hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ Phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics
Từ các kết hợp từ ma trận SWOT xây dựng nên được các giải pháp áp dụng tại Công ty Cổ Phần Giao nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics như sau:
3.2.1. Giải pháp 1: Kết hợp S1+S6+O2: Phát triển kinh doanh dịch vụ theo hướng ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận
Mục tiêu của giải pháp
Nhằm tận dụng kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu để nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng. Một mặt, nhằm giữ chân khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ của công ty trong thời gian dài, mặt khác nhằm cạnh tranh với các đối thủ trong ngành.
Các bước triển khai
Để thực hiện được biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, công ty Interlogistics cần thực hiện đồng bộ trên nhiều mặt:
- Thực hiện việc quản lý có hệ thống các hoạt động liên quan đến nhau như vận tải, phát hành chứng từ, quản lý đơn hàng, khai báo hải quan… nhằm thực hiện việc giao nhận hàng hóa nhanh chóng, chính xác và hạn chế các rủi ro phát sinh trong quá trình giao nhận. Để việc quản lý một cách có hệ thống thì công ty cần ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quy trình của mình, tiêu biểu như hệ thống quán trị doanh nghiệp tích hợp ERP (Enterprise Resoures Planning). Đây là hệ thống hoàn toàn tự động, nó giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý mọi hoạt động như quản trị nguồn nhân lực, quản lý tài chính nội bộ, quản lý bán hàng, tiếp thị sản phẩm…
91
- Phát triển dịch vụ kho bãi của công ty hiện có doanh thu đang giảm sút qua
từng năm thông qua việc xây dựng và hiện đại hóa các trang thiết bị vận hành trong kho, nâng cao công tác quản lý, cung cấp các dịch vụ bảo quản hàng hóa hợp lý… nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ kho bãi của công ty
- Thực hiện việc liên doanh, liên kết với các công ty Logistics nước ngoài nhằm tích lũy kinh nghiệm, tích lũy vốn và tận dụng các thế mạnh của các công ty này ở các thị trường nước ngoài
- Việc nâng cao chất lượng dịch vụ cũng được cụ thể qua việc tăng cường công tác chăm sóc khách hàng nhằm giữ được những khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ và mang lại doanh thu cho công ty, bằng các biện pháp sau:
Xây dựng chính sách tạo dựng bằng chứng hữu hình về dịch vụ: bằng cách
đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho công ty, lắp đặt, sắp xếp và bố trí các thiết bị, vật dụng, lối đi cho khách hàng, cũng như không gian làm việc phục vụ khách hàng. Địa điểm giao dịch với khách hàng đảm bảo được yêu cầu về chỗ ngồi, cùng các tiện nghi như âm thanh, ánh sáng, sự thoáng mát, giải trí, thư giãn… chính điều này tạo nên ấn tượng ban đầu trước khi giao dịch cho khách hàng, tạo nên hình ảnh đẹp của công ty đến cảm nhận của khách hàng
Xây dựng chính sách gia tăng độ tin cậy: thường xuyên xây dựng và nâng
cao uy tín, chất lượng của thương hiệu; đảm bảo sự chắc chắn của các cam kết, sự tuân thủ quy định… giúp cho tạo niềm tin, sự tin cậy cho khách hàng khi mới tiếp cận, lựa chọn và sử dụng các sản phẩm dịch vụ
Xây dựng kênh phản hồi cho khách hàng về dịch vụ công ty một cách nhanh chóng, kịp thời và toàn diện. Các thắc mắc, khiếu nại, phàn nàn của khách hàng cần được giải đáp thấu tình, nhanh chóng và thỏa mãn.
Tuyển chọn, đào tạo đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng làm việc chu
đáo, thân thiện, quan tâm đặc biệt đến khách hàng và khả năng thấu hiểu những nhu cầu của khách hàng
92
Xây dựng chính sách giá phù hợp đối với các dịch vụ cho khách hàng, đặc
biệt có những mức giá ưu đãi đối với một số khách hàng thân thiết, hay sử dụng dịch vụ giao nhận của công ty
Tính khả thi
Hiện nay để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh thị trường thì tự nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty mình là một biện pháp hữu hiệu và có tính hiệu quả nhất. Nâng cao chất lượng dịch vụ cũng chính là nâng cao uy tín của công ty đối với khách hàng. Với lực lượng đội ngũ trẻ, giàu nhiệt huyết cùng với đội ngủ quản lý có nhiều năm kinh nghiệm, việc tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ công ty hoàn toàn có thể thực hiện được trong thời gian tới.
3.2.2. Giải pháp 2: Kết hợp W2+T4+T5 : Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp
Mục tiêu của giải pháp
Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp nhằm giải quyết thực trạng nhân lực còn trẻ và thiếu nhiều kinh nghiệm. Việc tạo ra nguồn nhân lực chuyên nghiệp sẽ quyết định yếu tố thành công của công ty trong tương lai. Một nguồn nhân lực được đào tạo bài bản sẽ đáp ứng được những yêu cầu trong việc thực hiện công việc ngày một chuyên nghiệp và phức tạp hơn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang cố găng phấn đấu trở thành trung tâm giao nhận hàng đầu khu vực đòi hỏi một lực lượng nhân lực cần thiết và có tay nghề.
Các bước triển khai
- Cử nhân viên tham gia các chương trình đào tạo của Hiệp hội doanh nghiệp
dịch vụ Logistics Việt Nam – VLA hay các chương trình của Viện Nghiên cứu và Đào tạo Logistics Việt Nam. Hiện nay VLA đã và đang kết hợp với hiệp hội giao nhận của các quốc gia trong khu vực ASEAN nhằm tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ giao nhận đường biển. Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) và Tập đoàn ALG- Tây Ban Nha nhằm tổ chức các khóa học đào tạo về vận tải đa phương thức, logistics cho các doanh nghiệp. Thông qua các khóa đào tạo này nhân viên
93
của công ty sẽ có cơ hội học hỏi được những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết trong việc thực hiện công việc.
- Cho nhân viên tham gia các buổi hội nghị, các buổi triển lãm quốc tế về giao
nhận đường biển nhằm tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm từ các công ty giao nhận khác, cả trong nước lẫn ngoài nước
- Tự tập huấn và tổ chức các chương trình đào tạo riêng tại công ty, có mời các
chuyên gia trong ngành về hướng dẫn. Các chương trình này cần ngắn hạn, tại chỗ và mang tính thực tế cao để đảm bảo sự cập nhật liên tục, bên cạnh đó chương trình phải tăng thêm thời gian thực hành, khảo sát tiếp xúc thực tế đối với thị trường, nhằm tránh chương trình nặng về lý thuyết, sẽ gây nhàm chán và thiếu tính ứng dụng cao. Việc áp dụng chương trình tập huấn và đào tạo nên tập trung vào các bộ phận kinh doanh, bộ phận chứng từ và hiện trường tại công ty.
- Đối với các nhân viên như tiếp tân hay nhân viên marketing của công ty cần
tổ chức thực hiện các hình thức bồi dưỡng, bổ túc các nghiệp vụ, công tác chăm sóc khách hàng nhằm tránh trúng việc lúng túng trong việc xử lý các tình huống. Ngoài ra, các nhân viên này cần đào tạo tập trung vào kỹ năng và tác phong phục vụ đối với khách hàng.
Tính khả thi
Việc thực hiện giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho công ty hoàn toàn có thể thực hiện được khi đội ngũ nhân viên mới còn trẻ và ham học hỏi. Đồng thời việc đào tạo nguồn nhân lực về giao nhận hiện nay còn nhận được những sự hỗ trợ cần thiết từ các hiệp hội giao nhận tại Việt Nam.
3.2.3. Giải pháp 4: Kết hợp S2+S4+S6+S7+O1: Mở rộng thị trường kinh doanh giao nhận
Mục tiêu của giải pháp
Tìm kiếm một thị trường mới nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, giúp công ty thu về lợi nhuận từ nguồn thị trường mới đem lại. Đồng thời mở rộng thị
94
trường giúp cho công ty chủ động hơn trong việc kinh doanh các dịch vụ giao nhận của mình, giảm đi sự lệ thuộc vào việc thuê ngoài đối với một số dịch vụ.
Các bước triển khai
- Tiến hành việc nghiên cứu thị trường để giúp công ty xác định những điều kiện để xâm nhập, đồng thời qua đó đưa ra những thế mạnh và hạn chế của công ty khi xâm nhập vào thị trường mới nhằm xây dựng chiến lược xâm nhập phù hợp. Một số thị trường có nền giao nhận hiện đang phát triển mà công ty có thể để ý nhằm thành lập các đại lý của mình như Singapore, Busan (Hàn Quốc), Hồng Kông…
- Sau khi đã lựa chọn được thị trường mới, công ty cần xác định loại hình dịch
vụ giao nhận nào mình cần kinh doanh. Theo thế mạnh hiện nay của công ty, công ty nên chú trọng vào vấn đề làm đại lý giao nhận cho cả hàng xuất và hàng nhập, đây là loại hình dịch vụ dễ mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Ngoài ra, công ty có thể liên doanh với các hãng giao nhận, vận tải nổi tiếng ở những nước đó hoặc những đối tác đã từng hoặc đang có quan hệ làm ăn, uy tín, bền vững.
- Tại thị trường mới, công ty cần thực hiện các chính sách giá cả và chính sách
marketing toàn diện nhằm giành lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trong quốc gia đó.
- Sau một thời gian hoạt động, công ty cần thường xuyên đánh giá những mặt
làm được và hạn chế khi kinh doanh tại đây. Qua đó nhằm rút kinh nghiệm và điều chỉnh để hoạt động một cách có hiệu quả.
Tính khả thi
Việc mở rộng hoạt động của công ty sang một thị trường mới thực sự là một “canh bạc” đối với ban lãnh đạo của công ty vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro khi kinh doanh tại các quốc gia khác. Tuy nhiên, với kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trong nghề, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ và chính sách “bình đẳng hóa” giữa các doanh nghiệp tại các quốc gia mà Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác thì giải pháp này hoàn toàn có thể thực hiện được.
95