Bài học kinh nghiệm của một số công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận

Một phần của tài liệu các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận và tiếp vận quốc tế interlogistics (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.5. Bài học kinh nghiệm của một số công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận

hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

1.5.1. Tập đoàn FedEx

FedEx là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới trong lĩnh vực giao nhận và vận chuyển hàng hóa. Để có được thành công như ngày hôm nay, FedEx đã thực hiện nhiều chiến lược, kế sách đối phó với từng đối thủ, đưa ra những giải pháp, hướng phát triển mới giúp FedEx không những giữ được vị thế tiên phong mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm thực hiện đúng những yêu cần của các đối tác.

Một số bài học kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình xây dựng và phát triển công ty mà các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa có thể học hỏi từ FedEx là:

 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ

FedEx luôn cố gắng tạo nên một danh mục đa dạng các hoạt động về dịch vụ khác nhau liên quan đến ngành giao nhận và vận chuyển. Công ty thực hiện việc đa dạng hóa bằng cách thêm vào các sản phẩm, dịch vụ mới có liên quan với sản phẩm và dịch vụ hiện có để cung cấp cho khách hàng hiện tại. Những sản phẩm, dịch vụ mới này cũng có liên hệ với nhau làm tăng doanh số bán của sản phẩm, dịch vụ hiện tại.

Yếu tố dẫn đến thành công của chiến lược đa dạng hóa sản phẩm là FedEx đã cung cấp các dịch vụ được tạo ra từ mong muốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khi muốn đa dạng hóa hoạt động của mình, FedEx nỗ lực nhận diện các nhu cầu có thực của khách hàng, tìm cách đáp ứng nhu cầu đó với sự thuận tiện và mức chi phí

23

mà khách hàng chấp nhận được. Liên tục nhận diện nhu cầu, tìm cách tối ưu nhất để đáp ứng và FedEx đã thành công với chiến lược này

Bài học trong việc phát triển thị trường

Nhận thấy Trung Quốc là một quốc gia đầy tiềm năng phát triển, nên FedEx đã tiến hành việc mở rộng kinh doanh sang thị trường này. Và cho đến ngày nay, việc mở rộng thị trường sang Trung Quốc đã mang đến cho công ty nhiều thành công lớn. Tuy nhiên để đạt được những thành công như ngày hôm nay, FedEx đã trải qua nhiều thất bại trong chiến lược khi tiếp cận thị trường này.

Vào thời điểm ban đầu khi xâm nhập vào thị trường Trung Quốc, FedEx đã tung ra các dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng và tìm kiếm sự hiệu quả và đáng tin cậy trong các dịch vụ của mình. Tuy nhiên mức giá mà FedEx tung ra thì cao hơn nhiều so với các công ty khác. Mặt khác, các khách hàng ở Trung Quốc đã quen với mức giá thấp và chỉ cần bảo đảm đúng chất lượng và thời gian chuyển phát là họ đã chấp nhận, vì thế việc giá dịch vụ cao đã tác động mạnh mẽ đến hành vi của khách hàng, làm số lượng khách hàng của công ty giảm sút nhanh chóng.

Sau này, nhận thấy sai lầm trong việc định giá dịch vụ cao, FedEx đã quay sang chiến lược giá thấp trong dài hạn. Động thái thay đổi chiến lược đột ngột của FedEx đi ngược lại với tình hình gia tăng chi phí chung của doanh nghiệp, vì thế trong những năm này FedEx đã bị lỗ khá nhiều.

Bài học rút ra ở đây là khi xâm nhập thị trường Trung Quốc, FedEx đã không nghiên cứu kĩ môi trường kinh doanh tại một thị trường giàu biến động như Trung Quốc. Thời gian để họ đạt mục tiêu chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc kéo dài hơn so với tính toán khiên họ thua lỗ nặng khi áp dụng chiến lược giá thấp tại đây.

1.5.2. NYK Logistics

NYK Logistics là một trong những tập đoàn vận tải biển hàng đầu thế giới, chuyên cung cấp các dịch vụ vận tải và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

24

NYK Logistics đạt được thành công như hôm nay ngoài việc có mạng lưới vận tải hàng hải lớn nhất thế giới với hơn 130 tàu container, thì công ty đã áp dụng thành công công nghệ thông tin vào quy trình quản lý thông tin của mình.

Với việc áp dụng quản lý thông tin tiên tiến giúp cho công ty có thể điều hành hệ thống giao nhận của mình một cách tốt nhất, bằng cách kết nối giữa hệ thống điều hành kho bãi, hệ thống quản lý vận tải và các hệ thống khác một cách nhịp nhàng. Điều này giúp cho công ty nắm rõ đầy đủ thông tin trong hệ thống của mình nhằm cung cấp các dịch vụ cho khách hàng một cách phù hợp và chính xác. Ngoài ra hệ thống này còn có chức năng giúp cho khách hàng có thể giám sát được

25

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1

Nội dung chính trong chương này, tác giả trình bày các cơ sở khoa học liên quan đến đề tài gồm khái quát chung về giao nhận hàng hóa và người giao nhận, khái quát chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, các loại hình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và các nhân tố ảnh hưởng đến nó, và cuối cùng là các bài học kinh nghiệm của một số công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.

Chương tiếp theo tác giả sẽ đi vào phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đưởng biển tại Công ty Cổ Phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics trong giai đoạn 2010-2014.

26

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VÀ TIẾP VẬN QUỐC TẾ INTERLOGISTICS 2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty

Một phần của tài liệu các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận và tiếp vận quốc tế interlogistics (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)