Quy trình đánh giá công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 45 - 47)

7. Kết cấu của luận văn

1.1. Một số vấn đề lý luận về đánh giá công chức

1.1.6. Quy trình đánh giá công chức

Đánh giá công chức là thực hiện một quá trình, để đưa ra các kết luận mang tính chất so sánh giữ khung tiêu chuẩn với thực tế hoạt động công vụ của công chức. Quy trình đánh giá công chức bao gồm một chuỗi liên tiếp các hoạt động đánh giá có quan hệ mật thiết với nhau nhằm đưa ra kết quả đánh giá trung

thực, khách quan và khoa học. Các loại đánh giá và mục đích đánh giá khác nhau sẽ có nhiều quy trình đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, có thể đưa ra quy trình chung về đánh giá công chức như sau:

- Xây dụng các tiêu chí đánh giá: xây dựng các mục tiêu, yêu cầu cho từng vị trí việc làm, chức danh công việc mà mỗi công chức đảm nhận; thiết lập các tiêu chí đánh giá chung và cụ thể cho mỗi chức danh, vị trí.

- Xây dựng kế hoạch đánh giá: kế hoạch đánh giá sẽ xác định rõ về chủ thể, thời gian đánh giá...Tùy mục đích đánh giá khác nhau (để bổ nhiệm, khen thưởng, đánh giá hàng năm...) mà chủ thể tham gia đánh giá sẽ khác nhau.

- Chuẩn bị đánh giá: Bước này bao gồm các công việc: xem lại phạm vi trách nhiệm, nhiệm vụ của từng công chức; xem lại hồ sơ đánh giá của các kỳ trước; xem lại quy trình đánh giá công việc chung, chuẩn bị các biểu mẫu và thu thập thông tin phục vụ đánh giá. Thông tin thu thập liên quan đến hoạt động của người được đánh giá phải đầy đủ, chính xác, cần có một hệ thống thống kê, thu thập, xử lý thông tin phục vụ công tác đánh giá.

- Lựa chọn và thiết kế phương pháp đánh giá: có nhiều phương pháp đánh giá công chức như: đánh giá bằng bảng chấm điểm dựa trên các tiêu chí đã được xác định, đánh giá thông qua bản tự kiểm điểm của mỗi công chức, đánh giá thông qua họp nhận xét và tiến hành bình bầu...; mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế, phạm vi áp dụng nhất định. Để đánh giá tốt cần tìm ra phương pháp đánh giá phù hợp hoặc kết hợp nhiều phương pháp đánh giá để đảm bảo hiệu quả. Thiết kế các phiếu đánh giá phù hợp với từng phương pháp để kết quả đánh giá được thực hiện theo một tiêu chuẩn chung.

- Tiến hành đánh giá: dựa vào các tiêu chí đánh giá để tiến hành đánh giá, tất cả nhưng người tham gia vào đánh giá phải hiểu rõ các tiêu chí và phương pháp đánh giá, tuân thủ các nguyên tắc đánh giá một cách nghiêm túc để đảm bảo các ý kiến đánh giá là khách quan nhất, công bằng nhất.

- Trao đổi ý kiến với người được đánh giá: chủ thể đánh giá cần trao đổi thông tin kết quả đánh giá với người được đánh giá nhằm thu thập thông tin phản hổi từ họ, để công chức biết được kết quả đánh giá của mình. Mặt khác, cho phép công chức có cơ hội trình bày ý kiến của mình về những kết luận liên quan đến thực thi công vụ, cơ hội cho người đánh giá hiểu hơn về cấp dưới của mình và kiểm chứng lại thông tin đã thu thập được để đảm bảo tính chính xác của các quyết định đánh giá.

- Quyết định kết quả và hoàn thiện hồ sơ đánh giá: Sau khi trao đổi với người được đánh giá về các ý kiến đánh giá, người có thẩm quyền quyết định cuối cùng về kết quả đánh giá (thường là Thủ trưởng cơ quan). Quyết định kết quả đánh giá được ghi vào phiếu đánh giá và lưu vào hồ sơ đánh giá.

- Sử dụng kết quả đánh giá: Kết quả đánh giá thực thi công vụ của công chức cần phải đươc sử dụng làm căn cứ đưa ra các quyết định của tổ chức, về chương trình, kế hoạch của cơ quan, quản lý nguồn nhân lực, cơ sở để xây dựng các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo phát triển, phân công công việc, khen thưởng, kỷ luật... đối với công chức. Kết quả đánh giá cho thấy mức độ thực thi công vụ của công chức, những mặt mạnh, yếu; những kiến thức, kỹ năng cần phải hoàn thiện để giúp cho kết quả thực thi công vụ được tốt hơn. Điều này được thực hiện thông qua hoạt động hỗ trợ phát triển công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)