7. Kết cấu của luận văn
2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục
Theo Quyết định số 06/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trực thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định:Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng; trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Từ năm 2008 đến nay, sau hơn 10 năm thành lập và hoạt động, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã thể hiện rõ vị trí, vai trò, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực biển và hải đảo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, là cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyênvà Môi trường thực hiện nhiệm vụ quản lý tổng hợp và thống nhất về lĩnh vực biển, hải đảo, hoạt động gắn liền với các tỉnh thành ven biển, các tổ chức, cá nhân và các Bộ, ngành có hoạt động liên quan đến quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên - môi trường biển, hải đảo.
Thực hiện triển khai các chương trình công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện các nhiệm vụ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quản lý nhà nước về biển, hải đảo; tổ chức xây dựng chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch không gian biển quốc gia; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ làm cơ sở cho việc tổ chức khai thác, sử dụng và bảo
vệ tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội biển, hải đảo, góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa X. Bám sát chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc triển khai thực hiện Chương trình hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước giao hàng năm.
Tổng cục đã thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án của Chính phủ giao; triển khai xây dựng, tham mưu cho Bộ trình Quốc hội, thông qua Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật. Tăng cường công tác quy hoạch, điều tra cơ bản; hoàn thiện cơ chế xây dựng, quản lý, khai thác dữ liệu tài nguyên - môi trường biển Việt Nam, bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, hiện đại phục vụ đắc lực cho việc thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển theo hướng phát triển bền vững. Nâng cao năng lực cơ quan quản lý nhà nước về biển và hải đảo; từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về vai trò, vị trí chiến lược của công tác biển, hải đảo, hằng năm phối hợp với các tỉnh/thành phố ven biển tổ chức thành công “Tuần lễ biển và hải đảo” góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ, quản lý, khai thác tài nguyên môi trường biển đi đôi với phát triển bền vững kinh tế biển; tăng cường hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ khoa học trong lĩnh vực biển, đại dương; đề xuất các vấn đề có tính dự báo, chiến lược nhằm chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế về điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học và quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo gắn với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Các hoạt động của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thể hiện trên các lĩnh vực sau:
- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho công tác quản lý tổng hợp và thống nhất biển, hải đảo;
- Điều tra cơ bản về tài nguyên – môi trường biển và hải đảo; - Quản lý tổng hợp khai thác, sử dụng biển và hải đảo;
- Kiểm soát tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
- Hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ quản lý, khai thác biển; - Phân loại, thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên - môi trường biển;
- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững các vùng biển, ven biển và hải đảo Việt Nam.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục
Tính đến nay, Tổng cục có 16 đơn vị trực thuộc, trong đó có 08 tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước (Văn phòng, 04 Vụ, 03 Cục) và 06 đơn vị sự nghiệp phục vụ công tác quản lý nhà nước của Tổng cục (05 Trung tâm và 01 Viện nghiên cứu), trong đó có 01 Trung tâm có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1. Vụ Chính sách và Pháp chế.
2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế. 3. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
4. Vụ Tổ chức cán bộ. 5. Văn phòng Tổng cục.
6. Cục Quản lý điều tra cơ bản biển và hải đảo. 7. Cục Quản lý khai thác biển và hải đảo.
8. Cục Kiểm soát tài nguyên và Bảo vệ môi trường biển, hải đảo. 9. Viện Nghiên cứu biển và hải đảo.
10. Trung tâm Hải văn.
11. Trung tâm Trắc địa và Bản đồ biển.
12. Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên - môi trường biển khu vực phía Bắc.
13. Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên - môi trường biển khu vực phía Nam.
14. Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia.