Kế hoạch phục hồi của VietnamAirlines sau đại dịch Covid-19

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026 (Trang 95 - 100)

3.1.2.1. Hệ thống sản phẩm

Dựa trên kết quả tích cực trong việc khai thác các đường bay địa phương mới mở năm 2020, VNA tiếp tục phát triển thêm một số đường bay mới vào năm 2021 nhằm khai thác nhu cầu đi lại đang ngày càng tăng cao của khách cũng như đem lại doanh thu lớn cho hãng. Dự kiến hãng sẽ khai thác 60 đường bay nội địa, trong đó có 11 đường bay tới PQC tức là VNA sẽ trở thành hãng hàng không khai thác nhiều

Tăng cường bán doanh thu cao, tối ưu theo từng thị trường, điểm bán Tăng độ chính xác của dự báo và phương án mở bán

Dự báo và mở bán tự động để tối ưu doanh thu theo O&D/POSDự báo riêng biệt khách đặt, hủy và thực bay

Kết nối dử liệu

chuyến bay vàHỗ trợ cung cấp đẩy giải phápdữ liệu theo theo thời gianO&D thực

Dự báo và mở bán sát với tình hình thực tế đáp ứng nhu cầu cạnh tranh Đồng bộ hóa dữ liệu với hãng khác

nhất đến đây và cùng với BL khai thác lên tới 338 chuyến bay/tuần đến PQC, từ đó tiếp tục khẳng định vị thế của VNA trên thị trường nội địa.

VNA tiếp tục thực hiện chương trình VNAXPRESS trên cơ sở thành công của năm 2020. Theo thống kê của CAPA, đường bay HAN-SGN xếp thứ hai trên thế giới về tải cung ứng, chỉ sau Seoul-Jeju (Hàn Quốc). Tính trung bình cứ 4 khách VNA đi tàu bay sẽ có 1 người đi hành trình HAN-SGN, điều đó đủ để hiểu tầm quan trọng của đường bay này đối với hãng. Với việc nỗ lực cải tiến, hãng giữ vững vị thế là hãng hàng không dẫn đầu trên đường bay chiến lược này với 30-34 chuyến bay bằng tàu thân rộng kết nối 2 thành phố, trung bình đạt hơn 12.000 chỗ mỗi ngày. (Vietnam Airlines, Tạp chí VNA Spirit số tháng 2, 2021)

3.1.2.2. Hệ thống giá cước

Hệ thống quản trị doanh thu theo O&D (điểm đầu và điểm cuối) là dự án được khởi động nghiên cứu từ tháng 12/2019 và chính thức hoàn thành công tác triển khai và đưa vào hoạt động vào đầu năm 2021. Tỉ lệ sử dụng dự kiến đạt 100% trên toàn bộ mạng bay nội địa và sẵn sàng cho mạng bay quốc tế khi các đường bay này phục hồi hoạt động vào nửa sau 2021.

Hệ thống quản trị doanh thu dự kiến sẽ đem lại những tính năng tối ưu như biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 3.4: Tính năng của hệ thống quản trị doanh thu theo O&D mới của VNA

Bên cạnh đó VNA cũng ra mắt bộ BFM mới nhất vào cuối 2020 áp dụng cho 2021, với các thay đổi đáng chú ý liên quan đến quyền lợi của hành khách theo từng nhóm giá. Trong đó, nổi bật nhất là việc một số hạng đặt chỗ được tăng cường quyền lợi, hướng tới đáp ứng nhu cầu của khách hàng công vụ hay tổ chức. (Anh, VNA và PA áp dụng bộ điều kiện nhóm giá mới, 2020)

Bảng 3.1: Bộ quyền lợi nhóm giá hành khách của VNA từ 2021 Khoang dịch vụ Thương gia Phổ thông đặc biệt Phổ thông

Nhóm giá Linh hoạt Tiêu chuẩn Linh hoạt Tiêu chuẩn Linh hoạt Tiêu chuẩn Tiết kiệm Đổi vé Miễn phí Thu

phí Miễn phí Thu phí Miễn phí Thu phí Không

Hoàn vé Thu

phí

Thu

phí Thu phí Thu phí Thu phí Thu phí Không Đối chuyến tại

sân

Thu phí

Thu

phí Thu phí Thu phí Thu phí Thu phí Không

Chọn chỗ trước Miễn phí

Miễn

phí Miễn phí Miễn phí Miễn phí Thu phí

Thu phí

Nguồn: Website VNA tháng 1/2021

Bên cạnh đó, để hỗ trợ tối đa cho khách nội địa có chuyến bay khởi hành từ 2021 muốn hoàn vé, hoặc chuyến bay của hành khách bị hủy, chậm kéo dài, khởi hành sớm do dịch Covid-19 hay do yêu cầu của nhà chức trách, VNA hỗ trợ hành khách hoàn vé ra Travel Voucher, với giá trị 110% giá vé được chi hoàn và 100% giá loại thuế phí, phụ thụ chưa sử dụng. Hành khách cũng được miễn lệ phí hoàn vé khi đổi sang Voucher. Hành khách có thể sử dụng Voucher để đổi ra các sản phẩm, dịch của VNA như vé máy bay, hành lý, chọn ghế ngồi, nâng hạng... có tổng giá trị tương đương giá trị Voucher. (Vietnam Airlines, Tạp chí VNA Spirit số tháng 1, 2021)

Năm 2021, VNA tập trung nâng cao chất lượng của kênh bán online thông qua việc bổ sung các chức năng mới như (1) sản phẩm, dịch vụ, phụ trợ: suất ăn, phòng chờ, hàng miễn thuế, taxi/grab/uber, bảo hiểm hành lý, đấu giá nâng hạng; (2) thanh toán: google pay, apple pay; lưu thông tin thẻ; (3) tại sân bay và trên chuyến bay: tra cứu quầy check-in, cửa ra tàu và băng chuyền hành lý; (4) các tiện ích khác: tự hoàn vé online, xác thực bằng sinh trắc.

Bên cạnh đó, hãng cũng tiếp tục bổ sung các chức năng self-service như hoàn vé tự động cho khách mua vé online (hành trình nội địa); mua vé kết hợp voucher và thẻ tín dụng và tự động thông báo thay đổi lịch bay tới khách sử dụng salesforce: tiến tới xử lý tự động 80%; tiến tới cải tiến quy trình làm việc.

3.1.2.4. Chất lượng dịch vụ

Với tiêu chí “An toàn là số 1” cùng những tiêu chuẩn an toàn cao nhất ngành hàng không Việt Nam, VNA liên tục nâng cấp chất lượng dịch vụ của mình để đem lại sự an tâm cho hành khách. Sự an tâm này sẽ là động lực thu hút thêm nhiều khách hàng hơn cũng như đem lại doanh thu cao cho hãng. Dựa trên những tiêu chuẩn được phát triển dần từ kinh nghiệm chống dịch năm 2020, các tiêu chuẩn dịch vụ của hãng thời gian tới sẽ được thực hiện đầy đủ như sau:

- Trước chuyến bay: xây dựng bộ tiêu chuẩn các cấp động phòng, chống dịch cho từng chuyến bay; bố trí đội bay riêng cho từng đường bay để hạn chế lây chéo; thường xuyên cập nhật các thông tin của Hãng có liên quan tới dịch bệnh; khuyến khích hành khách làm thủ tục trực tuyến, khuyến cáo các biện pháp phòng, chống dịch cho khách; trang bị đồ bảo hộ y tế cho nhân viên, phi công, tiếp viên; đào tạo nhân viên quy trình sát khuẩn tay và dụng cụ phục vụ hành khách;

- Tại sân bay: sát khuẩn trang thiết bị và dụng cụ phục vụ hành khách nhiều lần trong ngày; bố trí thăm phun dung dịch khử khuẩn tại cửa ra máy bay; bố trí dung dịch sát khuẩn tại nhiều khu vực; đo thân nhiệt của hành khách và tổ bay trước khi lên máy bay; thực hiện giãn cách theo tình hình dịch bệnh;

- Trên chuyến bay: khoảng cách giữa các ghế rộng hơn mức trung bình của các hãng; cung cấp khăn kháng khuẩn cho hành khách; đảm bảo hành khách và tổ

bay luôn đeo khẩu trang; điều chỉnh dịch vụ theo hướng hạn chế tiếp xúc; hệ thống màng lọc HEPA giúp không khí trên máy bay luôn vô trùng.

- Sau chuyến bay: vệ sinh từng trang thiết bị trong máy bay bằng dung dịch sát khuẩn; khử khuẩn tai nghe bằng tia cực tím; phun khử khuẩn toàn bộ máy bay sau mỗi chuyến và cuối ngày. (Vietnam Airlines, Tạp chí VNA Spirit số tháng 2, 2021)

Bên cạnh đó, VNA cũng là hãng hàng không tiên phong cùng các cơ quan trong và ngoài nước nghiên cứu, xây dựng, tiến tới thử nghiệm “hộ chiếu vắc xin”, tạo cơ hội thúc đẩy mở cửa bên giới một cách an toàn, nhanh chóng, mở ra “lối thoát” cứu ngành du lịch, hàng không khỏi Covid-19.

“Hộ chiếu vắc xin” thực chất là giấy chứng nhận đã tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19, được điều chỉnh theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Điều lệ kiểm dịch y tế quốc tế. Một người sở hữu hộ chiếu này chứng tỏ người đó ít có nguy cơ mang theo virus SARS-CoV-2 khi đi vào một vùng lãnh thổ, địa lý mới. Tại Việt Nam, sau khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19, người dân được cấp chứng nhận và mã QR code xác nhận với 2 dữ liệu cơ bản: Số thẻ bảo hiểm y tế hoặc chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân. Đây là ứng dụng mang tính toàn cầu, giúp xác định các yêu cầu của mỗi quốc gia đối với hành khách trong giai đoạn Covid-19, đảm bảo kết quả xét nghiệm tin cậy của hành khách. (Vietnam Airlines, Tạp chí VNA Spirit số tháng 2, 2021)

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 mới đây, Bộ Y tế đưa ra 3 phương án thực hiện hộ chiếu vaccine. Trong đó, nhóm đối tượng thứ nhất là người Việt Nam bị mắc kẹt ở nước ngoài. Nhóm đối tượng thứ hai là những người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh. Nhóm đối tượng thứ ba là khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, phương án triển khai cụ thể hộ chiếu đặc biệt này vẫn chưa có chính thức do Bộ Y tế cùng nhiều cơ quan vẫn đang trao đổi, xây dựng phương án, xem xét triển khai áp dụng với quốc gia nào, áp dụng đa phương, song phương hay đồng thuận giữa các nước, áp dụng với vaccine nào và cách ly ra sao. (Nguyên, 2021)

Định hướng truyền thông của VNA năm 2021 tiếp tục duy trì thông tin về dịch bệnh Covid-19 cũng như những khó khăn của VNA. Kế hoạch hoạt động bao gồm (1) hưởng ứng chủ trương lớn của chính phủ về khôi phục, thúc đẩy kinh tế quốc gia, vùng miền, kích cầu du lịch; (2) tổ chức các hoạt động tương tác, lựa chọn các Đại sứ thương hiệu, review trải nghiệm dịch vụ của VNA. Song song với đó hãng cũng định vị thương hiệu “Hãng hàng không quốc tế hướng tới 5 sao” bằng thông điệp “Experience to to New. Begin with us”.

VNA cũng đẩy mạnh các chiến dịch hợp tác với các công ty truyền thông lớn như VTV hay VnExpress và VCCorp để tăng cường sự hiện diện thương hiệu hãng. Hoạt động hợp tác giữa VNA Group và VTV sẽ được đánh dấu bằng chương trình talkshow series “chào tương lai” chung tay thay đổi để tạo nên một giấc mơ Việt Nam, một tương lai Việt Nam. Hình thức của chương trình là talkshow trực tiếp, mang tính nghị sự được chiếu ở khung giờ vàng sau thời sự 19h với sự tham gia của các khách mời là lãnh đạo chính phủ, các Bộ ban ngành và địa phương.

Trong khi đó hoạt động hợp tác VNA và các media lớn như VNExpress, VCCorp được thực hiện bằng chương trình lớn là kết nối du lịch địa phương thông qua các giải chạy Marathon toàn quốc. VNA sẽ xây dựng gói bán riêng cho giải VnExpress Marathon và bán vé máy bay đi lại cho ban tổ chức; đổi lại logo/đại diện của hãng xuất hiện trong chương trình tọa đàm/workshop kích cầu du lịch của VNExpress. Các phương tiện quảng cáo truyền thông được hãng sử dụng bao gồm Heritage, Heritage Fashion, VNA Spirit; TV trên máy bay; màn LED, banner tỉnh/thành phố.

3.2. Dự báo và một số chiến lược phát triển thị trường vận tải hành khách nội địacủa Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026 (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w