Quan điểm về đánh giá công chức hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 89 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Quan điểm về đánh giá công chức hiện nay

- Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng trong công tác quản lý cán bộ, công chức nói chung và công tác đánh giá phân loại cán bộ, công chức nói

riêng, đặc biệt là nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị.

- Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức theo hướng: Xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí cụ thể, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và so sánh với các chức danh tương đương; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị; liên thông trong đánh giá: kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.

- Bảo đảm tính đồng bộ, liên thông, nhất quán trong công tác đánh giá, phân loại của cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, phù hợp với thực tế của từng cấp, từng ngành, từng địa phương, đơn vị; tiêu chí đánh giá phải sát, phù hợp với từng chức danh, vị trí việc làm, phản ánh được chính xác phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ, công chức.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá, quy trình, thủ tục, phương pháp đánh giá phải kế thừa những ưu điểm, tiếp tục đổi mới khắc phục những nhược điểm, bảo đảm tính khoa học, công khai, minh bạch, công tâm, khách quan; làm rõ ưu điểm, khuyết điểm của cán bộ, thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể, cá nhân; dễ hiểu, dễ làm, dễ thực hiện, tránh phát sinh những hiện tượng tiêu cực; không cầu toàn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, bổ sung và hoàn thiện.

3.2.1. Đánh giá công chức phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Công chức luôn được đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng. Đánh giá công chức là một trong những hoạt động quan trọng của nền công vụ. Hiệu quả của hoạt động này có tác động ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đã chỉ rõ: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất

là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” trang [17, tr 4],đề ra mục tiêu: kiên quyết khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn, thực sự tiên phong, gương mẫu, luôn đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, thực sự là cán bộ của dân, phục vụ nhân dân. Củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Do vậy, việc đổi mới công tác đánh giá công chức không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng, cũng như không thể nằm ngoài, khác biệt với những chủ trương, chính sách của Đảng. “Đảng phải lãnh đạo quyết liệt việc xây dựng được đội ngũ công chức theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tinh thông và có phẩm chất đạo đức. Đội ngũ này chính là nhân tố quyết định của nền hành chính hiện đại.” [17, tr. 128].

3.2.2. Hoàn thiện công tác đánh giá công chức gắn với việc đổi mới đồng bộ thể chế quản lý công chức đồng bộ thể chế quản lý công chức

Công tác quản lý công chức bao gồm nhiều công việc: Tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, chế độ chính sách… Tất cả những công việc này có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, nên công tác đánh giá công chức phải được gắn với sự đổi mới đồng bộ cơ chế, chính sách, đặc biệt là công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm tạo điều kiện để công chức thăng tiến trong nghề nghiệp.

Trong thời gian qua, công tác quản lý công chức còn thiếu một chính sách cơ bản, đồng bộ, do vậy, có nhiều vấn đề chưa được cụ thể hóa thành những quy chế, quy định, hoặc có quy định nhưng tính khả thi chưa cao, khó thực hiện, dẫn đến thiếu tập trung, nể nang, né tránh, thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức, gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Vì vậy, cần thiết phải đổi mới đồng bộ thể chế quản lý công chức ở các nội dung như: hoàn thiện thể chế quản lý công chức phải tuân thủ các quan

điểm, chủ trương về công tác cán bộ của Đảng; hoàn thiện thể chế quản lý công chức phải gắn với đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoàn thiện chế độ công vụ; quản lý công chức thực hiện theo hướng kết hợp giữa hệ thống mô hình quản lý theo ngạch, bậc (mô hình chức nghiệp) và mô hình quản lý theo vị trí việc làm (mô hình vị trí việc làm); hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, chức danh, vị trí việc làm của công chức; tiếp tục cải cách chế độ tiền lương và chính sách đãi ngộ đối với công chức, nghiên cứu trả lương trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết quả đánh giá công việc góp phần quan trọng vào việc tinh giản bộ máy, tinh giản biên chế một cách mạnh mẽ, có hiệu quả; tiếp tục đổi mới công tác đánh giá chất lượng công chức; hoàn thiện quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đánh giá chất lượng công chức.

3.2.3. Đánh giá công chức phải căn cứ vào hiệu quả thực thi công vụ

Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và công cuộc cải cách hành chính hướng tới xây dựng một nền công vụ trong sạch, chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả đã và đang đặt ra những yêu cầu và đòi hỏi mới đối với mọi tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân và đặc biệt là đối với công tác đánh giá chất lượng công chức. Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: “… lấy bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, hiệu quả thực thi nhiệm vụ để đánh giá, đề bạt cán bộ” [17, tr. 116]; Quyết định số 1557/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ xác định “ Việc đánh giá phải căn cứ vào kết quả, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức”.

Đánh giá việc thực thi công vụ của công chức là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước, là một trong những biện pháp để quản lý và xây dựng một đội ngũ công chức chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước. Đánh giá chất lượng công chức phải căn cứ vào hiệu quả thực

hiện nhiệm vụ, công việc được giao gắn với vị trí việc làm của từng công chức. Kết quả đánh giá chính là cơ sở để quyết định các biện pháp phù hợp trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, kỉ luật, khen thưởng,… và thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức.

3.2.4. Hoàn thiện công tác đánh giá công chức trên cơ sở đề cao trách nhiệm của người đứng đầu nhiệm của người đứng đầu

Đánh giá công chức là một trong số biện pháp quản lý công chức, thông qua việc kiểm định các tiêu chí cho thấy kết quả công việc, sự cống hiến cũng như đạo đức của đội ngũ công chức. Đánh giá công chức là trách nhiệm của người đứng đầu, người đứng đầu là người hiểu và nắm rõ nhất tình hình thực hiện nhiệm vụ, công vụ của từng công chức, là người phân công, bố trí, giao nhiệm vụ, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ và tổ chức đánh giá hiệu quả, chất lượng làm việc của công chức. Do đó, cần phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, phải xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của người đứng đầu theo hướng đề cao vai trò trách nhiệm cá nhân người đứng đầu. Pháp luật cần phải tạo được hành lang pháp lý toàn diện, đồng bộ và đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu, làm cơ sở để phát huy tối đa khả năng lãnh đạo, quản lý và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong thực hiện công việc cũng như quy định các chế tài xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu nếu để xảy ra vi phạm hoặc có hành vi vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)