Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026 (Trang 70 - 73)

Kể từ năm 2007, đã có 5 hãng hàng không tư nhân liên tiếp ra đời và cùng tham gia vào sân chơi thị trường vận tải hàng không và cạnh tranh trực tiếp với VNA, tuy nhiên hiện nay hãng chỉ còn 2 đối thủ cạnh tranh lớn nhất đó là:

2.4.3.1. Hãng Vietjet Air (VJ)

Thành lập vào tháng 11/2007 và là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Trải qua nhiều rắc rối về thương hiệu cũng như một số vấn đề liên quan đến mua bán cổ phần, nhân sự và đội bay…, sau hơn 4 năm, hãng mới thực hiện chuyến bay đầu tiên khai thác hành trình SGN-HAN. Mặc dù xuất phát điểm còn nhiều khó khăn nhưng với chiến lược cạnh tranh giá siêu rẻ, hãng đã tiếp cận được thị phần lớn khách hàng tiềm năng đó là tầng lớp người thu nhập thấp và nhạy cảm về giá.

Mạng đường bay của hãng cũng phát triển khi vươn tới 20 sân bay nội địa. Đội tàu bay của hãng cũng tăng đáng kể từ 3 chiếc ban đầu lên tới hơn 80 chiếc máy bay hiện nay và cạnh tranh quyết liệt với VNA tại thị trường nội địa. (Trung, 2019)

2.4.3.2. Hãng Bamboo Airways (QH)

Hãng Bamboo Airways được thành lập theo quyết định ngày 9/7/2018 và được cấp phép bay vào ngày 12/11/2018. Đội tàu bay của hãng hiện tại là 28 chiếc, ban đầu chỉ gồm các loại máy bay thân hẹp, tuy nhiên đến cuối năm 2019, hãng đã đón chiếc tàu bay khổng lồ Boeing 787-9 Dreamliner 300 chỗ đầu tiên – loại máy bay duy nhất chỉ có ở VNA đang có hiện nay trên thị trường nội địa. Sau 1 năm cất cánh, hãng đã khai thác 20 đường bay nội địa và vận chuyển hơn 2 triệu lượt khách. Hãng cũng dự kiến mục tiêu chiếm 30% thị phần nội địa và đội bay 50 tàu, trong đó 12 chiếc Boeing 787-9 Dreamliner. (Bamboo Airways, 2019)

Như vậy trong giai đoạn 2015-2019, thị trường nội địa có sự cạnh tranh gay gắt giữa VNA và VJ cùng QH. VJ được định vị là hãng hàng không giá rẻ, trong khi đó QH hoạt động theo mô hình hãng hàng không lai ghép giữa mô hình hàng không giá rẻ và hàng không truyền thống. Sự cạnh tranh quyết liệt của hãng hàng không giá rẻ đối với phân khúc khách hàng thu nhập thấp như VJ làm gia tăng rủi ro suy giảm thị phần VNA, cụ thể ở các mặt như sau:

1. Hệ thống sản phẩm

Bảng 2.13: Đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam tính đến hết 2019

Loại tàu VN 0V BL VJ QH

AT7 6 2

Thân hẹp 67 18 75 19

Thân rộng 28 3

Tổng 101 2 18 75 22

- Đội tàu bay: Với đội tàu bay gồm 101 chiếc, VNA có năng lực vượt trội so với 2 đối thủ còn lại là VJ và QH trong việc đáp ứng nhu cầu vận tải khách hàng ngày càng cao. Tuy nhiên với việc liên tục bổ sung các tàu bay mới với tốc độ rất nhanh, VJ và QH sẽ sớm vượt qua VNA. (Cục Hàng Không, 2020)

- Đường bay: do thị trường nội địa Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển, mới chỉ có 22 sân bay trên khắp cả nước nên mạng đường bay của VJ và QH cũng sẽ sớm bắt kịp VNA nếu phát triển tốc độ bùng nổ như hiện nay.

- Tải cung ứng và thị phần: đã nêu ở mục 2.3.1.3

2. Hệ thống giá cước: Việc có nhiều hãng tham gia khai thác thị trường hàng không nội địa dẫn đến tình trạng dư thừa tải cung ứng, tăng trưởng tải vượt quá tăng trưởng nhu cầu và sức mua, khiến cho các hãng hàng không buộc phải tranh giành khách, bán vé dưới giá thành, đặc biệt là các hãng hàng không giá rẻ muốn xâm nhập thị trường nhanh chóng, do vậy mà các hãng truyền thống như VNA khó có thể theo kịp tốc độ, dễ bị đánh mất thị phần do khách hàng nội địa có tâm lý nhạy cảm về giá. Bằng việc tung ra nhiều chương trình khuyến mại với mức giá rất thấp như chương trình giá vé 0đ chưa bao gồm thuế phí, VJ đã nhanh chóng chiếm lấy thị phần khách hàng tiềm năng từ của VNA.

3. Hệ thống phân phối: Tuy VNA có hệ thống đại lý xuất hiện ở 48 tỉnh/thành phố, nhiều hơn 2 đối thủ còn lại là VJ (44 tỉnh) và QH (45 tỉnh) nhưng tổng số lượng đại lý lại kém xa VJ (1200 đại lý) và QH (1100 đại lý). Đặc biệt có 15 tỉnh/thành phố chưa có đại lý VNA nhưng trong đó 05 đơn vị đã có sự hiện diện của QH, VJ đó là Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bình Phước, Hậu Giang. Sự phát triển rộng khắp hệ thống phân phối của VJ, QH khiến VNA cần phải chú trọng hơn đến hoạt động phát triển đại lý của mình. Bên cạnh đó, với ưu thế của một hãng LCC, VJ có kênh bán online, đặc biệt là website rất phát triển, tốc độ xử lý nhanh và mượt hơn hẳn VNA. 4. Chất lượng dịch vụ: là một hãng LCC, VJ buộc phải cắt giảm chi phí tối đa

nên những dịch vụ như đồ ăn nhẹ, hành lý miễn cước, giải trí trên máy bay không bao gồm trong giá vé, vì vậy đây là một lợi thế mạnh của hãng FSC như VNA.

5. Quảng cáo truyền thông: Do sản phẩm của các hãng hàng không tại thị trường nội địa Việt Nam không quá khác biệt nên đòi hỏi các hãng phải liên tục phải đổi mới sáng tạo, đưa ra các chiến lược quảng cáo, tiếp thị, các sản phẩm bổ trợ để tăng tạo ra sự khác biệt, nếu không, tại thị trường nhạy cảm về giá, khách hàng có xu hướng chọn vé rẻ hơn. Có thể nói đội ngũ marketing của VJ đã rất sáng tạo khi thực hiện nhiều chiến dịch marketing gây tranh cãi nhưng cũng hiệu quả khi đưa tên tuổi của hãng nhanh chóng nổi tiếng trên thế giới. (Payne, 2014) Đây là một lợi thế mà không phải hãng nào cũng có được, đặc biệt là với VNA với định vị là hãng hàng không quốc gia, cần tránh những hình ảnh quảng cáo gây tranh cãi.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w