa là thời cơ vừa là thách thức để các ngân hàng phát triển. Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các yếu tố thị trường biến động khôn lường buộc các tổ chức tài chính phải có chiến lược kiểm soát rủi ro và quản trị đúng đắn nhằm gia tăng lợi nhuận.
2.3.2 Thực trạng vận dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTMCP Việt Nam. suất tại các NHTMCP Việt Nam.