Tình hình ngành hàng không trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026 (Trang 75 - 79)

2.5.1.1. Tình hình ngành hàng không thế giới

Đầu năm 2020, tình hình hàng không thế giới bắt đầu khá ảm đạm với việc thị trường Trung Quốc đóng cửa từ ngày 23/1 và tiếp theo đó là lệnh cấm đi lại từ châu Âu đến Mỹ và nhiều quốc gia khác trong vòng 1 tháng do phát hiện dịch Covid-19. Theo thống kê sơ bộ đến ngày 15/4, nhu cầu vận tải hàng không đã giảm mạnh với hơn 2/3 trong số 22.000 máy bay chở khách tuyến chính trên toàn thế giới không hoạt động. Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất với ít hơn 15% số máy bay hoạt động, so với 45% ở Bắc Mỹ và 49% ở Châu Á. (IATA, Annual Review 2020, 2020)

Hình 2.2: Mật độ đường bay trên thế giới tháng 4/2020 SSCK 2019

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020 của IATA

Kết thúc năm 2020, IATA cho biết, đại dịch Covid-19 đã khiến doanh số ngành hàng không lỗ khoảng 510 tỷ USD (từ 838 tỷ USD năm 2019 xuống còn 328 tỷ USD) khiến các hãng hàng không đã cắt giảm chi phí 365 tỷ USD (từ 795 tỷ USD năm 2019 xuống còn 430 tỷ USD) vào năm 2020.

Tất cả các thông số hoạt động chính trong kinh doanh vận tải hành khách trên thế giới đều giảm, cụ thể:

(1) Số lượng hành khách giảm mạnh xuống khoảng 1,8 tỷ (giảm 60,5% so với 4,5 tỷ hành khách vào năm 2019). Con số này thấp tương đương với lượng hành khách được vận chuyển vào năm 2003.

(2) Doanh thu từ hành khách giảm xuống khoảng còn 191 tỷ USD, chưa bằng một phần ba trong số 612 tỷ USD kiếm được vào năm 2019. Điều này phần lớn bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm 66% nhu cầu của hành khách. Thị trường quốc tế bị ảnh hưởng nặng nề đáng kể với nhu cầu giảm 75%.

(3) Sự suy giảm hơn nữa được thể hiện qua sản lượng hành khách khoảng giảm 8% so

với năm 2019 và hệ số tải hành khách yếu, dự kiến là 65,5%, giảm so với mức 82,5% được ghi nhận vào năm 2019, mức thấp nhất được thấy lần cuối vào năm 1993. (IATA, Deep Losses Continue Into 2021, 2020)

Cùng chung nhận định với IATA, ICAO cũng cho rằng 2020 là một năm suy giảm chưa có tiền lệ trong lịch sử ngành hàng không. Theo ước tính, các chỉ số của

lưu lượng hành khách quốc tế năm 2020 đều giảm so với 2019: giảm tổng thể 50% số ghế cung ứng của các hãng hàng không; giảm 2.699 triệu lượt khách (-60%), thiệt hại khoảng 371 tỷ USD tổng doanh thu hoạt động của các hãng. (ICAO, 2021)

Trong đó:

(1) Lưu lượng hành khách quốc tế giảm tổng thể 66% số ghế cung ứng; 1.376 triệu hành khách (giảm 74%), thiệt hại khoảng 250 tỷ USD doanh thu;

(2) Lưu lượng hành khách nội địa giảm tổng thể 38% số ghế cung ứng; 1.323 triệu hành khách (giảm 50%), thiệt hại khoảng 120 tỷ USD doanh thu.

Biểu đồ 2.7: Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến ngành hàng không thế giới

Nguồn: Effects of Novel Coronavirus (COVID‐19) on Civil Aviation: Economic Impact Analysis Report, ICAO, 2021

Để giải quyết tình trạng khủng hoàng trầm trọng hiện nay, chính phủ các nước trên thế giới đã có nhiều biện pháp hỗ trợ tài chính rất đa dạng nhằm giúp các hãng tồn tại như cho vay, trợ cấp lương lao động, bảo lãnh vay, bổ sung nguồn vốn, hỗ trợ thuế vé máy bay, thuế doanh nghiệp, trợ cấp theo đường bay hoạt động, bơm tiền mặt, giảm thuế nhiên liệu bay... với tổng giá trị lên tới 123 tỷ USD.

IATA nhận định, ngành hàng không thế giới sẽ cần hỗ trợ khoảng 250 tỷ USD để khắc phục hậu quả. Hiện nay 3 nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương

“giải cứu” rất lớn cho ngành hàng không, đứng đầu là Singapore – 11 tỷ USD (trong khi doanh thu hãng hàng không của họ chỉ là 13 tỷ USD); tiếp đó là Nhật Bản – 9,5 tỷ USD (khoảng 22% mức doanh thu của các hãng hãng không khoảng 89 tỷ USD), thứ 3 là Hàn Quốc, hơn 2 tỷ USD. (IATA, Government Aid, 2020)

2.5.1.2. Tình hình ngành hàng không Việt Nam

Sau nhiều năm liên tục tăng trưởng 2 con số, năm 2020, do ảnh hưởng chưa từng thấy của dịch Covid-19, thị trường vận tải hàng không Việt Nam quay đầu giảm mạnh so với các năm trước: Thông qua các cảng hàng không, lượng hành khách ước đạt 66 triệu và 1,3 triệu tấn hàng hóa, giảm tương ứng 43,4% về hành khách và 15,6% về hàng hóa so với năm 2019. Ước tính, các hãng hàng không Việt Nam đã phải gánh khoản lỗ trên 18.000 tỷ đồng từ hoạt động vận tải hàng không và doanh thu giảm khoảng 100.000 tỷ đồng so với năm 2019. (Long, 2021)

Bảng 2.14: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 của VNA

Đơn vị tính 2019 2020 2020/2019 (%)

Chuyến bay Nghìn chuyến 146,2 95,8 -35,5

Khách vận chuyển Triệu lượt khách 22,9 14,1 -38,3

Khách vận chuyển nội địa Triệu lượt khách 13,8 12,6 -8.6 Khách vận chuyển quốc tế6 Triệu lượt khách 9,1 1,5 -81.5 Hàng hóa, bưu kiện vận

chuyển Nghìn tấn 348 196 -45,7

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020 của VNA

Tác động của dịch bệnh đối với tình hình tài chính của VNA cũng rất nặng nề: doanh thu 2020 chỉ đạt 33.266 tỷ đồng, lỗ 8.743 tỷ đồng. Doanh thu hợp nhất của VNA Group trong năm 2020 giảm còn 42.280 tỷ đồng, lỗ hợp nhất trước thuế là - 10.881 tỷ đồng. Các chỉ tiêu về sản lượng khách và hàng hóa đều giảm mạnh so với

năm 2019: lần lượt là 38,3% (trong đó khách nội địa giảm 8,6% và khách quốc tế giảm tới 81,5%) và 45,7%. (Vietnam Airlines, Báo cáo thường niên 2020, 2021).

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026 (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w