Quan điểm về đánh giá công chức hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 89 - 91)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Quan điểm về đánh giá công chức hiện nay

- Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng trong công tác quản lý cán bộ, công chức nói chung và công tác đánh giá phân loại cán bộ, công chức nói

riêng, đặc biệt là nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị.

- Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức theo hướng: Xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí cụ thể, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và so sánh với các chức danh tương đương; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị; liên thông trong đánh giá: kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.

- Bảo đảm tính đồng bộ, liên thông, nhất quán trong công tác đánh giá, phân loại của cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, phù hợp với thực tế của từng cấp, từng ngành, từng địa phương, đơn vị; tiêu chí đánh giá phải sát, phù hợp với từng chức danh, vị trí việc làm, phản ánh được chính xác phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ, công chức.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá, quy trình, thủ tục, phương pháp đánh giá phải kế thừa những ưu điểm, tiếp tục đổi mới khắc phục những nhược điểm, bảo đảm tính khoa học, công khai, minh bạch, công tâm, khách quan; làm rõ ưu điểm, khuyết điểm của cán bộ, thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể, cá nhân; dễ hiểu, dễ làm, dễ thực hiện, tránh phát sinh những hiện tượng tiêu cực; không cầu toàn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, bổ sung và hoàn thiện.

3.2.1. Đánh giá công chức phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Công chức luôn được đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng. Đánh giá công chức là một trong những hoạt động quan trọng của nền công vụ. Hiệu quả của hoạt động này có tác động ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đã chỉ rõ: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất

là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” trang [17, tr 4],đề ra mục tiêu: kiên quyết khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn, thực sự tiên phong, gương mẫu, luôn đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, thực sự là cán bộ của dân, phục vụ nhân dân. Củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Do vậy, việc đổi mới công tác đánh giá công chức không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng, cũng như không thể nằm ngoài, khác biệt với những chủ trương, chính sách của Đảng. “Đảng phải lãnh đạo quyết liệt việc xây dựng được đội ngũ công chức theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tinh thông và có phẩm chất đạo đức. Đội ngũ này chính là nhân tố quyết định của nền hành chính hiện đại.” [17, tr. 128].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)