Công khai, minh bạch và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 107 - 109)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Các giải pháp hoàn thiện đánh giá công chức

3.3.6. Công khai, minh bạch và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm

tra, kiểm soát công tác đánh giá công chức

Đánh giá công chức là công tác quan trọng, liên quan trực tiếp đến quá trình phấn đấu của công chức, để kết quả đánh giá được chính xác cần phải công khai, minh bạch trong đánh giá công chức. Công khai việc đánh giá công chức giúp cho công chức và thủ trưởng đơn vị quản lý công chức có sơ sở để phát huy những ưu điểm, điểm mạnh trong thực thi công vụ và tìm ra những khuyết điểm, hạn chế để công chức tìm cách khắc phục, rút kinh nghiệm.

- Các nội dung cần công khai trong đánh giá công chức bao gồm:

+ Công khai công cụ và tiêu chuẩn đánh giá: công cụ đánh giá được xây dựng thành bảng đánh giá, phiếu đánh giá với hệ thống tiêu chí được xây dựng cụ thể, phù hợp với vị trí việc làm mà công chức đảm nhận.

+ Công khai nhận xét, đánh giá việc chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quyền và nghĩa vụ của công dân tại địa phương nơi cư trú.

+ Công khai nhận xét, góp ý, đánh giá của tập thể công chức cơ quan, đơn vị; đối với công chức là người đứng đầu đơ vị cần công khai ý kiến nhận xét, góp ý, đánh giá của cấp ủy.

+ Công khai quy trình, phương pháp đánh giá: quy trình đánh giá công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm những bước nảo, thứ tự các bước đánh giá.

+ Công khai kết quả đánh giá: sau khi có kết luận đánh giá của cấp có thẩm quyền về kết quả đánh giá công chức cần có thông báo kết quả đánh giá. Kết quả đánh giá, phân loại công chức phải được niêm yết tại trụ sở cơ quan để mọi công chức được biết. Công chức có quyền khiếu nại về kết quả đánh giá, phân loại; thủ trưởng cơ quan, đơn vị cần tiếp thu những ý kiến khiếu nại và giải quyết theo quy định. Mọi công chức đều có quyền khiếu nại về kết quả đánh giá, phân loại đối với bản thân mình cũng như đối với công chức khác trong cơ quan. Đây là cách thức hiệu quả để mọi công chức tham gia giám sát quá trình thực thi công vụ và kết quả đánh giá công chức của người có thẩm quyền. Qua đó, ý thức trách nhiệm, đạo đức, lối sống và kết quả thực thi công vụ của công chức được nâng cao hơn cũng như đảm bảo cho kết quả đánh giá công chức được chính xác và khách quan hơn.

- Cách thức công khai:

+ Công khai thông qua các hội nghị của cơ quan phổ biến những nội dung, kế hoạch đánh giá để công chức được biết, thông qua hội nghị, thủ trưởng

cơ quan phổ biến, quán triệt các nội dung, quy trình đánh giá đến toàn thể công chức trong cơ quan.

+ Công khai sự phát huy sự tham gia của các công chức trong cơ quan vào quá trình đánh giá công chức. Công chức vừa được đánh giá, vừa tham gia vào quá trình đánh giá, biết được nội dung quá trình và kết quả đánh giá.

Cùng với nâng cao tính công khai, minh bạch cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát công tác đánh giá công chức nhằm đảm bảo sự công bằng trong công tác đánh giá và xử lý những vi phạm trong đánh giá công chức như đánh giá chưa nghiêm túc, sai quy trình….để công tác đánh giá được chính xác, khách quan, tạo động lực để công chức phấn đầu hoàn thành tốt nhiệm vị chuyên môn được giao; đồng thời khen thưởng những công chức, cơ quan, đơn vị có thành tích tốt, tích cực trong đánh giá công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)