Xu hướng tự do hóa

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026 (Trang 73 - 75)

Tính tới hết năm 2019, Việt Nam đã ký kết 13 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các quốc gia, khu vực. Trong khuôn khổ hoạt động của ngành hàng không, bên cạnh những hiệp định song phương đã ký kết, nhờ tác động tích cực của các hiệp định FTA, Việt Nam đã và đang tham gia ký kết các hiệp định vận tải hàng không đa biên nhằm đơn giản và hài hòa hóa các thủ tục vận tải quốc tế, giảm thời gian và chi phí Iogistics trong vận chuyển hàng hóa và hành khách. Các hiệp định bao gồm: hiệp định đa biên tiểu vùng CLMV; hiệp định đa biên ASEAN về tự do hoá hoàn toàn dịch vụ vận chuyến hàng hoá đường không (MAFLAFS) và 02 Nghị định thư thực hiện; hiệp định đa biên ASEAN về vận tải hàng không (MAAS) và 06 Nghị định thư thực hiện; hiệp định đa biên ASEAN về tự do hoá hoàn toàn dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường hàng không (MAFLPAS) và 04 Nghị định thư thực hiện; hiệp định khung ASEAN dịch vụ (ASEAN Framework Agreement on Services - AFAS'). Ngoài các hiệp định đa biên trong khuôn khổ ASEAN, ngành hàng không Việt Nam còn được hưởng lợi từ các hiệp định hàng không với các đối tác đối thoại là Trung Quốc và EU.

Tại 11 Nghị định thư đã được ký kết, nội dung chủ yếu đó là tự do hóa thương quyền 3/4/5 giữa bất kỳ thành phố có sân bay quốc tế trong ASEAN, cho phép liên danh trên các chặng nội địa và khai thác kết hợp nhiều điểm đến (co-terminal) trong lãnh thổ bất kỳ quốc gia thành viên ASEAN. Việt Nam đã cam kết mở cửa 9 phân ngành dịch vụ, trong đó có 6 phân ngành đã cam kết mở cửa hoàn toàn, bao gồm: (i)

Bán và tiếp thị sản phẩm hàng không; (ii) Bảo dưỡng và sửa chữa tàu bay; (iii) Đặt giữ chỗ bằng máy tính; (iv) Thuê tàu bay không kèm tổ bay; (v) Thuê tàu bay kèm tổ bay; (vi) Dịch vụ giao nhận hàng hoá đường hàng không.

Các hiệp định FTA tạo cơ hội nâng cao tự do hóa vận tải hàng không, từ đó cho phép các hãng hàng không nói chung và VNA nói riêng khai thác thị trường Việt Nam và quốc tế trên cơ sở các yêu cầu ngày càng cao về an toàn, an ninh và chất lượng dịch vụ, đồng thời sẽ tạo động lực lớn việc thúc đẩy tăng trường vận tải hàng không. Cùng với việc hội nhập sâu, rộng của kinh tế Việt Nam với kinh tế khu vực và thế giới, việc tăng cường hội nhập khu vực tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng, cho phép các hãng hàng không Việt Nam nói chung và VNA nói riêng khai thác thị trường theo mọi hình thức hợp tác khai thác như liên danh, thuê chuyến, vận tải đa phương thức...

Về thách thức, việc mở cửa bầu trời ASEAN đối với các hãng hàng không trong khu vực sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh, đồng thời sẽ mở ra khả năng lựa chọn lớn hơn cho các hãng về thị trường, nguồn khách, tạo ra các loại hình hợp tác giữa các hãng hàng không trong khu vực để tăng năng lực phục vụ, mở rộng mạng đường bay, giúp cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng không. Vì vậy VNA phải nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành; phát triển đội tàu bay hiện đại, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo tốt an ninh, an toàn cho hoạt động khai thác. Tuy cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn nhưng nó sẽ là điều kiện để VNA tự khẳng định mình và phát triển.

Trước những cơ hội và thách thức mà các hiệp định FTA nói chung và các hiệp định hàng không đa biên nói riêng đem lại, VNA đã triển khai công tác chuẩn bị cho việc gia tăng cạnh tranh đến từ các hãng hàng không trong khu vực và thế giới. Trong khu vực ASEAN, với định hướng trở thành hãng hàng không truyền thống khai thác mạng, phát triển HAN và SGN trở thành các trung tâm trung chuyển hành khách lớn trong khu vực, VNA đã từng bước tăng tần suất, củng cố vị thế và hình ảnh của hãng trên các đường bay kết nối giữa HAN-SGN với các trung tâm kinh tế, du lịch lớn trong khu vực như Singapore, Bangkok (Thái Lan)..

Cùng với việc đầu tư, họp tác, phối hợp nguồn lực, mạng bay và sản phẩm với hãng hàng không quốc gia Cambodia Angkor Air tại Campuchia, VNA cũng đã tiếp nhận Jetstar Pacific (BL) từ Bộ tài chính (năm 2012). Việc kết hợp các mô hình kinh doanh đa dạng tạo cơ hội để VNA và thương hiệu của mình duy trì được thị phần trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt bởi các hãng quốc tế, đồng thời đạt được lợi thế khai thác do sử dụng mô hình kinh doanh phù hợp với đặc tính thị trường.

Thách thức cũng là cơ hội cho VNA, cùng với tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp, sự cạnh tranh từ các hãng hàng không trong khu vực, đặc biệt là các hãng hàng không giá rẻ sẽ là động lực để VNA tiến hành cơ cấu, cắt giảm chi phí, quản lý hiệu quả hơn nhằm tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới, VNA sẽ tiếp tục tìm kiếm, nghiên cứu phát triển và hoàn thiện sản phẩm, tiếp tục xem xét khai thác đường bay/thị trường mới ngay khi có cơ hội và điều kiện thị trường cho phép.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w