Phân tích khách hàng chính và thị trường kinh doanh dịch vụ giao

Một phần của tài liệu các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận và tiếp vận quốc tế interlogistics (Trang 78 - 81)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.3. Phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập

2.3.4. Phân tích khách hàng chính và thị trường kinh doanh dịch vụ giao

hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty

Khách hàng chính của công ty trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển bao gồm: các công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và các công ty giao nhận khác

67

Hình 2.14 Tỷ trọng trong cơ cấu khách hàng chính của công ty

Nguồn: Phòng kế toán

Từ số liệu trên, nhận thấy rằng các công ty sản xuất – kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa chiếm tỷ trọng cao nhất (64%). Bởi đây chính là các công ty thường nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất từ các nhà cung cấp ở các thị trường trên thế giới về nhằm sản xuất, chế biến thành các sản phẩm hoàn thiện. Từ các sản phẩm hoàn thiện này, các công ty này tiếp tục xuất khẩu sang các thị trường khác. Các công ty này thường xuyên sử dụng các dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu của công ty để nhập hàng và xuất đi trở lại. Đặc điểm của các công ty này là có lượng hàng xuất nhập khẩu lớn, luôn sử dụng một dịch vụ xuất và nhập khẩu cố định, ít thay đổi sang các loại hình khác và thường là xuất nhập khẩu hàng nguyên container (FCL).

Chiểm tỷ trọng 36% còn lại là các công ty giao nhận khác. Đây là các công ty giao nhận thay mặt các khách hàng của họ sử dụng dịch vụ giao nhận của công ty. Lượng hàng của họ thường ít và nhỏ lẻ, nên các công ty này thường xuất nhập khẩu hàng LCL.

Thị trường giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty đa dạng, nhưng chủ yếu bao gồm các thị trường: ASEAN, Trung Quốc, các quốc gia châu Âu, Mỹ và các quốc gia khác.

64% 36%

Công ty SX-KD xuất nhập khẩu hàng hóa

68

Đơn vị tính: %

Hình 2.15. Tỷ trọng cơ cấu thị trường kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Qua bảng số liệu trên, các thị trường kinh doanh hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển chủ lực hiện nay của công ty là ASEAN, Trung Quốc và EU. Tổng tỷ trọng của cả ba thị trường này là hơn 80% trong tổng cơ cấu. Trong đó:

Thị trường ASEAN chiếm tỷ trọng cao nhất với 33% trong cơ cấu và tiếp tục có xu hướng tăng qua từng năm. Thị trường ASEAN chiếm tỷ trọng cao bởi Việt Nam và các quốc gia ASEAN luôn giành cho nhau những đãi ngộ và ưu đãi, đặc biệt là vấn đề về thuế; ngoài ra đây là thị trường có khoảng cách địa lý gần với nước ta và có nhiều nét tương đồng trong quan hệ giao dịch buôn bán. Đặc biệt cộng đồng kinh tế ASEAN được sắp được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ mua bán giữa các bên. Từ những điều kiện trên đã giúp quan hệ mua bán giữa các bên được đẩy mạnh trong nhiều năm qua, giúp cho lượng hàng hóa mà công ty thực hiện giao nhận giữa Việt Nam và các quốc gia ASEAN được đẩy mạnh. Các

33 27 20 15 5 ASEAN Trung Quốc EU Mỹ Các quốc gia khác

69

loại hàng hóa giao nhận chủ yếu của công ty tại thị trường ASEAN gồm các đồ thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm chế biến, tiêu,…

Chiếm tỷ trọng thứ hai là Trung Quốc với tỷ trọng là 27%. Đây là thị trường mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước sử dụng các dịch vụ của công ty nhằm nhập khẩu các nguồn nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm, đặc biệt là các nguyên liệu dệt may, giày da, … Thị trường Trung Quốc rộng lớn, nhu cầu sử dụng các sản phẩm đến từ Việt Nam cũng khá cao, vì vậy lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai bên ngày một tăng. Hoạt động kinh doanh giao nhận của công ty với thị trường Trung Quốc cũng từ đó mà ngày một phát triển.

Kế tiếp là thị trường EU chiếm tỷ trọng 20%, đây là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn và khả năng thanh toán cao, một thị trường mà các sản phẩm từ Việt Nam được ưa chuộng. Ngoài ra thị trường EU cũng đã giành nhiều ưu đãi cho Việt Nam thông qua các mối quan hệ thương mại song phương. Hàng hóa được công ty giao nhận tại thị trường này chủ yếu là các sản phẩm dệt may, giày dép, đồ chơi trẻ em, đồ thủ công mỹ nghệ.

Thị trường cuối cùng là thị trường Mỹ, đây là thị trường mà công ty thường thực hiện hoạt động giao nhận đối với các sản phẩm giày dép, đồ thủ công. Mối quan hệ hợp tác Việt Nam và Mỹ trong những năm qua đã có nhiều bước tiến lớn, đặc biệt sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam và Mỹ có hiệu lực giúp cho lượng hàng hóa trao đổi giữa hai bên ngày một tăng.

Một phần của tài liệu các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận và tiếp vận quốc tế interlogistics (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)