Phát triển hệ thống giá cước

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026 (Trang 108 - 109)

Hệ thống giá nội địa của VNA đã có dải giá linh hoạt từ thấp đến cao đáp ứng 95% nhu cầu bán và cạnh tranh linh hoạt. Tuy nhiên do bản chất mô hình của VNA là cung cấp dịch vụ trọn gói (full service) khi giá vé của hành khách có bao gồm các phụ phí như hành lý xách tay, ký gửi và suất ăn bên cạnh chi phí vận tải nên dễ bị mô hình hàng không giá rẻ của VJ (tối giản hóa chi phí, cắt hết tất cả dịch vụ ngoài chi phí chỗ và vé) cạnh tranh gay gắt. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình, hãng cần sớm triển khai các giải pháp linh hoạt nhằm đảm bảo tính đa dạng, linh hoat phù hợp với đa dạng nhóm khách hàng, thậm chí từng khách hàng riêng lẻ nhưng cấu trúc giá nguyên tắc phải xác định giá phải đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp cận cho khách hàng, có thể bằng đa dạng giải pháp như sau:

(1) Chính sách giá thâm nhập: chủ yếu dùng để thu hút các đối tượng khách hàng chưa sử dụng dịch vụ của hãng, đặc biệt là ở các đường bay địa phương mới khai thác. VNA đã và đang triển khai mức giá 99.000 đồng/chiều (chưa bao gồm thuế phí) cho hơn 20 đường bay địa phương mới mở từ năm 2020 đến nay và đã thu hút được lượng lớn khách hàng, giúp hãng nhanh chóng chiếm thị phần ở các thị trường tiềm năng mới. Do vậy hãng cần tiếp tục duy trì chiến thuật này để thu hút được thêm lượng khách hàng mới khi mở thêm các đường bay mới. Bên cạnh đó các loại vé giá rẻ này cần ưu tiên bán qua kênh web để đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, hướng tới định hướng hãng hàng không số của VNA.

(2) Chính sách giá hớt váng: tăng giá vé khoang thương gia đối với khách đi công tác, đặc biệt trên tàu bay thế hệ mới A350/B787 và khung giờ đẹp.

(3) Chính sách giá cho khách đoàn: ưu tiên chỗ cho các đoàn khách doanh thu cao, ưu tiên các đối tác chiến lược; rút ngắn thời gian xử lý khách đoàn mục tiêu trong vòng 24h; nâng cao tỷ lệ sử dụng thông qua chính sách đặt cọc, vào tên phù hợp với từng thời điểm nhằm giải phóng chỗ; tăng cơ hội bán. Bán khách đoàn trực tiếp qua kênh web.

(4) Chính sách dịch vụ bổ trợ: nâng hạng ghế, bán dịch vụ kèm theo, hành lý quá cước, đặt trước chỗ ngồi (advanced booking) với xu hướng tăng giá khi gần đến ngày bay. (5) Bên cạnh việc xây dựng giá vé đa dạng theo mùa cao/thấp điểm cần bổ sung thêm

giá vé theo thời điểm trong ngày: những chuyến bay giờ lẻ; chuyến bay rất sớm/rất muộn cần có nhiều giá rẻ để cạnh với các hãng giá rẻ như VJ, QH.

(6) Công tác phối hợp điều hành giá: rà soát điều chỉnh mở bán 24/7 để theo kịp biến động thị trường và đáp ứng yêu cầu khối bán; giá cao chỗ luôn sẵn sàng; giá thấp hạn chế về chỗ tùy thời điểm; giá linh hoạt bám sát thị trường.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026 (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w