Tình hình vận tải hàng không Việt Nam giai đoạn 2015-2019

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026 (Trang 44)

2.1.1. Vận tải hành khách

Thị trường hàng không Việt Nam giai đoạn 2015-2019 đạt tốc độ tăng trưởng cao 15,9%/năm. Giai đoạn 2015-2017 đạt tốc độ trên 20%/năm do sự tăng trưởng mạnh mẽ của các hãng hàng không giá rẻ. Từ năm 2018 trở đi, tốc độ tăng trưởng của thị trường chậm lại vì các hãng tập trung nâng cao hiệu quả khai thác, đặc biệt đối với thị trường nội địa. Thị trường có dấu hiệu tăng trưởng mạnh trở lại khi dự kiến có nhiều hãng hàng không trong nước gia nhập và mở rộng khai thác.

Triệu khách 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 26.4% 77.6 30% 25% 20% 15% 10% 5% 0% 2015 2016 2017 2018 2019

Tổng thị trường Tăng trưởng

Biểu đồ 2.1: Sản lượng hành khách hàng không Việt Nam (2015-2019)

Nguồn: Số liệu VNA tự tổng hợp

Thị trường quốc tế giai đoạn 2016-2019 tăng trưởng bình quân 22,7%/năm. Giai đoạn 2016-2018, thị trường quốc tế tăng trưởng mạnh khoảng 22%/năm do các hãng LCC tăng tải mạnh trên thị trường Đông Bắc Á và Đông Nam Á giành thị phần, sau đó đến 2019, thị trường tăng trưởng chậm lại do nhu cầu trên thị trường này có xu hướng dần bão hòa và các hãng chú trọng hơn đến hiệu quả thay vì mở rộng thêm quy mô.

37.4 32.9 28.1 30.8 21.6 20.9 15.6 17.1 19.9 11.2 10.4 12.5 13.7 13.1 16.5

Thị trường hàng không nội địa trong giai đoạn 2016-2019 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10,0%/năm, trong đó năm 2016 có tăng trưởng mạnh mẽ 30,4%/năm do sự phát triển mạnh mẽ của LCC trong giai đoạn 2014-2016 (với tăng trưởng bình quân 29%/năm). Sau giai đoạn phát triển nóng, thị trường nội địa giảm dần sự tăng trưởng do các hãng điều chỉnh tải nâng cao hiệu quả và phát triển thị trường quốc tế. Giai đoạn 2018-2019, với sự gia nhập thị trường của Bamboo Airways, thị trưởng duy trì mức tăng trưởng ổn định khoảng 10%/năm. Tại thị trường nội địa, sản lượng khách LCC tăng trưởng 10,1%/năm còn khách FSC2 tăng trưởng 9,7%/năm.

Biểu đồ 2.2: Sản lượng hành khách hàng không nội địa Việt Nam (2015-2019) 40 35 30 25 20 15 10 5 0 2015 2016 2017 2018 2019 90% 70% 50% 30% 10% -10% -30% -50%

FSC LCC Tăng trưởng FSC Tăng trưởng LCC

Nguồn: Số liệu VNA tự tổng hợp

2.1.2. Vận tải hàng hóa

Trong giai đoạn 2015-2019, thị trường vận chuyển hàng hóa Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ trên cả thị trường quốc tế và nội địa, với mức tăng trưởng bình quân 8,3%/năm. Cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt với sự gia nhập của QH từ đầu năm 2019 với quy mô ban đầu 9 máy bay thân hẹp và 17 đường bay nội địa. VJ vẫn tiếp tục duy trì tải cung ứng trên các đường trục và tăng thêm tải vào các đường bay đi đến các trung tâm kinh tế mới HPH, VCA, VDO.

Đây đều là các thị trường hàng hóa có dung lượng lớn. VNA vẫn giữ vai trò chủ đạo trên thị trường với thị phần vận chuyển đạt 61,3% vào năm 2019.

Cũng như nội địa, đến năm 2019 thị trường hàng hóa quốc tế cũng có tốc độ tăng trưởng chậm lại (chỉ tăng 0,6%). Trong bối cảnh thị trường tăng trưởng chậm lại, các hãng máy bay chở hàng vẫn duy trì khai thác và nhiều hãng tăng tải dẫn đến cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh thu bình quân trên thị trường suy giảm.

2.2. Giới thiệu chung về Vietnam Airlines2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Lịch sử phát triển của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines bắt đầu vào ngày 15/1/1956, thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 666/TTg thành lập Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Đội bay lúc này của hãng chỉ gồm 5 chiếc máy bay dân dụng (2 chiếc Li-2 và 3 chiếc Aero-45). Chuyến bay nội địa đầu tiên là tuyến khứ hồi Hà Nội – Vinh được khánh thành vào đúng lễ Quốc Khánh 1956.

Ngày 11/2/1976, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 28/CP về việc thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng trực thuộc Hội đồng Chính phủ trên cơ sở Cục hàng không dân dụng Việt Nam. Tháng 4/1980, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của ICAO, tạo điều kiện cho ngành hàng không trong nước nhanh chóng hội nhập với Hàng không dân dụng quốc tế.

Ngày 20 tháng 4 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã kí Quyết định số 745/QĐ/TCCB-LĐ thành lập Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam. Ngày 27/5/1995, Tổng công ty Hàng không Việt Nam được thành lập, lấy Hãng Hàng không quốc gia làm nòng cốt và liên kết với 20 doanh nghiệp trong ngành theo quyết định số 32/TTg. (Cục Hàng không Việt Nam, 2016)

Năm 2002, hãng giới thiệu biểu tượng mới Bông Sen Vàng thể hiện mong muốn phát triển thành hãng hàng không tầm cỡ và bản sắc ở khu vực và thế giới. Một năm sau, VNA tiếp nhận đưa vào khai thác chiếc máy bay Boeing 777 đầu tiên với nhiều tính năng ưu việt, đánh dấu khởi đầu việc hiện đại hóa đội tàu bay.

Năm 2006, VNA gia nhập và đạt chứng chỉ về an toàn khai thác của IATA. Năm 2010, VNA chính thức trở thành hãng hàng không đầu tiên của khu vực gia nhập Liên minh Hàng không toàn cầu Skyteam. Sự kiện đánh dấu bước phát triển vượt bậc của hãng trong tiến trình hội nhập thành công vào thị trường quốc tế.

Năm 2015, VNA trở thành hãng hàng không đầu tiên của khu vực và thứ 2 trên thế giới tiếp nhận máy bay thế hệ mới Airbus A350-900, đồng thời ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới. Cũng trong năm này hãng chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01/4/2015.

Năm 2016, VNA chính thức được Tổ chức Skytrax công nhận là Hãng hàng không 4 sao. Năm 2017, hãng chào đón hành khách thứ 200 triệu sau 20 năm thành lập và đạt 1,5 triệu hội viên Bông Sen Vàng. (Vietnam Airlines, Lịch Sử Phát Triển, 2019)

Tháng 07/2019, hãng nhận chứng chỉ Hãng hàng không 4 sao năm thứ 4 liên tiếp theo đánh giá của Skytrax. Một tháng sau đó, hãng chính thức đón máy bay thân rộng (lớn nhất Việt Nam) Boeing 787-10 Dreamliner. Cuối năm, hãng chào đón máy bay thứ 100. (Hang, 2019)

2.2.2. Ngành nghề kinh doanh

(1) Vận tải hành khách hàng không và vận tải hàng hóa hàng không (hành lý, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm, thư).

(2) Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không: bao gồm hoạt động hàng không chung; cung ứng dịch vụ thương mại, du lịch, khách sạn… và dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, các dịch vụ tại nhà ga hành khách..

(3) Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải: bảo dưỡng máy bay, động cơ, phụ tùng vật tư, thiết bị hàng không, thiết bị phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất...

(4) Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển: sản xuất linh kiện, phụ tùng, vật tư máy bay, trang thiết bị kỹ thuật và các nội dung khác thuộc lĩnh vực công nghiệp hàng không. (Vietnam Airlines, Báo cáo thường niên 2019, 2020)

2.2.3. Mô hình tổ chức

Cơ cấu tổ chức của VNA được diễn tả bằng sơ đồ dưới đây:

Trong sơ đồ trên:

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của VNA

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2019 của VNA

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của TCTHKVN, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, Đại hội đồng cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản.

Ban Kiểm soát là cơ quan do Đại hồi đồng cổ đông bầu ra, thay mặt các cổ đông để kiểm soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành VNA, thực trạng tài chính của VNA và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của VNA, có toàn quyền nhân danh hãng để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của VNA không thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông.

Tổng giám đốc là Người đại diện theo pháp luật của VNA và là người điều hành hoạt động hàng ngày của VNA.

Bộ máy giúp việc chung cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc: là các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, văn phòng, các ban chuyên môn, nghiệp vụ và các cơ quan tương đương của Tổng công ty có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.

Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt đông của VNA bao gồm: Trụ sở chính đặt tại Hà Nội với 17 Ban/ Văn phòng; 31 chi nhánh, văn phòng đại diện nước ngoài; 11 đơn vị trực thuộc trong nước. Ngoài ra VNA góp vốn đầu tư vào 15 Công ty con và 5 Công ty liên kết. (Vietnam Airlines, Báo cáo thường niên 2019, 2020)

2.3. Tình hình phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa VietnamAirlines giai đoạn 2015-2019 Airlines giai đoạn 2015-2019

2.3.1. Hệ thống sản phẩm

2.3.1.1. Mạng đường bay

Với đặc điểm địa hình đất nước trải dài trên nhiều vĩ độ kết hợp với đường bờ biển dài, Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi để phát triển mạng đường bay dày đặc trên khắp cả nước vừa phục vụ phát triển kinh tế vừa phát triển hoạt động du lịch. Mạng đường bay nội địa của VNA gồm hơn 40 đường bay tới 22 sân bay được chia thành 3 nhóm như sau:

(1) Đường bay trục: được xây dựng trên trục dài của đất nước kết nối 3 điểm Hà Nội - Đà Nẵng - TP. Hồ Chí Minh là các thành phố trung tâm kinh tế chính trị - văn hóa xã hội lớn nhất của cả nước. Do có tính chất kết nối quan trọng như vậy nên đường bay này có tải khách rất lớn, mật độ khách cao, doanh thu lớn và có ý nghĩa chiến lược với hoạt động của hãng.

(2) Đường bay du lịch: được xây dựng trên cơ sở kết nối các điểm trong đường bay trục với các điểm du lịch chính trên đất nước như Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ, Phú Quốc... Đây là các đường bay này có tiềm năng phát triển bùng nổ, đem lại doanh thu cao cho hãng. Tuy nhiên do tính chất của hoạt động du lịch là

theo mùa nên lợi nhuận các đường bay này đem lại cho hãng là chưa ổn định như các đường bay trục.

(3) Đường bay địa phương: có 2 loại bao gồm

- Đường bay từ các thành phố ngoài 3 điểm trong đường bay trục (thành phố trực thuộc tỉnh) đển các điểm du lịch. Việc mở các đường bay địa phương này giúp dân cư ở các thành phố tỉnh lẻ không phải mất nhiều thời gian và chi phí để bay tới các điểm du lịch thông qua 3 thành phố lớn như trước nữa. Tuy nhiên cũng do tính chất của hoạt động du lịch là theo mùa nên doanh thu các đường bay này cũng chưa ổn định và dễ ảnh hưởng bởi yếu tố xã hội.

- Đường bay từ các thành phố đến các trung tâm kinh tế/chính trị/du lịch mới nổi trên cả nước hoặc có vị trí xa xôi khó tiếp cận như Điện Biên, Rạch Giá, Côn Đảo do vậy các đường bay này đa phần có tính chất phục vụ lợi ích xã hội nhiều hơn là mục tiêu kinh doanh.

Bảng 2.1: Các đường bay nội địa theo nhóm hiện có của VNA

Đường trục HAN- SGN HAN-DAD SGN- DAD Đường du lịch HAN- VDH HAN- HUI HAN- UIH HAN- CXR HAN- DLI HAN- PQC SGN- VDH SGN- HUI SGN- UIH SGN- CXR SGN- DLI SGN- PQC Đường địa phương HAN- BMV HAN- VII HAN- PXU HAN- VCL SGN-

BMV SGN- VII SGN- PXU SGN-HPH SGN- VDO SGN- VCL DAD-

BMV DAD-VII DAD-PXU DAD-HPH DAD-VDO DAD-VCA DAD-DLI HAN-

TBB SGN- THD DAD-CXR HAN-VCA VCA- HPH VCA- BMV

Việc mở rộng mạng đường bay của VNA trong giai đoạn này tương đối chậm với tốc độ khoảng 3%/năm do mạng bay đã phủ rộng khắp và tương đối hoàn thiện, hãng chỉ tập trung nâng cao hiệu quả khai thác (tăng tần suất) của các đường bay hiện có, chỉ mở thêm 4 đường bay mới là DAD-VCA, SGN-VDO, DAD-VDO, HPH-CXR.

2.3.1.2. Đội tàu bay

Trải qua hơn 20 năm, đội tàu bay của VNA ngày càng lớn mạnh: ban đầu chủ yếu gồm các loại tàu bay do Liên Xô sản xuất phục vụ chiến đấu, hãng đã nhanh chóng đưa vào khai thác và nâng cấp các dòng máy bay hiện đại của Boeing, Airbus nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển thương mại. Tháng 10/2019, đội máy bay của VNA chính thức vượt mốc 100 chiếc sau khi tiếp nhận đủ 14 chiếc Airbus A350- 900 XWB và đưa vào khai thác 3 máy bay thân rộng Boeing 787-10 Dreamliner - là loại tàu bay mới, hiện đại và có nhiều ưu điểm vượt trội nhất so với các đối thủ khác tại Việt Nam hiện nay. (Vietnam Airlines, Báo cáo thường niên 2019, 2020)

Bảng 2.2: Đội tàu bay khai thác của VNA giai đoạn 2015-20193

Loại tàu Tên Số chỗ 2015 2016 2017 2018 2019

AT7 ATR-72 70 5 5 8 6 6

Thân hẹp Airbus 321 200 57 57 57 59 67

Thân rộng Airbus 350

Boeing 787 300 24 26 25 25 28

Tổng 86 88 90 90 101

Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2015-2019 của VNA

Giai đoạn 2015-2019 đánh dấu những nỗ lực nâng cấp chất lượng tàu bay của hãng khi bắt đầu nhận các tàu bay thân rộng hiện đại mới A350, B787 để thay thế đội tàu bay thân rộng thế hệ cũ A330, B777. Kết quả, VNA là hãng hàng không có đội tàu bay thân rộng lớn nhất Việt Nam, thứ hai tại Đông Nam Á, thuộc top đầu

châu Á - Thái Bình Dương với 14 chiếc Airbus A350-900, 14 chiếc Boeing 787-9 và 787-10 Dreamliner. Trong khi đội tàu thân rộng là đôi cánh chủ lực của hãng trên các đường bay trục nội địa thì đội tàu thân hẹp đã phát huy hiệu quả trên các đường bay có dung lượng thấp, tầm bay ngắn hoặc khai thác đến các sân bay có cơ sở hạ tầng hạn chế. (Vietnam Airlines, Báo cáo thường niên 2019, 2020)

Hạ tầng kỹ thuật phục vụ tàu bay của VNA hiện tại là Công ty Kỹ thuật máy bay (VAECO) được thành lập năm 2006, tiền thân là 2 xí nghiệp bảo dưỡng máy bay A75 và A76. Với tiêu chuẩn thiết kế hiện đại, hạ tầng có thể đủ sức chứa bảo dưỡng các loại máy bay to và hiện đại nhất hiện nay. VAECO đã vinh dự được nhận nhiều chứng chỉ phê chuẩn đảm bảo chất lượng từ cơ quan hàng không của Mỹ và châu Âu. Hiện nay, VNA đang tự thực hiện tất cả các nội dung đảm bảo kỹ thuật cho đội máy bay đang khai thác tại VAECO. VNA cũng thực hiện các dự án bảo dưỡng tân trang máy bay để bán, bàn giao trả cho đối tác thuê. (VAECO, 2017)

Song song với việc phát triển đội máy bay mới hiện đại nhất thế giới, VNA luôn tiên phong đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến. Trong lĩnh vực kỹ thuật, Hãng đã hợp tác với Boeing, Airbus, General Electric, Rolls-Royce... sử dụng các công nghệ hàng đầu ... để theo dõi tình trạng kỹ thuật 24/7, qua đó nâng cao độ tin cậy sẵn sàng khai thác cho đội máy bay thuộc loại cao trên thế giới. (VNA Spirit, 2019)

Đặc biệt tháng 9/2019, VNA đã ra mắt công ty liên doanh bảo dưỡng thiết bị máy bay đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam với ST Engineering Aerospace - đơn vị sửa chữa, bảo dưỡng máy bay lớn nhất thế giới. VNA cũng là hãng hàng không Việt Nam đầu tiên đã triển khai xong giai đoạn đầu của nền tảng dữ liệu mở Skywise được phát triển bởi Airbus và đối tác Big Data - Palantir - là “trái tim” của cuộc

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w