Tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 33 - 36)

CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2. Chất lƣợng cán bộ, công chức

1.2.5. Tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng cán bộ, công chức

Dựa trên khái niệm chất lượng cán bộ, công chức đã được đưa ra, luận văn xây dựng 03 nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, cơng chức như sau:

a) Nhóm tiêu chí về thể lực:

Thể lực hay thể chất bao gồm không chỉ sức khỏe cơ bắp mà còn là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, bắp thịt, là sức mạnh của niềm tin và ý trí, là khả năng vận động của trí lực. Mọi lao động, dù là lao động cơ bắp hay lao động trí óc đều cần có

thể lực tốt để duy trì và phát triển trí tuệ, để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Yếu tố thể lực của người lao động được hình thành và phát triển bằng con đường di truyền, ni dưỡng và luyện tập, rèn luyện thân thể.

Hiện nay, yêu cầu về thể lực đã được đưa vào nội dung tuyển dụng lao động ở các đơn vị kinh tế cũng như bổ nhiệm, tuyển dụng công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước, tuy nhiên tiêu chí đánh giá thường chưa rõ ràng.

b) Nhóm tiêu chí về trí lực:

- Kiến thức: kiến thức bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mơ tả, hay kỹ

năng có được nhờ trải nghiệm hay thơng qua giáo dục. Kiến thức có 2 dạng tồn tại chính là kiến thức ẩn và kiến thức hiện:

Kiến thức hiện là những kiến thức được giải thích và mã hóa dưới dạng văn bản, tài liệu, âm thanh, phim, ảnh,… thơng qua ngơn ngữ có lời hoặc khơng lời, ngun tắc hệ thống, chương trình máy tính, chuẩn mực hay các phương tiện khác. Đây là những kiến thức đã được thể hiện ra ngoài và dễ dàng chuyển giao, thường được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục và đào tạo chính quy.

Kiến thức ẩn là những kiến thức thu được từ sự trải nghiệm thực tế, dạng kiến thức này thường ẩn trong mỗi cá nhân và rất khó “mã hóa” và chuyển giao, thường bao gồm: niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng... Nó khơng thể “mã hóa” thành văn bản, khó để chuyển giao, mà người ta chủ yếu chỉ có thể có bằng cách tự mình luyện tập.

Tuy nhiên, kiến thức chỉ là sức mạnh tiềm tàng, nó chỉ biến thành sức mạnh khi và chỉ khi nó được tổ chức thành một kế hoạch hành động và nhằm thẳng vào một mục đích đã xác định. Cả về lý luận và thực tiễn cho thấy, việc nắm bắt kiến thức đã cần, những việc tổ chức áp dụng kiến thực đó vào thực tiễn cịn cần hơn. Bởi vậy, những yêu cầu quan trọng đối với công chức là:

+ Được trang bị kiến thức cơ bản cần thiết cả về khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn;

xác định;

+ Được học và biết cách áp dụng kiến thức vào cơng việc thực tiễn theo chương trình mục tiêu xác định.

- Kỹ năng chuyên môn: Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu

nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Kỹ năng chun mơn bao giờ cũng gắn với một hoạt động cụ thể ở một lĩnh vực cụ thể như kỹ năng ra quyết định, kỹ năng phối hợp, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng Thanh tra, kiểm tra, kỹ năng tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế, kỹ năng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, kỹ năng soạn thảo văn bản... Đây là sản phẩm của quá trình tư duy kết hợp với việc tích lũy kinh nghiệm thơng qua đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, cơng tác.

c) Nhóm tiêu chí về tâm lực:

-Đạo đức công vụ: Đạo đức là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực

xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong mối quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội. Đạo đức công vụ là đạo đức của người công chức, phản ánh mối quan hệ giữa công chức với công dân, tổ chức, đồng nghiệp trong hoạt động cơng vụ. Nó được xã hội đánh giá về hành vi thái độ, cách ứng xử của công chức khi thi hành công vụ.

Đạo đức của công chức khi thi hành cơng vụ rất khó xác định bằng những tiêu chí cụ thể. Dư luận xã hội đánh giá các biểu hiện đạo đức của công chức qua sự tán thành hay không tán thành, ca ngợi hay phê phán hoạt động của người công chức. Sự tán thành hay phê phán đó ln gắn với mục tiêu xã hội, lợi ích của tồn dân và tính nhân văn. Tuy nhiên, sự đánh giá cụ thể còn phụ thuộc vào các yếu tố chi phối hành vi trong cơng vụ như: hành vi đó có đúng pháp luật khơng? Hiệu quả cao không? Thể hiện thái độ ứng xử đúng mực khơng? Hành vi đó “có lý” và “có tình” khơng?

- Phẩm chất chính trị: cơng chức phải là những người có tinh thần yêu nước

sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Ngồi ra, để đánh giá chất lượng cơng chức trong cơ quan hành chính nhà nước, cịn có nhiều tiêu chí khác, trong đó, quan trọng nhất là tiêu chí: Mức độ hồn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w