Yêu cầu hoàn thiện công tác đánh giá công chức hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 88 - 89)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Yêu cầu hoàn thiện công tác đánh giá công chức hiện nay

Công tác quản lý công chức có nhiều nội dung, trong đó đánh giá công chức được coi là khâu khó và nhạy cảm, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức, cũng như giúp công chức phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động công vụ của công chức; đánh giá đúng sẽ tạo điều kiện cho công chức phát huy được sở trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, ngược lại, đánh giá không khách quan, công bằng sẽ làm triệt tiêu khả năng phấn đấu của công chức. Do vậy, để công tác đánh giá chất lượng công chức được thực chất hơn, cần phải hoàn thiện các nội dung sau:

- Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ, vị trí việc làm của công chức kể cả công chức lãnh đạo, quản lý. Hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ trách nhiệm và trách nhiệm giải trình theo hướng: cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép; quyền hạn đến đâu, trách nhiệm đến đó; phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong từng công đoạn giải quyết công việc. Hoàn thiện cơ chế phân quyền, phân cấp, ủy quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất, thông suốt trong lãnh đạo, quản lý, điều hành từ Trung ương đến cơ sở.

- Tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện miễn nhiệm đối với những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân; quy định

rõ nhiệm vụ, quyền hạn của công chức tương ứng với trách nhiệm và có chế tài xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, kỷ luật, đạo đức công vụ của công chức.

- Hoàn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá công chức cụ thể, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Các tiêu chí cụ thể bao gồm: số lượng công việc mà công chức thực hiện; số lượng công việc hoàn thành; số lượng công việc hoàn thành có chất lượng, đúng tiến độ; khả năng nắm vững kiến thức, năng động, sáng tạo, tiết kiệm... Tinh thần thái độ phục vụ xã hội, duy trì mối quan hệ đồng nghiệp trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc xây dựng các tiêu chí càng cụ thể càng giúp cho việc đánh giá công chức đạt hiệu quả.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý, sử dụng, đánh giá công chức. Phải lấy kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực của công chức, lấy nhu cầu nhiệm vụ làm căn cứ để bố trí công chức.

- Đánh giá công chức phải đảm bảo khách quan, khoa học, phản ánh đúng với năng lực và phẩm chất của công chức; phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo kết luận đánh giá công chức khách quan, chính xác và công bằng.

- Đánh giá công chức phải áp dụng tổng hợp các phương pháp (phân tích định lượng, đánh giá theo kết quả và lưu trữ); thiết lập bộ phận chuyên trách thực hiện công tác đánh giá công chức. Bộ phận chuyên trách có trách nhiệm căn cứ vào những tư liệu liên quan và những ghi chép về kết quả làm việc của công chức để bình xét, đánh giá thành tích của họ. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể trong việc đánh giá công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)