CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
3.3. Một số kiến nghị
3.3.2. Các cơ quan ban ngành
Một số kiến nghị đối với các cơ quan ban ngành được tác giả đưa ra như sau:
- Nhà nước và các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải sử dụng các công cụ vĩ
mô một cách có hiệu quả nhằm đẩy mạnh hoạt động ngoại thương, từ đó tác động đến hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của các doanh nghiệp trong ngành. Đặc biệt là các chính sách về thuế suất, chính sách tiền tệ,…cần linh động và có nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
- Bộ Giao thông vận tải cần phải đầu tư để cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ
thống cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ cho hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa bằng đường biển như cầu đường, bến cảng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng và minh bạch, nhằm
tạo môi trường kinh doanh hiệu quả và an toàn cho các doanh nghiệp kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
106
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 3
Trong chương này, dựa trên các cơ sở đề xuất giải pháp gồm quan điểm, định hướng của Nhà nước, dự báo tương lai ngành giao nhận và xây dựng ma trận SWOT, tác giả đã đưa ra các quan điểm về các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ Phần Giao nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics.
Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị đối với Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam và các cơ quan ban ngành nhằm giúp cho các giải pháp đề ra được thực hiện một cách có hiệu quả.
107
KẾT LUẬN
Ngành kinh doanh giao nhận tại Việt Nam từ lúc ra đời cho đến nay đã ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của nó đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nước nhà. Khi thương mại quốc tế ngày càng mở rộng, đặc biệt khi Việt Nam sắp trở thành thành viên chính thức của Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), điều này sẽ giúp cho ngành giao nhận nước nhà bước vào giai đoạn phát triển mạnh. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh giao nhận và cơ hội phát triển của ngành kinh doanh giao nhận nước nhà, công ty giao nhận và tiếp vận quốc tế Interlogistics luôn mong muốn không ngừng nâng cao và hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Khóa luận tốt nghiệp này tác giả đã tập trung trình bày một số vấn đề như sau:
- Cung cấp một bức tranh khái quát toàn cảnh về quá trình hình thành và phát
triển, tóm tắt quy mô hoạt động, sơ đồ tổ chức… của Công ty Cổ Phần Giao nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics
- Nêu lên quy trình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu và nhập
khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ Phần Giao nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics
- Phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường biển của Công ty Cổ Phần Giao nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics trong giai đoạn 2010-2014.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ Phần Giao nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics
- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh
giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ Phần Giao nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics.
108
Tuy nhiên, tác giả tự nhận thấy khóa luận vẫn còn hạn chế một số vấn đề như sau:
- Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty còn mang tính chủ
quan từ tác giả
- Các số liệu sử dụng hầu hết là số liệu thứ cấp lấy từ công ty và từ các nguồn
trên Internet, chưa có số liệu sơ cấp được khảo sát một cách thực tế.
Hi vọng các nghiên cứu tiếp theo sẽ giải quyết được một số hạn chế nêu trên để bài nghiên cứu có những nhận định, đánh giá một cách khách quan và chính xác hơn.
109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tư Pháp, 2005. Bộ luật Hàng hải Việt Nam, số 40/2005/QH11. Quốc
Hội. Ngày 14/6/2005.
2. Bộ Tư Pháp, 2005. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, số 45/2005/QH11.
Quốc Hội. Ngày 14/6/2005.
3. Bộ Tư Pháp, 2005. Luật Thương mại, số 36/2005/QH11. Quốc Hội. Ngày
14/6/2005.
4. Bùi Thị Doan, 2007. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics tại công ty cổ phần Vinafco. Có tại: http://doc.edu.vn/tai- lieu/chuyen-de-thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao-chat-luong-dich-vu-
logistics-tai-cong-ty-co-phan-vinafco-71812/. (Ngày truy cập: 20/3/2014).
5. Cao Phong, 2015. Logistics chuyển biến mạnh mẽ. Vietnam Logistics, số 90.
6. Chính phủ, 2007. Nghị định quy định chi tiết luật thương mại về điều kiện
kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics, số 140/2007/NĐ-CP. Ngày 5/9/2007.
7. Đoàn Ngọc Ninh, 2015. Mô hình đánh giá hệ thống Logistics. Vietnam
Logistics, số 90.
8. Đoàn thị Hồng Vân, 2013. Logistics- Những vấn đề cơ bản. Nhà xuất bản lao
động – xã hội.
9. Đoàn Thị Hồng Vân, 2013. Quản trị xuất nhập khẩu. Nhà xuất bản tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh.
10.Lê Thị Thu Hương, 2012. Công tác đánh giá thực hiện công việc trong một
tổ chức. Có tại: https://voer.edu.vn/m/cong-tac-danh-gia-thuc-hien-cong- viec-trong-mot-to-chuc/2a43e17a. (Ngày truy cập: 15/4/2015)
11.Nguyễn Hùng, 2015. Bước chuyển 40 năm của Logistics Việt Nam. Vietnam
Logistics, số 90.
12.Nguyễn Thị Khánh Dung, 2004. Giao nhận và quản lý hoạt động giao nhận
110
van-thac-si-kinh-te-giao-nhan-va-quan-ly-hoat-dong-giao-nhan-hang-hoa- xuat-nhap-khau-cua-viet--1662844.html. (Ngày truy cập : 5/3/2015)
13.Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam, 2013. Chiến lược và chính sách
kinh doanh. Nhà xuất bản Hồng Đức.
14.Phạm Mạnh Hiền, 2012. Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương. Nhà xuất bản lao động – xã hội.
15.Phan Thị Ánh, 2013. Hạn chế rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất
khẩu sang thị trường EU của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam. Có tại: http://123doc.org/document/2621071-han-che-rui-ro-trong-qua-trinh-giao- nhan-hang-hoa-xuat-khau-sang-thi-truong-eu-cua-cong-ty-tnhh-kee-eun-viet- nam.htm. (Ngày truy cập: 1/5/2015).
16.Phan Thị Thúy Nga, 2007. Dịch vụ Logistics trong vận tải và giao nhận của
Việt Nam. Có tại: http://luanvan.co/luan-van/de-tai-dich-vu-logistics-trong- van-tai-va-giao-nhan-cua-viet-nam-57143.(Ngày truy cập: 22/4/2015)
17.Phùng Quốc Mẫn, 2015. Quản lý nhà nước tạo điều kiện Logistics phát triển.
Vietnam Logistics, số 89.
18.Tổng cục Hải Quan, 2005. Quyết định về việc ban hành quy trình thủ tục hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, số 1951/2005/QĐ- TCHQ. Ngày 19/12/2005.
19.Trần Văn Hợp, 2012. Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty TNHH giao nhận vận tải Hà Thành. Có tại: http://www.doko.vn/luan-van/nang-cao-chat-luong-dich-vu-giao-nhan-van- tai-hang-hoa-xuat-nhap-khau-cua-cong-ty-tnhh-giao-nhan-van-tai-ha-thanh- 352799. (Ngày truy cập: 7/4/2015)
20.Võ Thanh Thu, 2011. Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhà xuất bản
111