CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.2 Dự báo trong tương lai về ngành kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
Ngành kinh doanh hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển hiện nay đang có những bước phát triển nhanh chóng và mức đóng góp vào GDP quốc gia ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê vào năm 2013 của Bộ công Thương, sau 5 năm gia nhập WTO, trung bình mỗi năm ngành kinh doanh hoạt động giao nhận đóng góp khoảng 20% GDP cho nền kinh tế Việt Nam; trong khi trên thế giới chỉ khoảng 9-9,5%. Điều này cho thấy tầm quan trọng của ngành kinh doanh giao nhận đối với nền kinh tế.
Theo dự báo của nhà chuyên môn, từ năm 2015 đến năm 2020 ngành kinh doanh giao nhận nước ta sẽ phát triển rất nhanh chóng, mức tăng trưởng có thể đạt đến 25%/năm. Thực sự đây là một con số ấn tượng đối với một ngành chỉ mới phát triển trong chục năm trở lại đây.
Bảng 3.1. Dự báo giá trị sản lượng ngành giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế Việt Nam đến năm 2020
Năm 2015 2020
Giá trị sản lượng (tỷ USD)
7,4 11,92
Nguồn: Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam
Cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế và tham gia vào các tổ chức thương mại như WTO, và sắp tới là hiệp định đàm phán kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương TPP thì nhu cầu trao đổi hàng hóa với thế giới sẽ ngày càng tăng cao, khối lượng sản xuất ngày càng lớn dẫn đến nhu cầu lưu chuyển hàng hóa không ngừng tăng lên. Điều đó chứng tỏ triển vọng phát triển của hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận sẽ có những bước phát triển vượt bậc trong những năm tới.