Xuất thay đổi quy trình đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 109 - 118)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Các giải pháp hoàn thiện đánh giá công chức

3.3.7. xuất thay đổi quy trình đánh giá

Luận văn xin đề xuất quy trình đánh giá theo từng tháng và đánh giá công chức do người đứng đầu đơn vị trực tiếp thực hiện, cụ thể như sau:

- Đầu kỳ đánh giá, cấp trên trực tiếp gặp gỡ trao đổi, đặt ra mục tiêu đối với từng cá nhân, công chức tự viết đề xuất theo vị trí công việc được giao và xác định các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện công việc, xác định độ khó và tính cần thiết; làm rõ các nội dung đánh giá, những phẩm chất cần thiết để thực hiện được mục tiêu. Người có thẩm quyền tiến hành thẩm định các nội dung này trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp và qua bản đăng ký thực hiện nhiệm vụ.

- Giai đoạn tiếp theo, công chức thực hiện các công việc đã nêu trong bản đăng ký; người có thẩm quyền đánh giá nắm bắt công việc, tiến độ thực hiện của công chức, ghi chép, chỉ đạo, hướng dẫn công chức thực hiện nhiệm vụ đề ra.

- Giai đoạn cuối kỳ đánh giá, công chức tự viết báo cáo để xác nhận lại các nội dung công việc, tự đánh giá, người có thẩm quyền đánh giá công chức

trực tiếp phỏng vấn đối với công chức, đưa ra ý kiến và chấm điểm thực hiện nhiệm vụ của công chức (Bảng chấm điểm thực hiện như mục 3.1).

- Công khai điểm chấm việc thực hiện nhiệm vụ công chức.

Đến cuối năm, để có kết quả đánh giá cuối cùng, cộng điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ và tổng điểm của từng tháng, chia trung bình 12 tháng để có kết quả đánh giá công tác và phân loại công chức của cả năm (Phân loại công chức theo điểm chấm như mục 3.1).

Thực hiện đánh giá công chức do người đứng đầu đơn vị trực tiếp thực hiện, không thông qua họp Hội nghị công chức có những ưu điểm và hạn chế như sau:

- Về ưu điểm: đánh giá công chức không thông qua họp Hội nghị sẽ góp phần tiết kiệm thời gian thực hiện quá trình đánh giá. Bên cạnh đó, người đứng đầu đơn vị là người đánh giá chính xác nhất năng lực của công chức khi trực tiếp giao việc với mức độ và tính chất công việc mà chỉ cấp trên mới đánh giá được qua quá trình giao việc, thử việc, trang bị kiến thức và đào tạo kỹ năng nghiệp vụ liên quan trực tiếp tới hoạt động lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu đơn vị.

- Về hạn chế: theo quy định hiện nay, việc sử dụng hình thức bỏ phiếu, lấy phiếu tập thể trong quy trình bổ nhiệm và bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo khiến cho người có thẩm quyền đánh giá có tâm lý ngại va chạm đối với cấp dưới để tránh trường hợp không đủ số lượng phiếu bầu khi được bổ nhiệm hay bổ nhiệm lại.

Việc lấy phiếu tín nhiệm, phiếu bầu trong công tác bổ nhiệm cán bộ làm phát sinh vấn đề bất cập như sau: thứ nhất, là người đứng đầu không đánh giá đúng năng lực của công chức đơn vị mình để tránh va chạm với cấp dưới; thứ hai, người được tập thể bầu vào chức vụ lãnh đạo nhiều khi lại không có năng lực thực sự mà chỉ vì ít va chạm, được lòng cấp dưới nên nhận được sự ủng hộ của tập thể.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận về đánh giá công chức và thực tiễn công tác đánh giá, dựa trên những ưu điểm, tồn tại, hạn chế của công tác đánh giá tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác đánh giá công chức tại Tổng cục, đó là: thực thi hiệu quả phương pháp đánh giá công chức, vận dụng tiêu chí đánh giá công chức, tăng cường trách nhiệm của các chủ thể tham gia đánh giá công chức, sử dụng hiệu quả kết quả đánh giá công chức hàng năm cho hoạt động quản lý công chức, công khai minh bạch và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát công tác đánh giá công chức. Những giải pháp trên mang tính cơ bản, thực hiện tốt sẽ góp phần hoàn thiện hơn công tác đánh giá công chức tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

KẾT LUẬN

Công cuộc cải cách hành chính nhà nước đã và đang đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy cũng như của mỗi công chức nhà nước để hướng tới xây dựng nền hành chính hiện đại. Đối với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, chịu trách nhiệm tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo sự thống nhất quản lý của Bộ. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Tổng cục cũng như hiệu quả thực thi công vụ của mỗi công chức thuộc Tổng cục, công tác đánh giá cần đặc biệt được quan tâm, chú trọng. Đánh giá công chức nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, làm rõ năng lực, trình độ chuyên môn, kết quả công tác làm căn cứ để bố trí, sử dụng, xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách đối với công chức, vì vậy công tác đánh giá được xem là hoạt động thường xuyên, có vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả sử dụng công chức và hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nói riêng.

Công tác đánh giá công chức tại Tổng cục đã đạt được những kết quả nhất định nhưng cũng tồn tại nhiều hạn chế, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác cũng như việc quản lý công chức. Những tồn tại, hạn chế có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để xây dựng đội ngũ công chức thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý tổng hợp và thống nhất về lĩnh vực biển, hải đảo thì công tác quản lý, sử dụng công chức cần được chú trọng nhiều hơn, trong đó có công tác đánh giá công chức.

Những giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện công tác đánh giá công chức hàng năm tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trên cần được áp dụng đồng bộ để công tác đánh giá công chức được khách quan, chính xác, qua đó góp phần quan trọng cho công tác quản lý, sử dụng công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Tổng cục trong những năm tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Kết luận Hội nghị lần thứ chín về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

3. Ban Tổ chức Trung ương (2019), Hướng dẫn số 21-HD/BTCTW ngày 18/10/2019 hướng dẫn kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với các tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

4. Bộ Chính trị (2010), Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 08/02/2010 về ban hành Quy chế đánh giá cán bộ, công chức.

5. Bộ Chính trị (2015), Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

6. Bộ Chính trị (2017), Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

7. Bộ Chính trị (2017), Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19/12/2007 quy định phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.

8. Bộ Chính trị (2018), Quy định số 132-QĐ/TW quy định về việc kiểm điểm, đánh giá xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị.

9. Bộ Nội vụ (2018), Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính.

10. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), Quyết định số 3113/QĐ-BTNMT ngày 06/12/2017 ban hành Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

số 11/1998/QĐ-CCVC ngày 05/12/2008 Quy chế đánh giá công chức hàng năm.

12. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

13. Chính phủ (2015), Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

14.Chính phủ (2017), Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức và viên chức.

15.Chính phủ (2020), Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

16. Đỗ Minh Cương (2009), Quy hoạch và đánh giá cán bộ, NXB Chính trị quốc gia.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Hồng Hải (12/2012), Đánh giá thực thi công vụ nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước, Tạp chí Tổ chức Nhà nước.

19. Nguyễn Hữu Hải - ThS. Lê Văn Hòa (3/2010), Tiêu chí đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ công tại các cơ quan HCNN”,Tạp chí Tổ chức Nhà nước.

20. Tạ Ngọc Hải (5/2008), “Vài nét về công chức và Luật Công chức ở một số nước”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, tr 43-44.

21. Học viện Hành chính Quốc gia (2002), “Hoàn thiện phương pháp đánh giá cán bộ, công chức hàng năm”, Đề tài khoa học cấp bộ.

22. Nguyễn Thu Huyền (12/2006), “Kinh nghiệm đánh giá công chức của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Quản lý Nhà nước.

23. Chu Xuân Khánh và Đào Thị Thanh Thủy (07/2011), “Đổi mới công tác đánh giá công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước.

24. Hà Quang Ngọc (2011), “Đổi mới phương pháp đánh giá công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước”, Đề tài khoa học cấp bộ.

25. Lê Quang (6/2009), “Đánh giá, sử dụng cán bộ, công chức ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Xây dựng Đảng, tr.59.

26. Phạm Tất Thắng (8/2010), “Những đổi mới trong quy chế đánh giá CBCC”, Tạp chí Quản lý Nhà nước.

27. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2008), Luật Cán bộ, công chức. 28. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2019), Luật Cán bộ, công chức. 29. Trần Kim Dung (1997), Quản trị Nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục.

30. Trịnh Xuân Thắng (2016), “Đổi mới công tác đánh giá công chức ở nước ta hiện nay”.

31. Đào Thị Thanh Thủy (12/2010), “Các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước.

32. Đào Thị Thanh Thủy (2016), Đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ, Luận ántiến sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia.

33. Trần Anh Tuấn (11/2007), “Về công tác đánh giá trong quản lý đội ngũ công chức”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, tr 20-22.

34. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (2018), Quyết định số 666/QĐ- TCBHĐVN của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam ngày 28/12/2018 ban hành Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức thuộc Tổng cục.

35. Vũ Thị Ngọc Dung (2018), Hoàn thiện quy trình đánh giá công chức, website Viện Quản lý và Phát triển năng lực tổ chức.

thuộc Ủy ban nhân dân huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, Luận vănthạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

37. GS.TS Nguyễn Như Ý (2013), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 109 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)