7. Kết cấu của luận văn
1.3. Vai trò, nhiệm vụ của các đơn vị (cấp Tổng cục và tương đương) trong quá
trong quá trình đánh giá công chức
Tổng cục thuộc Bộ thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp trên phạm vi cả nước theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng. Do phạm vi quản lý rộng lớn, đội ngũ công chức trong các Tổng cục vừa thực hiện công tác quản lý tổng hợp, vừa quản lý ngành và chuyên ngành liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của các ngành, lĩnh vực khác. Để phát huy
năng lực thực hiện nhiệm vụ của công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp Tổng cục và tương đương cần khuyến khích, tạo động lực làm việc để các công chức hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện mục tiêu chung của cơ quan.
Tất cả các cơ quan quản lý nói chung và cơ quan quản lý cấp Tổng cục nói riêng đều phải đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của công chức, thông qua đó, người đứng đầu cơ quan biết được mức độ hoàn thành công việc của công chức, từ đó có các biện pháp đảm bảo cho công chức hoàn thành ở mức tốt nhất nhiệm vụ, công việc được giao; giúp người đứng đầu cơ quan có cái nhìn tổng quan, sâu rộng hơn về công chức thuộc thẩm quyền quản lý, có định hướng sử dụng công chức trong cơ quan. Thực hiện công tác đánh giá sẽ có các thông tin cần thiết để ban hành các quyết định về khen thưởng, nâng lương, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng…khuyến khích công chức thực hiện tốt nhiệm vụ, tạo điều kiện để công chức học tập nâng cao trình độ chuyên môn về quản lý các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục, cũng như học tập, hoàn thiện các tiêu chuẩn bổ nhiệm; những công chức có thành tích xuất sắc sẽ được nâng bậc lương trước thời hạn, khen thưởng… Cũng thông qua đánh giá, sẽ phát hiện được những điểm cần khắc phục của công chức, có hình thức kỷ luật đối với những công chức vi phạm quy chế làm việc; từ đó nâng cao chất lượng thực thi công vụ của mỗi công chức, góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của toàn cơ quan đạt hiệu quả ở mức cao nhất.
Tiểu kết chương 1
Công chức nói chung, công chức thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo nói riêng có vai trò quan trọng trong thực thi công vụ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước và phục vụ nhân dân. Vì vậy, để góp phần nâng cao hoạt động thực thi công vụ của công chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan nhà nước thực thi nhiệm vụ quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo nói riêng thì công tác đánh giá công chức cần phải được coi trọng và thực hiện nghiêm túc.
Trong nội dung của Chương 1, đề tài đã đề cập đến những nội dung cơ bản về đánh giá công chức, mục đích, nội dung, quy trình thực hiện đánh giá, đồng thời phân tích các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến kết quả đánh giá công chức. Đây là yếu tố nền tảng để nghiên cứu thực trạng đánh giá công chức tại Tổng cục Biển và Hải đào Việt Nam sẽ được trình bày trong Chương 2 của Luận văn này.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CỦA TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM