Hệ thống phân phối

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026 (Trang 86 - 87)

(1) Điểm mạnh:

- Hệ thống bán xuất hiện trên khắp trên cả nước (48 tỉnh/thành phố), nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh là VJ (44), QH (45); giúp hãng tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng ở khu vực không phải thành phố chính hơn.

- Chế độ ưu đãi và chính sách chiết khấu thương mại của VNA hấp dẫn các đại lý – vốn đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu hãng hàng không cho khách hàng thường xuyên của mình; từ đó thúc đẩy việc các đại lý xu hướng bán nhiều hơn cho VNA trong khi đó VJ có chính sách chi phí thấp, không có hoa hồng hay chiết khấu cho đại lý.

- Nhiều công nghệ bán hiện đại được áp dụng đã nâng cao hiệu suất và chất lượng dịch vụ như: quản lý đặt giữ chỗ tự động, tính giá xuất vé tự động, quản thị doanh thu hành khách, thương mại điện tử…

- Hệ thống bán website/app có thêm nhiều chức năng hiện đại phù hợp nhu cầu khách hàng như dữ liệu số được tăng cường bảo mật, quyền kiểm soát của khách hàng đối với dữ liệu cá nhân và tính minh bạch trong việc sử dụng dữ liệu được cải thiện; tốc độ website được cải thiện, rút ngắn đáng kể thời gian chờ đợi của khách hàng khi thao tác trên website; danh sách các tên miền (domain) được mở rộng, cơ sở pháp lý và điều khoản sử dụng trên website được củng cố.

- Kênh bán OTA có khả năng bảo phủ thị trường không giới hạn; có khả năng phân tích và tiếp cận theo hướng cá nhân hóa từng khách hàng; có khả năng tiếp cận các khách hàng tiềm năng mới thông qua khả năng tích hợp sản phẩm của VNA với các sản phẩm du lịch khác.

(2) Điểm yếu:

- Hệ thống đại lý xuất hiện tại nhiều tỉnh thành nhưng số lượng vẫn thua các đối thủ VJ, QH cũng như vẫn tập trung nhiều tại các thành phố lớn do chưa có nhiều

chính sách khuyến khích mở đại lý tại các thành phố nhỏ hơn, các đại lý cấp 2 xuất hiện nhưng tính chuyên nghiệp không cao, đôi khi xảy ra hiện tượng không minh bạch trong xuất vé cho khách, ảnh hưởng đến hình ảnh của hãng.

- Kênh website vẫn còn chậm hơn so với các đối thủ, một phần là do kết nối đường truyền với nhà cung cấp dịch vụ hàng không chính của VNA là Sabre Inc. (Dallas, Mỹ) còn hạn chế. Điều này làm cho hoạt động mua vé online chưa tiếp cận được nhiều khách hàng, ngay cả những khách hàng có trình độ công nghệ cao, dẫn đến còn nhiều khách hàng phải ra phòng vé để xuất vé, trả tiền vì các giao dịch trên website chưa thành công.

- Các hoạt động bán của VNA còn chưa đa dạng, hấp dẫn trong khi đó các hãng khác đã triển khai rất nhiều chương trình bán kết hợp. VNA mới chỉ có một số chương trình bán kết hợp hoạt động xúc tiến thương mại như: chương trình “Chào mặt trời” (với Hiệp hội Du lịch Việt Nam); combo “Bay về phía mặt trời” (với Sun Group); chương trình “Bay đẳng cấp, nghỉ siêu đẳng” (với Vingroup)

- Mức chiết khấu thương mại của các đại lý OTA vẫn đang thấp hơn nhiều so với mức trung bình dành cho các đại lý truyền thống trong khi doanh thu chiếm tỉ lệ không nhỏ. Các chương trình marketing của VNA đang được triển khai tới các đại lý OTA còn chưa được hiệu quả do nhiều yếu tố như: thời gian triển khai quá gấp, thời gian chương trình quá ngắn; chưa phù hợp với nền tảng marketing online và các văn phòng khu vực không có đủ nguồn lực để hợp tác marketing với OTA.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026 (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w