Thống kê cán bộ, công chức theo trình độ tin học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại cục hải quan tỉnh bình phước (Trang 52 - 58)

STT Trình độ

Tổng số Trong đó Số lượng

(người) Tỷ lệ (%)

Công chức lãnh đạo Công chức, nhân viên Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Đại học 4 4,08 2 5,88 2 3,12 2 Cao đẳng 3 3,06 0 0 3 4,69 3 Trung cấp 4 4,08 2 5,88 2 3,12 4 Chứng chỉ B 41 41,84 16 47,06 25 39,06 5 Chứng chỉ A 40 40,82 14 41,18 26 40,63

6 Chưa đào tạo 6 6,12 0 0 6 9,38

Tổng cộng 98 100 34 100 64 100

Nguồn: Văn phòng (Bộ phận TCCB) – số liệu tính đến ngày 31/12/2016

Qua bảng 2.8 ta thấy, hầu hết CBCC Cục Hải quan tỉnh Bình Phước đã được đào tạo về tin học. Trong đó, 11 người được đào tạo chuyên sâu trình độ trung cấp trở lên, 81 người được đào tạo ở trình độ A và B, chỉ có 6 người – là nhân viên tạp vụ, lái xe chưa được đào tạo về tin học. Như vậy, về cơ bản, cán bộ, công chức của đơn vị đều sử dụng thành thạo máy tính, ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào công việc hàng ngày và có khả năng nắm bắt nhanh những ứng dụng mới, đáp ứng tốt yêu cầu công việc và yêu cầu hiện đại hóa ngành Hải quan.

* Đánh giá chung:

động của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước được phân bổ ở cả ba độ là tuổi trẻ, trung niên và chuẩn bị nghỉ hưu, trong đó tập trung chủ yếu là lao động trẻ và trung niên, nam giới chiếm đa số trong lực lượng lao động tại đơn vị. Hầu hết cán bộ, công chức Cục Hải quan tỉnh Bình Phước được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học. Công chức giữ các chức vụ lãnh đạo chủ yếu là người trẻ và trung niên, đồng thời chủ yếu là nam giới. Cơ cấu, chất lượng lao động như trên sẽ tạo ra những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản trị nguồn nhân lực của đơn vị.

- Thuận lợi: Với độ tuổi được phân bổ vừa có những người trẻ, trung niên và những người sắp nghỉ hưu, trong đó đa số là lao động trẻ và nam giới sẽ giúp đơn vị tương đối ổn định về nguồn lao động ít nhất trong vòng 15 năm tới. Ngoài ra, những người trẻ sẽ rất thuận lợi cho đơn vị khi sắp xếp, bố trí công việc tại các khu vực có điều kiện làm việc khó khăn, các vị trí công việc cần có sức khỏe tốt. Lực lượng lao động trẻ, được đào tạo bài bản, chính quy sẽ là nguồn lực quan trọng phục vụ chiến lược phát triển lâu dài của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước.

- Về hạn chế, khó khăn: Lao động trẻ là những người ít kinh nghiệm và dễ thay đổi khi gặp khó khăn. Số công chức lãnh đạo và quy hoạch các chức danh lãnh đạo được đào tạo về lý luận chính trị tại đơn vị còn thấp so với quy định. Vì vậy Cục Hải quan tỉnh Bình Phước cần có các chính sách phù hợp để thu hút, duy trì và phát triển tiềm năng, ưu thế hiện có về nguồn nhân lực của mình.

2.2.2. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cục Hải quan tỉnh Bình Phước Phước

2.2.2.1. Công tác thu hút nguồn nhân lực tại Cục Hải quan tỉnh Bình Phước Phước

Với đặc thù là cơ quan hành chính trực thuộc Tổng cục Hải quan đóng chân trên địa bàn tỉnh, nên bên cạnh việc thực hiện những quy định do Nhà nước ban hành, công tác thu hút nguồn nhân lực của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước có những đặc điểm riêng, chịu tác động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

* Về công tác hoạch định nguồn nhân lực

Năm 2002, thực hiện quyết định thành lập Cục Hải quan tỉnh Bình Phước, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành quyết định phê duyệt về cơ cấu tổ chức, bộ máy của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước với 22 biên chế. Từ khi thành lập đến nay, Cục Hải quan tỉnh Bình Phước chưa xây dựng kế hoạch cũng như chiến lược trung hạn, dài hạn nào để phát triển nguồn nhân lực. Công tác hoạch định nguồn nhân lực của đơn vị chỉ đơn thuần là vào cuối năm hay khi có yêu cầu đột xuất, trên cơ sở nhiệm vụ giao và chương trình, kế hoạch công tác của ngành, của tỉnh và tình hình thực tế tại đơn vị, Cục Hải quan tỉnh Bình Phước xây dựng kế hoạch công tác trọng tâm cho năm sau; các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Bình Phước căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch, chương trình công tác được Cục giao để xác định nhu cầu biên chế cho đơn vị mình; nếu nhu cầu biên chế lớn hơn số hiện có, các đơn vị sẽ đề nghị bổ sung biên chế, trường hợp nhu cầu ít hơn số lượng hiện có, các đơn vị sẽ đề nghị trả bớt người để Cục quản lý; căn cứ vào nhu cầu (tăng, giảm) biên chế của các đơn vị, Văn phòng (Bộ phận Tổ chức cán bộ sau đây viết tắt là Bộ phận TCCB) tham mưu cho lãnh đạo Cục bố trí cân đối biên chế cho các đơn vị; trường hợp không tự cân đối được do nhu cầu vượt quá số biên chế hiện có, Cục Hải quan tỉnh Bình Phước sẽ báo cáo và xin bổ sung từ Tổng cục Hải quan. Tuy nhiên, qua số liệu thực tế cho thấy, từ khi thành lập đến nay, Cục Hải quan tỉnh Bình Phước luôn ở trong tình trạng thiếu hụt biên chế. Vì những lý do chính sau đây:

Thứ nhất, đơn vị không chủ động được tình hình do không có kế hoạch hay chiến lược tổng thể, lâu dài về nguồn nhân lực. Trong khi đó, nền kinh tế đất nước nói chung của tỉnh Bình Phước nói riêng không ngừng phát triển, tăng trưởng, nên lưu lượng hàng hóa và phương tiện vận tải xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh không ngừng tăng lên, do đó khối lượng công việc mà đơn vị phải giải quyết ngày càng tăng. Vì vậy, trong nhiều năm trở lại đây, chỉ có một vài trường hợp cá biệt một vài đơn vị thuộc và trực thuộc Cục có văn bản đề nghị điều chỉnh giảm biên chế, còn lại hầu hết các đơn vị đều có nhu cầu tăng biên chế.

Thứ hai, trước sức ép cải cách để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, từ năm 2005 đến nay, ngành Hải quan đã và đang cải cách mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, từ cơ chế chính sách, quy trình thủ tục, cơ sở vật chất trang thiết bị, công nghệ, tổ chức bộ máy, nhân sự... Mục tiêu cuối cùng nhằm giảm tối đa thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục Hải quan nhưng đồng thời phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về hải quan. Để thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi từng ngày, từng giờ, mỗi cán bộ, công chức hải quan phải thực hiện, giải quyết một khối lượng công việc rất lớn so với trước đây, chất lượng công việc cũng được yêu cầu cao hơn rất nhiều.

Thứ ba, Cục Hải quan tỉnh Bình Phước không tự quyết định số lượng biên chế của mình tăng hay giảm, mà quyết định vấn đề này thuộc thẩm quyền của Tổng cục Hải quan. Trong khi đó, Tổng cục Hải quan lại phụ thuộc vào Bộ Tài chính. Ngoài ra, khi đã được duyệt số lượng biên chế, thì việc tuyển dụng cũng hoàn toàn phụ thuộc vào thẩm quyền của Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính. Vì vậy, từ khi xác định số lượng biên chế đến khi tuyển dụng được người vào làm việc phải trải qua quá trình rất dài với nhiều quy trình, thủ tục.

* Về phân tích công việc

Với mục tiêu đổi mới phương thức quản lý nguồn nhân lực, năm 2013, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh Bình Phước đã xây dựng đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Mục đích của đề án nhằm rà soát và thống kê lại tất cả các vị trí việc làm hiện có tại từng phòng, ban, chi cục thuộc Cục Hải quan tỉnh Bình Phước theo chức năng nhiệm vụ được giao thông qua bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm. Bản mô tả công việc của vị trí việc làm này về cơ bản có đầy đủ các tiêu chí và nội dung như bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc mà tác giả đã trình bày tại chương 1. Theo đề án này thì Cục Hải quan tỉnh Bình Phước có 169 vị trí việc làm. Như vậy có thể nói, Cục Hải quan tỉnh Bình Phước đã bước đầu tiến hành phân tích công việc. Tuy nhiên, bản mô tả công việc của đơn vị còn một số hạn chế sau:

Thứ nhất, nhiều vị trí việc làm có nội dung tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc còn chung chung, không cụ thể, rõ ràng, nên sẽ khó đánh giá được kết quả công việc và năng lực thực sự của công chức. Ví dụ như: vị trí công việc tham mưu quản lý hồ sơ cán bộ có tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc là “theo quy định”

hay như công việc của Phó trưởng Phòng nghiệp vụ phụ trách công tác tham mưu chống buôn lậu và xử lý vi phạm có tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc là

“hoàn thành nhiệm vụ được phân công”…

Thứ hai, hầu hết các tiêu chuẩn của các vị trí việc làm chỉ nêu được yêu cầu về bằng cấp, số năm kinh nghiệm mà chưa cụ thể hóa được các kỹ năng và mức độ hiểu biết cần thiết khi thực hiện công việc.

Thứ ba, trong điều kiện hầu hết các công việc đã và đang được thực hiện thông qua các chương trình ứng dụng, nhất là trong điều kiện áp dụng hệ thống thông quan tự động Vnacc/vcis như hiện nay thì nhiều vị trí việc làm cần phải được mô tả lại về nội dung nhiệm vụ, cũng như tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành công việc cho phù hợp với điều kiện thực tế. Ví dụ như ví trí việc làm thực hiện thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cần được mô tả lại các nhiệm vụ tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan, xác nhận thông quan; hay vị trí việc làm công tác kiểm soát chống buôn lậu cần được mô tả lại trong điều kiện thực hiện thủ tục hải quan điện tử…

Thứ tư, các bản mô tả này chỉ mới là lý thuyết, chưa được đưa vào áp dụng thực tế tại đơn vị.

Như vậy, Cục Hải quan tỉnh Bình Phước cần khẩn trương thống kê, rà soát, mô tả lại toàn bộ bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm sao cho đầy đủ, rõ ràng, cụ thể. Sau đó triển khai áp dụng trong toàn Cục. Đây là cơ sở để bố trí, sắp xếp lại công việc và cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả thực hiện công việc của cán bộ, công chức, nhân viên, góp phần giải quyết bài toán thiếu biên chế hiện nay.

* Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực

Việc tuyển dụng công chức của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước dựa vào số biên chế còn trống so với chỉ tiêu được giao.

- Việc tuyển dụng công chức: Có 4 hình thức tuyển dụng công chức vào làm việc tại Cục, đó là thi tuyển, xét tuyển, chuyển ngành và chuyển công tác.

+ Tuyển dụng thông qua thi tuyển: công tác thi tuyển do Tổng cục Hải quan tổ chức chung cho toàn ngành.

+ Tuyển dụng thông qua xét tuyển: xét tuyển được áp dụng đối với một số vị trí công việc đặc thù như tin học, xây dựng, phân tích phân loại... Tương tự như công tác thi tuyển, theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

+ Tuyển dụng đối với trường hợp chuyển ngành:là việc tiếp nhận công chức, viên chức từ ngành khác chuyển vào làm việc tại Cục. Khi có ứng viên nộp hồ sơ chuyển ngành đến Cục Hải quan tỉnh Bình Phước, Cục Hải quan tỉnh Bình Phước sẽ trình Tổng cục Hải quan thuận chủ trương tiếp nhận ứng viên và thực hiện các bước tiếp theo theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

+ Tuyển dụng đối với trường hợp chuyển công tác: Chuyển công tác là trường hợp công chức, nhân viên của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố này chuyển đến Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố khác hoặc chuyển từ Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố đến các vụ, cục thuộc Tổng cục Hải quan và ngược lại, thẩm quyền quyết định là do Tổng cục Hải quan.

- Việc tuyển dụng đối với nhân viên làm hợp đồng theo Nghị định 68: Theo phân cấp quản lý công chức, viên chức trong ngành Hải quan, thì việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng nhân viên hợp đồng làm các công việc giản đơn theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ tại Cục Hải quan tỉnh Bình thuộc thẩm quyền của Cục trưởng, quy trình việc tuyển dụng nhân viên làm việc theo Hợp đồng 68 khá đơn giản, chủ yếu là dựa vào sự giới thiệu của cán bộ, công chức trong và ngoài đơn vị.

Tình hình biến động nhân sự tại Cục Hải quan tỉnh Bình Phước từ năm 2012 đến năm 2016 được tổng hợp qua bảng 2.9

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại cục hải quan tỉnh bình phước (Trang 52 - 58)