7. Kết cấu của luận văn
3.3. Các giải pháp hoàn thiện đánh giá công chức
3.3.4. Tăng cường trách nhiệm của các chủ thể tham gia đánh giá chất lượng
lượng công chức
Tăng cường vai trò và trách nhiệm của các chủ thể tham gia công tác đánh giá tại Tổng cục như sau:
3.3.4.1. Công chức tự đánh giá:
Mỗi công chức đều có nhiệm vụ riêng và bản thân mỗi công chức đều biết mình phải làm gì, kết quả công tác trong năm ở mức độ nào, vì vậy cần nâng cao tính trung thực, không né tránh trong kết quả tự đánh giá của mình, kết quả công tác mà mình đã thực hiện. Trên cơ sở Phiếu đánh giá và hệ thống các tiêu chí đã được đưa ra, mỗi công chức thực hiện việc đánh giá bằng cách tự chấm điểm mỗi tiêu chí đã đạt được trong năm và đánh giá kết quả, đây là cơ sở để tập thể công chức trong cơ quan cùng thảo luận, góp ý, là ý kiến tham khảo để người có thẩm quyền đánh giá và quyết định xếp loại công chức.
3.3.4.2. Công chức cùng làm việc đánh giá:
Theo quy định hiện hành thì công chức của mỗi đơn vị trong Tổng cục chỉ tham gia thảo luận, góp ý bản tự nhận xét, đánh giá của công chức khác tại cuộc đánh giá công chức hàng năm. Tại các cuộc họp, do tâm lý ngại va chạm, nể nang nên gần như không có được các ý kiến góp ý thẳng thắn và chính xác. Mặt khác, ý kiến góp ý của các công chức khi tham gia Hội nghị công chức chỉ có tác dụng để người có thẩm quyền đánh giá tham khảo để đưa ra kết luận đánh giá chứ không phải là căn cứ để đánh giá nên cần xây dựng các tiêu chí cụ thể để công chức cùng làm việc có thể đánh giá về đồng nghiệp của mình. Việc phát huy sự tham gia đánh giá của các công chức khác trong cơ quan không chỉ đảm bảo cho việc đánh giá được khách quan, chính xác hơn mà nó còn đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động của toàn cơ quan nói chung và công tác tổ chức cán bộ nói riêng. Sự đánh giá của công chức trong cơ quan đối với đồng nghiệp còn là sự kiểm soát lẫn nhau trong quá trình thực thi công vụ, hạn chế những hành vi đùn đẩy, thoái thác nhiệm vụ được giao cũng như những hành vi nhũng nhiễu, vi phạm pháp luật, qua đó đảm bảo tính công bằng trong đánh giá công chức.
Để công tác đánh giá được khách quan, mỗi công chức trong cơ quan phải nghiêm túc tự phê bình và phê bình, không để định kiến cá nhân ảnh hưởng đến kết quả đánh giá; xây dựng hệ thống tiêu chí rõ ràng, cụ thể, sát với công việc của từng công chức để mọi công chức đều có thể lượng hóa kết quả thực thi công vụ của đồng nghiệp để có thể có ý kiến nhận xét chính xác. Cần đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ những người thực hiện công tác tham mưu trong đánh giá công chức, xác định yêu cầu về phẩm chất chính trị và năng lực của đội ngũ công chức thực hiện công tác về tổ chức cán bộ.
3.3.4.3. Thủ trưởng cơ quan đánh giá công chức:
Người có thẩm quyền đánh giá phải có trình độ, kinh nghiệm và sự công bằng. Để có được kết quả đánh giá phản ánh đúng thành tích công việc của
công chức, người đứng đầu cơ quan phải là người có chuyên môn, có kiến thức và được tín nhiệm để dẫn dắt quá trình đánh giá đảm bảo đúng quy trình, sử dụng kết quả đánh giá đúng thực tế, tạo bầu không khí cởi mở, sẵn sàng tiếp thu các ý kiến góp ý, nhận xét về công chức thuộc thẩm quyền quản lý và không né tránh khi đánh giá cấp dưới, chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá. Người đứng đầu cơ quan cần gần gũi, tiếp xúc và am hiểu công việc phân công cho công chức cũng như quá trình phấn đấu, lao động của cấp dưới để đánh giá được chính xác; cần tạo dựng môi trường làm việc đoàn kết, thống nhất để công chức xác định rõ đánh giá công chức trong cơ quan là để giúp nhau cùng tiến bộ, góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu chung của Tổng cục.
Nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, tuy có nhiều chủ thể tham gia vào quá trình đánh giá công chức nhưng đánh giá của người đứng đầu đơn vị là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến kết quả đánh giá. Trên thực tế, tại một số đơn vị, người đứng đầu rất ngại đánh giá công chức không hoàn thành nhiệm vụ vì hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ là phải giải quyết thôi việc cho công chức.
3.3.4.4. Đánh giá của địa phương nơi cú trú:
Chính quyền địa phương không quản lý công chức thuộc Tổng cục nhưng chính quyền đại phương lại quản lý việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công chức tại địa phương, vì vậy cần có sự tham gia của chính quyền địa phương trong đánh giác công chức. Hàng năm, trước khi tiến hành đánh giá công chức, cơ quan quản lý, sử dụng công chức có văn bản đề nghị chính quyền địa phương đánh giá công chức trong việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân cũng như đạo đức, tác phong, lối sông của công chức tại nơi cư trú.