1.3.1 .2Tại Anh
2.2 Tổng quan về chính sách lãi suất của NHNN VN trong thời gian qua
2.2.3 Giai đoạn từ tháng 8/2000 đến tháng 5/2002: cơ chế lãi suất cơ bản
cộng biên độ dao động trong từng thời kỳ.
Ngày 02/08/2000, quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN1 công bố lãi suất cơ bản cộng biên độ dao động làm cơ sở hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, có hiệu lực thi hành từ ngày 05/08/2000. Mức lãi suất cho vay áp dụng cho các ngân hàng thương mại không vượt quá lãi suất cơ bản cộng biên độ 0,3%tháng đối với vay vốn ngắn hạn và 0,5%tháng đối với vay vốn trung, dài hạn. Mức lãi suất cơ bản này dựa trên việc tham khảo lãi suất cho vay thương mại đối với nhóm khách hàng tốt nhất của nhóm các tổ chức tín dụng được lựa chọn theo quyết định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Lãi suất cơ bản tùy thuộc vào lãi suất của thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, xu hướng biến động cung và cầu về vốn. Tại quyết định này, Ngân hàng Nhà nước cũng quy định lãi suất cho vay đô la Mỹ và các ngoại tệ khác. Theo đó, lãi suất cho vay đô la Mỹ không vượt quá lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng Singapore kỳ hạn 3 tháng đối với cho vay ngắn hạn và kỳ hạn 6 tháng đối với cho vay trung, dài hạn tại thời điểm cho vay và cộng biên độ dao động được quy định trong từng thời kỳ. Đối với các ngoại tệ khác, lãi suất cho vay là dựa trên lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn trong nước của từng loại ngoại tệ.
Việc ấn định lãi suất cơ bản cùng biên độ dao động không khác nhiều so với cơ chế trần lãi suất trước đây. Tuy nhiên, biên độ lãi suất tồn tại tạo tính linh hoạt cho ngân hàng trong việc thoả thuận “giá cả” đối với từng đối tượng khách hàng. Lãi suất cơ bản cũng thay đổi theo những tín hiệu của thị trường. Trong 2 năm 2000 và năm 2001, lãi suất cơ bản giảm nhằm kích thích đầu tư và tiêu dùng, điều này cũng khiến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại giảm theo. Trong khi đó, việc huy động vốn lại rất hạn chế. Nhằm gia tăng tính cạnh tranh trong việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại, lãi suất huy động gia tăng, khoảng chênh lệch giữa cho vay và huy động thu hẹp. Điều này cần thiết phải có cơ chế lãi suất mới được thông qua.
Cũng trong năm 2001, trần lãi suất cho vay ngoại tệ bị xoá bỏ. Người đi vay và người cho vay có thể thoả thuận mức lãi suất này. Tự do hoá lãi suất dần dần được thực hiện, trước tiên là ngoại tệ.