Thực trạng khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 68 - 74)

Nhìn chung đa số đội ngũ cán bộ, công chức ở thị xã Đông Triều đã có năng lực và kỹ năng thiết lập các mục tiêu, tổ chức thực hiện công việc cá nhân. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước lãnh đạo đã xây dựng được chiến lược và kế hoạch để thực hiện các mục tiêu, dự kiến được các khó khăn, trở ngại, những vấn đề có thể xảy ra và phương án giải quyết.

Số lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh có tăng về số lượng nhưng vẫn còn tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”, tuy đông nhưng không đồng bộ. Chất lượng, hiệu quả công việc kém chất lượng, tập trung ở đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước dưới tuổi 30, tuy năng động, nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm thực tiễn, còn đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước trên 50 tuổi, kể cả có đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước lãnh đạo. Từ thực tế đó cho chúng ta thấy chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước UBND thị xã chưa cao, chưa xây dựng được tính chuyên nghiệp bền vững. còn thiếu cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước. Thậm chí có một số cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước trong đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước lợi dụng chức năng, nhiệm vụ chuyên môn để trục lợi cá nhân, gây bất bình và giảm lòng tin của nhân dân. Một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước sa sút phẩm chất đạo đức, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, thu vén cá nhân, ý thức tổ chức kỷ luật kém… Từ năm 2018 – 2020 có 90 cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh vi phạm đến mức bị kỷ luật, trong đó có 50 trường hợp kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, 40 trường hợp kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Đa phần đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước bị kỷ luật do vi phạm các nguyên tắc về quản lý hành chính chủ yếu ở các lĩnh vực đất đai, dân số, thiếu tinh thần trách nhiệm… Ngoài ra, có thể còn có nhiều trường hợp chưa được phát hiện, xử lý.

Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm các nguyên tắc chế độ quản lý kinh tế và vi phạm pháp luật Nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức trong thời gian qua. Do chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về pháp luật, kiến thức quản lý hành chính nhà nước, ít được đào tạo kỹ năng thực hành công vụ nên trong nhiều trường hợp cán bộ, công chức giải quyết công việc, xử lý vụ việc dựa vào kinh nghiệm, chủ quan, không rõ chức trách, nhiệm vụ cụ thể của mình, không nắm chắc quy trình và nguyên tắc giải quyết từng công việc cụ thể.

vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước. Gương mẫu học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có kiến thức về kinh tế, xã hội, phương pháp tác phong khoa học, phẩm chất đạo đức tốt; đề cao trách nhiệm trong thực thi công vụ, trong vận động quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đã tỏ rõ quan điểm, thái độ trong đấu tranh khắc phục các biểu hiện lệch lạc về tư tưởng, suy thoái về đạo đức, lối sống và phản bác những quan điểm, tư tưởng cơ hội, thù địch. Đội ngũ cán bộ chủ chốt trong Thị ủy, HĐND, UBND được đào tạo, bồi dưỡng tương đối cơ bản; được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn công tác, hoàn thành nhiệm vụ theo cương vị, chức trách, được quần chúng tín nhiệm, nêu cao vai trò, trách nhiệm trong hoạt động lãnh đạo, quản lý theo chức trách, nhiệm vụ. Mối quan hệ công tác giữa cấp ủy với HĐND, UBND đã được cải thiện trên cơ sở thực hiện mục tiêu chung vì sự phát triển của thị xã theo đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của tỉnh Quảng Ninh.

Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ mới, đội ngũ CBCC còn một số hạn chế, yếu kém là:

Một số CBCC chưa nắm vững chức trách, nhiệm vụ, phạm vi thi hành công vụ vừa có biểu hiện bao biện, làm thay, vừa có biểu hiện buông lỏng, năng lực tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, tính chiến đấu trong sinh hoạt, công tác, giải quyết các mối quan hệ và xây dựng đoàn kết nội bộ vẫn là khâu yếu của đội ngũ CBCC. Hiện tượng "chạy cấp", "chạy chức", "chạy quyền", "đơn thư tố cáo dấu tên, mạo danh", "tố cáo sai sự thật với dụng ý xấu"…nhất là trước các dịp đại hội, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, tuyển dụng, đào tạo, nhưng chưa được ngăn chặn có hiệu quả, gây dư luận xấu, làm giảm lòng tin của quần chúng.

Hiện tượng quan liêu, hành chính hóa, xa rời thực tế, bệnh giấy tờ, đùn đẩy trách nhiệm, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới, thiếu trung thực khi báo cáo cấp trên, nói nhiều, làm ít, nói không đi đôi với làm, nói và làm không theo Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước chưa khắc phục dứt điểm. Công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện CBCC chưa chặt chẽ, thiếu kiểm tra, giám sát, do

đó còn để xảy ra các vụ việc vi phạm kỷ luật, trong đó có những vụ việc nghiêm trọng. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình, Một số CBCC thiếu nhạy bén về chính trị, còn lúng túng trong phân tích xử lý những vấn đề thực tiễn, giảm sút lòng tin vào khả năng tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tự "diễn biến", tự "chuyển hóa"; tinh thần tự học, trình độ nhận thức, năng lực trí tuệ, tổ chức thực tiễn của CBCC trẻ còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ. Một số CBCC bị chủ nghĩa cá nhân chi phối, có tư tưởng cơ hội, thực dụng, thiếu chí tiến thủ, trung bình chủ nghĩa, vi phạm nghiêm trọng đạo đức, lối sống, không thể hiện được vai trò tiền phong gương mẫu trước nhân dân.

Những khuyết điểm, hạn chế trên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan; song chủ yếu và trước hết là:

Do tác động của mặt trái kinh tế thị trường, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cấp ủy Đảng, cơ quan quản lý, sử dụng CBCC thiếu chủ trương, giải pháp thiết thực, cụ thể để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC trong tình hình mới. Sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của cấp trên, nhất là cấp trên trực tiếp còn nhiều bất cập, thiếu các giải pháp đồng bộ để xây nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chưa kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng đội ngũ đảng viên với xây dựng đội ngũ CBCC, xây dựng cấp ủy với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì. Tính chủ động, sáng tạo của phòng, ban còn hạn chế, còn biểu hiện trông chờ, dựa dẫm vào sự chỉ đạo của cấp trên. Hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát thấp; việc xử lý CBCC vi phạm ở một số nơi còn biểu hiện bao che, giấu giếm khuyết điểm, "nhẹ trên, nặng dưới".

Hiện tại hoạt động thiết kế, phân tích công việc thực hiện chưa được rõ ràng và khoa học, chưa có cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước chuyên trách đảm nhận. Công tác này chưa được chú trọng, vẫn chưa có bảng yêu cầu thực hiện công việc và bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc.

- Việc mô tả công việc được thực hiện cho tiết rõ ràng đối với từng vị trí công việc và được thể hiện rõ bằng bản mô tả chức danh công việc.

- Việc phân tích công việc rõ ràng, được thể hiện qua việc phân tích cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước năng nhiệm vụ cho Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh:

Quy trình phân tích công việc tại Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phân tích công việc

Qua số liệu kết quả khảo sát mức độ hài lòng của Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với công tác đánh giá thực hiện công việc có thể thấy tỷ trọng số người trả lời từ mức độ 3 (không có ý kiến rõ ràng) đến mức độ 5 (hoàn toàn đồng ý) khá cao chiếm tới 80.3%, tức là từ mức lựa chọn coi hệ thống đánh giá đang thực hiện là chấp nhận được đến mức độ cảm thấy hài lòng. Điều này chứng tỏ công tác đánh giá thực hiện công việc đã đáp ứng được phần nào mong muốn về hệ thống đánh giá của Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn tới 16.7% tổng số người được hỏi chưa hài lòng với công tác đánh giá thực hiện công việc, trong đó 3.5% là hoàn toàn không hài lòng.

Khi tiến hành khảo sát sâu ý kiến của Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về các khía cạnh của công tác đánh giá thực hiện công việc để tìm ra nguyên nhân không hài lòng của Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước thì đáng chú ý là tỷ trọng số người có ý kiến cho rằng kết quả đánh giá chưa phản ánh đúng kết quả thực hiện công việc chiếm tỷ trọng khá cao, chiếm tới gần 1/3 số người được hỏi (30.3%). Đồng thời có tới 19% số người được hỏi trả lời rằng kết quả đánh giá không đảm bảo sự công bằng. Kết quả trên cho thấy công tác đánh giá thực hiện công việc vẫn còn nhiều hạn chế do đó có ảnh hưởng rất lớn tới động lực làm việc của Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước vì khi cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước cảm thấy không được đánh giá đúng với những đóng góp của mình dần dần sẽ làm giảm sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước, giảm năng suất lao động, thậm chí Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước có xu hướng tìm đến những nơi làm việc khác mà tại đó những đóng góp của họ được ghi nhận chính xác. Sở dĩ như vậy là vì nhận thức của người Lãnh đạo về mục đích của công tác đánh giá thực hiện công việc chưa đầy đủ. Hệ thống đánh giá thực hiện công việc được xây dựng để nhằm mục đích phục vụ cho công tác trả lương, xét thưởng mà chưa phục vụ cho các hoạt động quản trị lao động khác như đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước, phát triển nguồn lao động, nâng cao động lực làm việc cho cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước. Chính vì vậy, các tiêu thức và tiêu chuẩn đưa ra cũng chỉ để đánh giá xem cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước có hoàn thành mục tiêu đưa ra không nhằm phục vụ cho công tác tiền lương, xét thưởng mà chưa nhằm để đánh giá tiềm năng của cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước cũng như nguyên nhân hạn chế kết quả thực hiện công việc của cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước. Các tiêu thức dùng để đánh giá còn sơ sài. Với các tiêu thức đánh giá thực hiện công việc đang được áp dụng gồm: Hoàn thành nhiệm vụ, khối lượng công việc được giao; tham gia các phong trào thi đua, có tinh thần đoàn kết nội bộ, chấp hành nội quy, quy chế, pháp luật của nhà nước;... thì chủ yếu là nghiêng về đánh giá ý thức, thái độ, tác phong tinh thần làm việc của cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước, thiếu các tiêu thức đánh giá

về trình độ, sự hiểu biết và vận dụng kiến thức, kỹ năng vào công việc của cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước. Chính vì vậy, không có tác dụng trong việc phát hiện ra những yếu kém về trình độ, kiến thức, kỹ năng của cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc của cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước để từ đó có kế hoạch đào tạo phù hợp. Các tiêu chuẩn dùng để đánh giá còn chung chung, không định lượng được do thiếu các văn bản phân tích công việc chi tiết làm căn cứ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 68 - 74)

w