Thực trạng trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 59 - 66)

Trong những năm vừa qua, Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước ở tỉnh. Đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò rất lớn trong việc quản lý, điều hành tại các cơ quan, đơn vị và mỗi cơ sở, góp phần quyết định sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức thị xã Đông Triều được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4: Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (2018 – 2020)

Đơn vị: người

Trình độ Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%) SL % SL % SL % 2019/2018 2020/2019 Trên Đại học 10 8,1 10 9,1 10 12,1 0,0 12 Đại học 280 80,6 300 82,2 310 80 7,1 2 Cao đẳng 50 9,1 50 6,8 60 6,1 0,0 -25 Trung Cấp 10 2,2 10 1,9 10 1,8 0,0 -14 Tổng số 350 100 370 100 390 100 5,7 0

Nguồn: UBND Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong giai đoạn từ 2018 đến 2020 trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức ở thị xã Đông Triều tương đối cao, năm 2018 tỷ lệ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước có trình độ từ đại học trở lên chiếm 88,7%, đến năm 2020 tỷ lệ này đạt 91,3%. Bên cạnh đó tỷ lệ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước có trình độ cao đẳng, trung cấp đã có xu hướng giảm xuống, cụ thể: Trình độ cao đẳng năm 2020 giảm 25% so với năm 2019, trình độ trung cấp năm 2020 giảm 14% so với năm 2019. Qua đây ta thấy trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ngày càng được nâng cao.

Với đội ngũ cán bộ, công chức thị xã Đông Triều cơ bản đáp ứng được trình độ trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên hiện tại thị xã Đông Triều mới có 1 CBCC có trình độ tiến sĩ, thiếu nhiều các chuyên gia đầu ngành, chuyên sâu ở các lĩnh vực, chưa có cán bộ nào là chuyên viên cao cấp và còn một số công chức do lịch sử để lại, có trình độ chuyên môn thấp. Số công chức này toàn là công chức có tuổi, sắp nghỉ hưu, hầu hết nghỉ hưu vào cuối năm 2021, năm 2022 do vậy không thể đào tạo lại. Thị xã đang hướng vận động số công chức này nghỉ hưu trước tuổi. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho việc giải quyết các yêu cầu, nhiệm vụ công tác chưa đáp ứng được tình hình hiện nay; chất lượng của một số cán bộ, công

chức chưa đáp ứng được với yêu cầu vị trí, việc làm; hiệu quả, chất lượng tham mưu chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; công tác tham mưu, phối kết hợp của các phòng, ban với xã, phường trên một số lĩnh vực công tác hiệu quả còn hạn chế; hiệu của công việc chưa cao. Nhận định này qua phỏng vấn một số người dân cũng cùng quan điểm như trên; cụ thể:

Hộp số 4.1 Ý kiến của người dân về chất lượng cán bộ, công chức

Xuất phát từ quan điểm của Lãnh đạo cho rằng: Con người là vốn quý nhất. Do đó, luôn chú trọng đào tạo Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước có trình độ và chăm lo cho lao động. Từ đó mọi sự nỗ lực của toàn đơn vị cũng vì mục tiêu chăm lo tốt nhất đời sống vật chất, tinh thần cho Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước.

Để đáp ứng cho chiến lược phát triển, công tác đào tạo Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước đã được đặc biệt quan tâm. Hiện nay tất cả các chức danh, bộ phận tài chính, kế toán, địa chính xây dựng… đòi hỏi đều phải có trình độ đại học chuyên ngành chính quy. Thời gian qua, đã tổ chức nhiều lớp đào tạo nội bộ để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước.

“Trên địa thị xã hiện nay tôi thấy có ít cán bộ, công chức chất lượng cao, có 1 cán bộ trình độ tiến sỹ do vậy hiệu quả trong tác triển khai các đề án lớn cho dân nhiều khi không khả thi, hầu hết phải thuê các chuyên gia, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, các mô hình chồng lúa, cây trồng và chăn nuôi cán bộ, công chức không hướng dẫn chuyên sâu được cho người dân do không có trình độ chuyên môn cao" (Nguồn: Phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Tiên, 45 tuổi, Chủ tịch UBND xã Việt Dân vào lúc 9h45 ngày 01/5/2021 tại UBND xã Việt Dân, thị xã Đông Triều)

Bảng 2.5: Số lƣợng cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc đƣợc đào tạo Chỉ tiêu Năm 2018 2019 2020 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lượng Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước mới được đào tạo

10 33,3 20 33,3 20 28,6

Số lượng Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước cũ được đào tạo

20 66,7 40 66,7 50 71,4

Tổng cộng 30 100,0 60 100,0 70 100,0

Nguồn: Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Quy trình đào tạo cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước như sau:

Bước 1: Nhu cầu đào tạo

Nhu cầu đào tạo dựa trên nhu cầu của công việc và trình độ kỹ năng hiện tại của Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước, căn cứ vào đó việc phân tích công việc từ đó sẽ xác định loại cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước, số lượng cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước và các kỹ năng kiến thức cần đào tạo.

Bước 2: Những mục tiêu đào tạo

- Trang bị những kỹ năng cần thiết cho công việc

- Nâng cao được năng lực làm việc cho Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước

- Ổn định nâng cao đời sống cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước.

- Đào tạo cho cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước các chuyên ngành.

Bước 3: Lựa chọn đối tượng đào tạo

Đơn vị lựa chọn những cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước dựa trên đánh giá về năng lực của Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước ở bộ phận của họ và mong muốn của bản thân Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước. Những cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước phải có trình độ phù hợp với sự thay đổi của công việc.

Bước 4: Xây dựng phương pháp đào

Để công tác đào tạo và phát triển nhân sự mang lại hiệu quả cao thì việc lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp với điều kiện của đơn vị là yếu tố quan trọng quyết định đến việc đào tạo có đem lại hiệu quả hay không. Đơn vị cần đào tạo đúng đối tượng chứ không tràn lan dựa vào tình hình tài chính cũng như ngân sách dành cho việc đào tạo.

Bước 5: Đánh giá kết quả đào tạo:

Đơn vị đánh giá kết quả của chương trình đào tạo thông qua đánh giá chi phí và kết quả của chương trình, từ đó so sánh chi phí và lợi ích của chương trình đào tạo.

Kết quả của chương trình đào tạo bao gồm: Kết quả nhận thức, sự thỏa mãn của người đào tạo, khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng lĩnh hội được từ chương trình đào tạo.

Hiện nay số cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước có trình độ đại học, cao đẳng đang ngày một tăng. Vấn đề hiện nay đặt ra là phải thay đổi chất lượng Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước, tiếp nhận những người có tay nghề cao, khuyến khích cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước tự trang bị kiến thức cho mình bằng cách đăng ký học thêm để hoàn thiện chương trình đại học, sau đại học, chú trọng việc đầu tư và nâng cao chất lượng của yếu tố con người, nó sẽ có hiệu quả lâu dài.

Tuy nhiên để đánh giá công tác đào tạo có đáp ứng được mong muốn của Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước từ đó góp phần tạo ra động lực thúc đẩy Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước làm việc hay

không, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về mức độ hài lòng đối với công tác đào tạo.

Bảng 2.6: Đánh giá về công tác đào tạo

Đơn vị tính: %

Yếu tố Mức đánh giá Điểm bình quân

1 2 3 4 5

Rất hài lòng với công tác đào tạo 10 12 24 35 19 3,39 Đối tượng cử đi đào tạo là chính xác 9,6 15 27 28 21 3,34 Nội dung đào tạo cung cấp những kiến

thức kỹ năng phù hợp với mong đợi 7,8 14 24 30 24 3,47 Hình thức đào tạo đa dạng, phong phú 5,4 8,7 30 39 16 3,52 Được tạo điều kiện để học tập 8,6 7,5 21 36 27 3,65 Kiến thức, kỹ năng được đào tạo giúp ích

cho công việc hiện tại và tương lai 9,3 9,7 20 31 30 3,63 Hiệu quả chương trình đào tạo rất cao 7,2 15 25 38 15 3,38

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát, 2020

Bảng trên cho thấy phần lớn Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước trả lời với các ý kiến không tiêu cực (từ không có ý kiến đến hài lòng) chiếm tới 77.4%, trong đó có tới 18.6% số người hoàn toàn rất hài lòng với công tác đào tạo. Đây là một tỷ lệ tương đối cao, chứng tỏ công tác đào tạo nguồn cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước đã đáp ứng được tương đối tốt yêu cầu về đào tạo của phần lớn cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước. Mặc dù vậy, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước cảm thấy hoàn toàn không hài lòng đối với công tác đào tạo, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, thái độ làm việc cũng như động lực làm việc của Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước (22.6%). Khi khảo sát đánh giá của Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về nhận định cho rằng hiệu quả của chương trình đào tạo cao thì có tới 22.3% số người được hỏi

không đồng ý với ý kiến đó. Như vậy, xét một cách tổng thể có thể nhận thấy rằng, công tác đào tạo đã được thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên hoàn toàn có thể cải thiện tình hình tốt hơn nữa (có tới 22.3% không cho rằng chương trình đào tạo là có hiệu quả), những số liệu trên cho thấy rằng hoạt động đào tạo và phát triển cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước hoàn toàn có thể được đổi mới, cải tiến thông qua việc nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển, con số 22.3% cho thấy tiềm năng cải thiện ở đây là rất lớn.

Khảo sát đánh giá của cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về các khía cạnh của công tác đào tạo thì thu được kết quả là trên 50% số người được hỏi hài lòng với các khía cạnh như lựa chọn đối tượng đào tạo, nội dung đào tạo, hiệu quả chương trình đào tạo. Tuy nhiên vẫn có nhiều ý kiến không hài lòng, trong đó tới 25% cho rằng việc lựa chọn người đi học là không chính xác, 22% cho rằng nội dung đào tạo không sát với thực tế họ cần. Sở dĩ như vậy là vì xác định nhu cầu đào tạo và lựa chọn đối tượng đào tạo chưa chính xác, do thiếu các căn cứ và phương pháp xác định nhu cầu đào tạo một cách khoa học. Với cách thức tiến hành xác định nhu cầu đào tạo hiện nay thì mới chỉ xác định được số lượng cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước cần đào tạo, ở mỗi nghề mỗi đơn vị và nội dung đào tạo liên quan đến công việc của Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước mà chưa xác định được thực sự Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước đang thiếu hụt kiến thức, kỹ năng gì cần phải đào tạo các nội dung sẽ đào tạo có thực sự đáp ứng đúng với nhu cầu của Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước hay không. Nguyên nhân là do: Các bản phân tích công việc còn thiếu, nội dung thì sơ sài, các tiêu chí về yêu cầu, kiến thức kỹ năng Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước cần có để đáp ứng yêu cầu công việc thì còn chung chung và không cụ thể. Chính vì vậy, thiếu Sở dĩ khoa học để xác định chính xác nhu cầu đào tạo; Hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc của cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước chưa phục vụ cho mục đích đào tạo phát triển nguồn cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước cho nên còn thiếu các tiêu thức chỉ tiêu đánh giá về trình độ, năng lực, sự hiểu biết và vận dụng kiến thức kỹ năng vào công việc của cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước. Kết quả đánh giá chưa chỉ ra được là cán bộ, công chức

thực hiện công tác quản lý nhà nước hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ thấp có phải là do sự yếu kém hay thiếu hụt về kiến thức hay kỹ năng không hay là do các yếu tố khác. Chính vì thiếu các căn cứ trên nên khi xác định nhu cầu đào tạo không có, sở dĩ để so sánh giữa các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần có để thực hiện công việc với những kiến thức, kỹ năng mà cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước hiện có. Do đó không thể xác định được cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước thiếu hụt những kiến thức kỹ năng gì để tiến hành đào tạo, nên mới xảy ra tình trạng xác định nhu cầu đào tạo không chính xác. cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước là người hiểu mình nhất, họ biết chính xác mình còn thiếu kiến thức kỹ năng gì để có thể thực hiện tốt công việc. Tuy nhiên, khi tiến hành xác định nhu cầu đào tạo, chưa tiến hành điều tra nhu cầu, nguyện vọng được đào tạo của cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước. Do đó, nhu cầu đào tạo nhiều khi được xác định không chính xác và thiếu thực tế, đào tạo dàn trải không tập trung, đem lại hiệu quả không cao.

Nội dung đào tạo vẫn còn nặng về lý thuyết, ít thực hành, nhiều khi không sát với thực tế công việc và tình hình thực tế, do đó dẫn đến tình trạng học viên được đào tạo không thể áp dụng những kiến thức, kỹ năng được đào tạo vào thực tế. Qua kết quả khảo sát thì có tới 22% số người được hỏi cho rằng nội dung đào tạo không phù hợp với nhu cầu. Nguyên nhân là do nhiều đơn vị đào tạo tạo chưa thực hiện tốt việc nắm bắt tình hình thực tế để xây dựng chương trình cho phù hợp mà chủ yếu là dựa trên những chương trình có sẵn chỉnh sửa một chút cho phù hợp với tình hình. Do đó nội dung chương trình còn gắn với thực tế của từng đơn vị cụ thể mà thường là chung chung có thể áp dụng ở nhiều đơn vị.

Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn cán bộ, công chức thực hiện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 59 - 66)

w