Thống kê kết quả đào tạo công chức từ năm 2012 đến năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại cục hải quan tỉnh bình phước (Trang 62 - 64)

STT Năm Nghiệp vụ Hải quan và đào tạo khác (lượt người) Quản lý nhà nước (lượt người) Đào tạo theo tiêu chuẩn ngạch và chức danh lãnh đạo (lượt người)

Đào tạo đại học, sau hại học

(lượt người) Ghi chú

Đại học Thạc sỹ Tiến sỹ 1 2012 162 0 62 0 1 0 2 2013 215 0 57 0 1 0 3 2014 505 0 128 4 3 0 4 2015 629 17 179 2 2 0 5 2016 206 0 61 0 2 0 Tổng 1.717 17 487 6 9 0

* Nhận xét: Bảng thống kê cho thấy, từ năm 2012 đến năm 2016, đơn vị đã cử, tạo điều kiện cho 2.236 lượt công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó, bồi dưỡng nghiệp vụ Hải quan và nghiệp vụ khác: 1.717 lượt công chức, quản lý nhà nước: 17 lượt công chức, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch và chức danh: 487 lượt công chức, đào tạo hoàn chỉnh kiến thức đại học: 06 người, thạc sỹ: 09 người. Như vậy, trung bình mỗi năm Cục Hải quan tỉnh Bình Phước cử 343 (=1717/5) lượt công chức đi đào về nghiệp vụ Hải quan và nghiệp vụ khác, tức trung bình một công chức được cử đi đào tạo mỗi năm là 3,63 lượt (=343/94,4; 94,4 là số lượng công chức trung bình hàng năm của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước - giai đoạn 2012-2016 là 472 người/5năm).

Thực hiện chủ trương của ngành và của đơn vị, những năm gần đây, công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được Cục Hải quan tỉnh Bình Phước triển khai toàn diện, bước đầu đổi mới nội dung, tránh hình thức, chồng chéo, trùng lặp; phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cũng được đổi mới. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đã quan tâm hơn đến việc bồi dưỡng chuyên sâu kỹ năng nghiệp vụ cho công chức làm việc tại các đơn vị cơ sở. Qua đào tạo, bồi dưỡng, công chức tiếp thu được nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng mới để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, công tác đào tạo của đơn vị vẫn còn có một số hạn chế, bất cập như sau:

Một là, nội dung đào tạo, bồi dưỡng tuy đã chú trọng mở rộng nhưng nhìn chung còn hẹp, chưa bao quát được hết các chức năng, nghiệp vụ quản lý hải quan nên nhiều lĩnh vực, công chức Hải quan chưa thực sự thành thạo, chuyên nghiệp vẫn còn lúng túng, sai sót trong xử lý công việc như công tác tham mưu xử lý vi phạm, sở hữu trí tuệ, kế toán doanh nghiệp, đầu tư xây dựng...

Hai là, có những lớp đào tạo do ngành tổ chức, thời gian đào tạo tập trung khá dài như lớp điều tra tội phạm có thời hạn là 03 tháng đối với công chức lãnh đạo và 06 tháng đối với công chức không giữ chức vụ, thời gian học thường chỉ học một buổi/ngày, có một số nội dung đào tạo không thiết thực nên hiệu quả thực tế không cao. Việc phải tập trung dài ngày như thế gây khó khăn cho các đơn vị, nhất

là các đơn vị thiếu hụt biên chế như Cục Hải quan tỉnh Bình Phước trong việc bố trí công chức thay thế những công chức được cử đi đào tạo.

Ba là, việc đào tạo lý luận chính trị còn khó khăn do đơn vị không được chủ động mở lớp riêng mà phải căn cứ vào chủ trương mở lớp và chỉ tiêu đào tạo của tỉnh và Tổng cục Hải quan. Trong khi đó số lượng cán bộ lãnh đạo và cán bộ quy hoạch có nhu cầu đào tạo lý luận chính trị khá nhiều.

Bốn là, đơn vị có thực hiện nhưng chưa triệt để công tác đánh giá sau đào tạo, chưa phát huy hết năng lực của người được đào tạo. Một số cán bộ được cử đi đào tạo chuyên sâu nhưng sau khi được đào tạo lại khó sắp xếp công việc phù hợp với lĩnh vực được đào tạo.

Năm là, do đơn vị khó khăn về biên chế nên vẫn xảy ra tình trạng cử không đúng thành phần, đối tượng theo quy định chiêu sinh của đơn vị tổ chức lớp học.

Kết quả khảo sát chức năng đào tạo của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước thể hiện ở bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại cục hải quan tỉnh bình phước (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)