7. Kết cấu của luận văn
2.3. Thực trạng đánh giá công chức tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam
2.3.2. Thực trạng tổ chức đánh giá công chức của Tổng cục Biển và Hải đảo
Hải đảo Việt Nam
2.3.2.1. Về ban hành quy định đánh giá công chức
Ngày 28 tháng 12 năm 2018, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã có Quyết định số 666/QĐ-TCBHĐVN ban hành Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Quy chế này đã cụ thể hóa các nội dung, tiêu chí, phương pháp, quy trình, thẩm quyền, thời điểm đánh giá công chức, đưa ra được các tiêu chí đánh giá cụ thể, làm cơ sở để đánh giá chính xác kết quả thực thi công vụ của công chức thuộc Tổng cục.
2.3.2.2. Về quy trình đánh giá công chức
Thực hiện công tác đánh giá công chức hàng năm thường vào thời điểm cuối năm. Tuy nhiên, công chức phần lớn là đảng viên, đoàn viên công đoàn,
đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nên thời điểm đánh giá cũng trùng với thời điểm các tổ chức trên đánh giá thành viên của mình. Theo Hướng dẫn số 21-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương ngày 18/10/2019 hướng dẫn kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với các tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp thì cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện kiểm điểm sau khi các tập thể lãnh đạo, quản lý của chính quyền, chuyên môn, đoàn thể đã hoàn thành kiểm điểm. Thời điểm đánh giá được thực hiện là tháng 12 hàng năm và hoàn thành chậm nhất trước 30 tháng 12.
Theo Quyết định số 666/QĐ-TCBHĐVN, quy trình đánh giá công chức thuộc Tổng cục định kỳ hàng năm như sau:
- Đối với công chức là người đứng đầu các đơn vị, tổ chức:
+ Công chức làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá kết quả công tác theo các nhiệm vụ được giao;
+ Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại hội nghị công chức (hoặc hội nghị cán bộ chủ chốt) do đơn vị tổ chức để các thành viên tham gia góp ý; ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại hội nghị. + Cấp ủy đảng cùng cấp nơi công chức công tác có ý kiến đánh giá, nhận xét bằng văn bản về công chức được đánh giá, phân loại.
+ Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cấp có thẩm quyền tổng hợp các ý kiến góp ý, nhận xét, đánh giá đối với công chức được đánh giá; ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy nơi cư trú; kết quả đánh giá theo tuần, tháng, năm và ý kiến nhận xét, đánh giá của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác (nếu có) đề đề xuất nội dung nhận xét, đánh giá và xếp loại đối với công chức để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đối với người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Tổng cục, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp hồ sơ đánh giá, tập hợp các ý kiến tham gia của những người tham dự hội nghị công chức (hoặc hội nghị cán bộ chủ chốt), ý kiến cấp ủy đảng cùng
cấp, ý kiến của cấp ủy nơi cư trú; ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản theo các tiêu chí đã xây dựng, ban hành đối với người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Tổng cục về việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ theo quy định; sự phối hợp và tình hình thực hiện quy chế làm việc của Tổng cục; kết quả thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục và Chương trình công tác của Tổng cục của các đơn vị trực thuộc Tổng cục trong năm để làm cơ sở xem xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người đứng đầu đơn vị trực thuộc Tổng cục. ý kiến của Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia nhận xét, đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành công việc, nhất là việc thực hiện xử lý công việc trên môi trường mạng để đề xuất nội dung nhận xét, đánh giá và mức xếp loại, báo cáo Phó Tổng cục trưởng phụ trách đơn vị xem xét, cho ý kiến trước khi trình Tổng Cục trưởng xem xét, quyết định.
- Đối với công chức là cấp phó người đứng đầu các đơn vị, tổ chức và công chức chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Công chức làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá kết quả công tác theo các nhiệm vụ được giao;
+ Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại hội nghị công chức (hoặc hội nghị cán bộ chủ chốt) tham gia góp ý; ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp.
+ Đối với công chức là cấp phó của người đứng đầu đơn vị, tổ chức thì cấp ủy đảng cùng cấp nơi công chức, viên chức công tác có ý kiến đánh giá, nhận xét bằng văn bản về công chức.
+ Người đứng đầu đơn vị, tổ chức nhận xét về kết quả công tác của cấpphó của người đứng đầu đơn vị, tổ chức, công chức; tham khảo kết quả đánh giá của tập thể công chức trong đơn vị; ý kiến tham gia của cấp ủy đảng và ý kiến nhận xét, đánh giá của cơ quan, đơn vị, tổ chức khác (nếu có) để quyết định phân loại đánh giá công chức, viên chức.
Các cơ quan, đơn vị trong Tổng cục đã thực hiện nghiêm túc theo quy trình đánh giá đã được quy định, tuy nhiên, khi triển khai quy trình đã bộc lộ điểm hạn chế trong việc lấy ý kiến góp ý, nhận xét của những người tham dự hội nghị công chức (hội nghị cán bộ chủ chốt) để người có thẩm quyền đưa ra kết luận đánh giá công chức. Hạn chế này do người tham gia góp ý có tâm lý ngại va chạm, né tránh, theo số đông và có rất ít ý kiến được đưa ra tại cuộc họp lấy ý kiến để đánh giá công chức; khi có cá nhân tham gia góp ý phát biểu, thường là những người góp ý người được đánh giá đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, những người không góp ý thường theo nhận xét của người phát biểu, nhất trí với đề nghị nên các ý kiến đóng góp chưa thật sự hiệu quả.
Bên cạnh đó, có trường hợp cá nhân tham gia đóng góp ý kiến, đưa ra những mặt còn hạn chế của người được đánh giá và đề xuất chỉ đạt mức hoàn thành tốt nhiệm vụ và phần lớn những người tham dự hội nghị cũng đồng ý với đề xuất, nhưng khi đưa ra kết luận đánh giá, người có thẩm quyền kết luận người được đánh giá có nhiều cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ, có thành tích trong công tác, những điểm còn hạn chế sẽ khắc phục trong thời gian tới, nên kết luận người được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, những người tham dự Hội nghị cũng nhất trí theo ý kiến của người có thẩm quyền. Như vậy, việc thực hiện đánh giá chưa thật sự khách quan và hiệu quả.
2.3.2.3. Về phương pháp đánh giá công chức
Theo nội dung về phương pháp đánh giá đã đề cập ở Chương I, việc sử dụng phương pháp đánh giá rất quan trọng trong hoạt động đánh giá công chức và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đánh giá.
Phương pháp đánh giá công chức tại Tổng cục hiện nay là áp dụng tổng hợp các phương pháp: đánh giá thông qua bản tự kiểm điểm, đánh giá của mỗi cá nhân công chức, bảng chấm điểm dựa trên các tiêu chí đã được xác định và đánh giá thông qua họp nhận xét.
Việc áp dụng tổng hợp các phương pháp có thể vận dụng tối đa ưu điểm của từng phương pháp. Trên cơ sở các nội dung, tiêu chí đã được quy định sẵn, đối chiếu với nhiệm vụ chuyên môn được giao, mỗi công chức tự nhận xét kết quả đã đạt được, những ưu điểm, khuyết điểm và tự chấm điểm, nhận xếp loại. Thông qua họp Hội nghị đánh giá, các thành phần tham gia đưa ra các ý kiến góp ý, nhận xét; người có thẩm quyền đánh giá căn cứ vào bản tự nhận xét và các ý kiến đóng góp để đưa ra kết quả đánh giá, xếp loại cuối năm của công chức.
Nếu chỉ áp dụng đánh giá thông qua bản tự kiểm điểm và bảng chấm điểm sẽ có hạn chế là phụ thuộc vào sự tự giác của công chức, khó để kiểm chứng những mặt tự kiểm điểm, đánh giá của công chức là đúng hay sai; mặt khác, dễ phát sinh trường hợp người có thẩm quyền đánh giá có thể nể nang, cào bằng kết quả đánh giá. Bên cạnh đó, nếu chỉ áp dụng phương pháp đánh giá thông qua họp nhận xét, kết quả đánh giá là kết quả của tập thể, nếu phát sinh trường hợp khiếu nại thì trách nhiệm chung thuộc về tập thể. Những bất cập khi chỉ áp dụng riêng lẻ từng phương pháp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đánh giá và ảnh hưởng gián tiếp đến động lực phấn đấu của mỗi công chức.
2.2.2.4. Về chủ thể tham gia đánh giá công chức
Theo quy định tại Quyết định số 3113/QĐ-BTNMT ngày 6/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chế đánh giá công chức, viên chức thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quyết định số 666/QĐ- TCBHĐVN ngày 28/12/2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam ban hành Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, chủ thể tham gia đánh giá công chức tại Tổng cục gồm công chức, thủ trưởng cơ quan quản lý công chức và các chủ thể có liên quan sau:
- Công chức tự đánh giá: định kỳ hàng năm, công chức thuộc Tổng cục tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình bằng Phiếu đánh giá và phân loại công chức (Theo Mẫu M3 kèm theo Quyết định số 3113/QĐ-BTNMT ngày
6/12/2017), năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Công văn số 6531/BTNMT-TCCB ngày 9/12/2019 về công tác đánh giá, phân loại công chức, viên chức năm 2019, công chức phải làm thêm Phiếu tự đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác của cá nhân.
- Công chức trong cơ quan tham gia vào quá trình đánh giá: sau khi công chức làm bản tự nhận kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình, sẽ tổ chức Hội nghị công chức để nhận xét, đánh giá bản tự kiểm điểm, tự nhận xét của từng công chức, các thành viên tham gia thảo luận, góp ý kiến. Việc tham gia đánh giá của công chức cơ quan sẽ đảm bảo việc đánh giá được khách quan, công bằng và chính xác hơn, tuy nhiên sự tham gia đánh giá của công chức cơ quan vào quá trình đánh giá chỉ là thảo luận, góp ý nhưng những ý kiến đó không được xác định là ý kiến đánh giá và không có ảnh hưởng nhiều đến kết quả đánh giá. Mặt khác, ý kiến góp ý trực tiếp tại cuộc họp dễ gây ra va chạm nên trong các cuộc họp thường có rất ít ý kiến được đưa ra.
- Thủ trưởng cơ quan đánh giá công chức thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp và thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp đánh giá đối với công chức là người đứng đầu: Theo quy định hiện hành, việc đánh giá cấp phó, công chức thuộc Tổng cục do thủ trưởng cơ quan đánh giá và Tổng cục trưởng đánh giá đối với công chức là người đứng đầu. Thủ trưởng cơ quan đánh giá công chức theo 04 mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ. Khi thủ trưởng cơ quan thực hiện đánh giá vẫn còn tình trạng coi trọng thành tích chung của tập thể mà cố gắng đẩy thành tích của mỗi công chức lên mức cao hơn thực tế thực hiện nhiệm vụ.
- Tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác đánh giá và tổ chức, cá nhân có nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính đánh giá: Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Tổng cục theo thẩm quyền, tổ chức lấy ý kiến bằng Phiếu của các tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ công về cấp phép, giải quyết
thủ tục hành chính đối với công chức được giao xử lý, giải quyết công việc, thủ tục hành chính.
2.2.2.5. Sử dụng kết quả đánh giá công chức
Năm 2017: Tổng số công chức thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là 113 người, 100% công chức được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; trong đó, có 90 công chức được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chiếm tỷ lệ 79,6%; có 23 công chức được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ, chiếm tỷ lệ 20,4%.
Năm 2018: Tổng số công chức thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là 106 người; trong đó: có 74 công chức được được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chiếm tỷ lệ 69,8%; có 31 công chức được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ, chiếm tỷ lệ 29,3%; có 01 công chức được xếp loại hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực, chiếm tỷ lệ 0,9%; không có công chức xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.
Năm 2019: Tổng số công chức thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là 98 người; trong đó: có 15 công chức được được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chiếm tỷ lệ 15,3%; có 82 công chức được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ, chiếm tỷ lệ 83,7%; có 01 công chức được xếp loại hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực, chiếm tỷ lệ 1%; không có công chức xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.
Bảng số 2.7. Kết quả đánh giá, phân loại công chức năm 2017 – 2019 (Đơn vị tính: Người)
(nguồn Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam)
Số lượng công chức của Tổng cục được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảm dần, đặc biệt là năm 2019, do có quy định mới về đánh giá, xếp loại công chức tại Hướng dẫn số 21-HD/BTCTW ngày 18/10/2019 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn số 6531/BTNMT-TCCB ngày 09/12/2019 về việc công tác đánh giá và phân loại công chức, viên chức năm 2019, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ lưu ý thực hiện một số yêu cầu trong công tác đánh giá, phân loại công chức, viên chức năm 2019, cụ thể: Trong phạm vi một đơn vị, tổ chức, tỉ lệ số lượng công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” không vượt quá 20% tổng số công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được đánh giá, phân loại của đơn vị, tổ chức đó. Tỉ lệ số lượng công chức lãnh đạo, quản lý được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” không vượt
0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 2017 2018 2019 79.60% 69.80% 15.30% 20.40% 29.30% 83.70% 0.00% 0.90% 1.00% 0.00% 0.00% 0.00% Chart Title HTXSNV HTTNV HTNV KHTNV
quá 20% số được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” theo chức danh tương đương ở từng cấp, từng lĩnh vực.
Kết quả đánh giá, phân loại công chức từ năm 2017 đến năm 2019 cho thấy đa số công chức đều được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có trường hợp công chức bị chuyển công tác do kết quả đánh giá 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc 02 năm liên tiếp, trong đó có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ; không có trường hợp công chức bị giải quyết thôi việc do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ.
Kết quả đánh giá công chức được xem là tiêu chí quan trọng, trực tiếp để để thực hiện các công việc khác liên quan đến quản lý công chức như quy hoạch, bổ nhiệm, khen thưởng; việc thực hiện nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn, nâng ngạch đến hạn thực hiện theo quy định; cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng căn cứ thâm niên công tác và lần lượt cử đi không căn cứ vào kết quả đánh giá.